CHƢƠNG III : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5 Nguồn thông tin
Phân tích dữ liệu sơ cấp: Số liệu từ phiếu trực tiếp thực hiện phỏng vấn các nam thanh niên (độ tuổi từ 16 đến 30) đang sinh sống, học tập và làm việc tại các xã, thị trấn và thành phố trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tổng số người được phỏng vấn có đầy đủ thơng tin để sử dụng trong phân tích là n = 203.
Phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp: căn cứ vào số liệu, thống kê, báo cáo của các ngành, các cấp có liên quan như Văn phịng Chương trình Phịng chống tác hại của thuốc lá, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế; cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang; và sách báo, tạp chí.
3.6 Tóm tắt chƣơng III
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và phát triển thang đo. Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu lý thuyết.
Mơ hình nghiên cứu của luận văn được xây dựng chủ yếu dựa vào mơ hình lý thuyết hành vi dự định của Ajzen, các mơ hình nghiên cứu của Gaston Godin và cộng sự (1992), Deepak Pauldel (2003).
Các kỹ thuật phân tích chính như phân tích nhân tố (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc của nam thanh niên trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Mỗi phương pháp thu thập và phân tích số liệu đều có ưu nhược điểm của nó và thích hợp cho những trường hợp cụ thể, không có phương pháp nào chính xác hoàn toàn. Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp nào cũng phải đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của nghiên cứu (sig ≤ 0,05).
Đề tài áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện trên cả hai khu vực thành thị, nông thôn và trên nhiều đối tượng nam thanh niên khác nhau. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa theo các bảng câu hỏi của tổ chức WHO có thơng qua khảo sát định tính, thu thập ý kiến để chỉnh sửa và tiến hành phỏng vấn thử trước khi phỏng vấn chính thức.
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nội dung các chương I, II, III đã tập trung mô tả tổng quan về báo cáo, cụ thể về mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu của đề tài và hệ thống các cách thức tiếp cận dữ liệu đảm bảo độ tin cậy của báo cáo phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Trọng tâm của chương này nhằm phân tích hiện trạng hút thuốc của thanh niên trong mẫu nghiên cứu hiện nay trên địa bàn nghiên cứu, tập trung vào các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu đã nêu ở phần trên. Qua đó, đưa ra hệ thống các kết luận và hướng đến một số đề xuất các giải pháp cho tình trạng hút thuốc hiện nay.
4.1 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
Tiền Giang là tỉnh thuộc miền Trung Nam Bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây – Nam. Tỉnh có thành phố Mỹ Tho, thị xã Gị Cơng, thị xã Cai Lậy và 8 huyện gồm: Chợ Gạo, Gị Cơng Tây, Gị Cơng Đơng, Tân Phước, Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phú Đông. Với 173 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 144 xã, 22 phường và 7 thị trấn, Tỉnh có diện tích 2.367 km2, có 32 km bờ biển, dân số hơn 1.700.000 người. Trên địa bàn, có nhiều dân tộc an hem cùng sinh sống như Kinh, Hoa, Khơme,… trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số.
4.2 Mô tả mẫu khảo sát và hiện trạng sơ bộ về bộ mẫu khảo sát
Theo tổng kết từ phương pháp nghiên cứu, phục vụ cho việc viết báo cáo, tác giả đã tiến hành khảo sát đối tượng thanh niên trên địa bàn, số liệu sau cùng của 203 trường hợp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được sử dụng để phân tích và kết quả khảo sát như sau:
4.2.1 Thông tin của ngƣời đƣợc khảo sát
Địa bàn khảo sát: 33% tập trung ở các phường của thành phố Mỹ Tho; 37,4% tập trung tại các xã và 29,6% tập trung tại các thị trấn thuộc các huyện trên địa bàn (xem hình 4.1).
Hình 4.1: Nơi sinh sống của người được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203
Dân tộc: phần lớn các trường hợp được khảo sát là người Kinh, phù hợp với tỷ lệ dân tộc Kinh chiếm đa số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tổng số người Kinh được khảo sát trong báo cáo 98,5%, dân tộc Hoa 1% và 0,5% là các dân tộc khác trên địa bàn.
Nghề nghiệp của thanh niên: các nghề nghiệp của thanh niên trong mẫu điều tra khá phong phú, đa dạng các đối tượng, hướng đến phân tích đầy đủ nam thanh niên đã và đang hút thuốc trên địa bàn tỉnh hiện nay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của báo cáo, với quy mô khảo sát tập trung cho việc hút thuốc của giới trẻ, nghiên cứu thực trạng khởi đầu hút thuốc, tác giả tập trung cao cho tỷ lệ hút thuốc là đối tượng trẻ, trí thức, là đối tượng sinh viên, học viên hiện nay. Tỷ lệ khảo sát đối tượng là sinh viên, học viên chiếm 25,1% trong mẫu khảo sát, chiếm vị trí cao thứ hai, thứ ba và thứ tư là đối tượng đang làm việc trong khu vực nhà nước 14,3%, công nhân 13,8% và nơng dân 11,8%. Các nam thanh niên cịn lại rải đều ra cho các nghề nghiệp khác gồm: Buôn bán kinh doanh, kỹ sư, bác sĩ và các đối tượng hoạt động tự do khác (xem hình 4.2).
Hình 4.2: Nghề nghiệp của người được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203
Trình độ học vấn: tỷ lệ lớn người được khảo sát có trình độ trung học cơ sở 26,6% (54 người); trung học phổ thông 24,1% (49 người); trung cấp 20,2% (41 người), (xem hình 4.3).
Hình 4.3: Trình độ học vấn của người được khảo sát
Tôn giáo: Trong mẫu điều tra 29% đối tượng theo đạo phật, 3% theo đạo cơng giáo và 68% cịn lại là các loại tôn giáo khác.
Tình trạng tham gia các đoàn thể: theo mẫu khảo sát, 27% đối tượng hiện đang tham gia vào tổ chức đồn thanh niên, 2% tham gia vào tổ chức cơng đồn và trên 70% cịn lại, các đối tượng tham gia vào các tổ chức khác như hội nông dân,… và các tổ chức khác.
(chi tiết kết quả xem Phụ lục 3: Thông tin của người được khảo sát).
4.2.2 Hiện trạng hút thuốc của nam thanh niên Tiền Giang hiện nay
Tình trạng hút thuốc: tình trạng hút thuốc được phân theo từng nhóm nam thanh niên có các hiện trạng hút thuốc khác nhau. Trong đó, theo mẫu khảo sát, đa phần những người được khảo sát hiện đang hút thuốc, tỷ lệ này chiếm 43,8%, chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là những người khơng thường xun hút thuốc, nhưng có sử dụng thuốc lá vài lần. Các hiện trạng hút thuốc khác chiếm tỷ lệ không cao trong mẫu khảo sát (xem hình 4.4).
Hình 4.4: Tình trạng hút thuốc của người được khảo sát
Nghiên cứu về mức độ thường xuyên hút thuốc của nam thanh niên, báo cáo phân chia tần suất thành nhiều mức độ khác nhau: Từ khá nhiều lần trong ngày, nam thanh niên có sử dụng thuốc lá, cho đến các trường hợp khác là có tham gia nhưng mức độ, tần suất không cao. Theo kết quả nghiên cứu, 12,3% (25 người) nam thanh niên có sử dụng thuốc lá ở mức độ cao, khá nhiều lần trong ngày, các đối tượng có tham gia và sử dụng thuốc lá, 6,4% (13 người) là các đối tượng có tham gia hút thuốc nhưng mức độ thấp hơn, tần suất tham gia ít nhất một lần/tuần. Chiếm tỷ lệ cao là các nam thanh niên tham gia ở mức cường độ khá thưa trong việc hút thuốc với tần suất ít nhất một lần/ tháng chiếm tỷ lệ 55,2% (112 người). Đối với các đối tượng chỉ hút vài tháng 1 lần cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 15,3% (31 người). Kết quả trên cho thấy, phần đông nam thanh niên tại Tiền Giang có mật độ hút thuốc không cao. Tuy nhiên, đối với những đối tượng hút thuốc hàng ngày, mỗi ngày hút nhiều lần hiện nay với tỷ lệ trên 12% cũng có thể khẳng định, Tiền Giang đang tồn tại hiện trạng hút thuốc với mức độ cao (xem hình 4.5).
Hình 4.5: Mức độ thường xuyên hút thuốc của người được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203
Báo cáo cũng đặt trong một hoàn cảnh khá phổ biến hiện nay, trong môi trường xã giao làm việc với môi trường sống khá thân thiện tại Việt Nam. Hướng
đến khu vực Nam bộ, đặc biệt là vùng đồng bằng sơng Cửu Long, trong đó có tỉnh Tiền Giang, trong nguyên tắt giao tiếp, một văn hóa đã hình thành từ lâu đời đối với người dân nơi đây là tình trạng mời thuốc lá. Tác giả đã đưa các nam thanh niên đến trường hợp có bạn thân mời thuốc lá, các xử trí của người khảo sát trong trường hợp này sẽ như thế nào? Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng khó nói lời chối từ, chắc chắn chấp nhận chiếm 43,8%, một tỷ lệ khác cao. Kết quả này kết hợp với tần suất hút thuốc trên cho thấy, khả năng chấp nhận hút thuốc của nam thanh niên tại nơi đây là khá cao, nghĩa là các đối tượng này vẫn có khả năng hút thuốc, hút thuốc được, kết hợp với mơi trường văn hóa địa phương, khó từ chối khi người khác có nhã ý mời thuốc. Vì vậy, có khả năng, bản thân đối tượng khơng hút thuốc, nhưng trong hồn cảnh có người mời, nam thanh niên vẫn có thể hút được, nhưng trong số đó, các đối tượng có mật độ hút cao thường xuyên là không cao. Mặt khác, một tỷ lệ lớn các nam thanh niên khẳng định ở mức độ dè dặt hơn “có lẽ sẽ hút” cũng chiếm tỷ lệ khá cao với tỷ lệ 38,4%. Phần còn lại, từ chối và nhất định không chạm đến thuốc lá lần lượt chiếm 4,9% và 5,9% (xem hình 4.6).
Hình 4.6: Khả năng hút khi được bạn thân mời thuốc lá của người được khảo sát
Những dự định về hút thuốc của nam thanh niên trong tương lai, cụ thể là trong khoảng thời gian 12 tháng tới. Kết quả khảo sát chỉ ra, có 39,9% khẳng định là chắc chắn sẽ hút, 34,0% cho rằng có lẽ sẽ hút,… Kết quả trên trong thực tế, phối hợp với các thông tin trên cho thấy, trong thực tế, chủ định của đối tượng thực tế là không hướng đến việc hút thuốc, nhưng vẫn khẳng định sẽ có tham gia hút thuốc trong 12 tháng tới là xét trong môi trường hiện nay, các yếu tố tác động đến hút thuốc đơi khi khơng phải xuất phát từ chính nhu cầu của chính họ, việc hút thuốc có khả năng xuất phát từ một nhân tố bên ngồi, do mơi trường giao tiếp trong cơng việc, hoặc trong một hồn cảnh mà họ khó từ chối cho việc hút thuốc hiện nay (xem hình 4.7).
Hình 4.7: Dự định về khả năng hút thuốc của người được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203
Để nghiên cứu sâu hơn quá trình, hiện trạng hút thuốc của nam thanh niên, bảng câu hỏi có nêu tình huống đặt người được phỏng vấn trong bối cảnh có thể sẽ khơng có trong mơi trường giao tiếp, khơng có trong mơi trường bị các yếu tố khác tác động đến việc hút thuốc. Ngay từ buổi sáng sau khi thức dậy, thời gian từ lúc thức dậy đến lúc hút điếu thuốc đầu tiên là sau bao lâu, với mức thời gian này càng ngắn, rõ ràng, đối tượng có ý định, dự định hút thuốc ngay từ chính nội bộ bản thân, không do các yếu tố tác động khác từ bên ngoài. Kết quả khảo sát cho thấy, 8,4%
nam thanh niên sẽ hút thuốc sau 30 phút, 6,9% sẽ hút sau 1 giờ. Kết quả khá phù hợp với những đối tượng có mật độ, tần suất sử dụng thuốc cao được đề cập ở phần trên. Đồng thời, gần 58,6% các đối tượng khẳng định, có thể sẽ hút sau 60 phút kể từ lúc thức dậy, trong khoảng thời gian này, sự xuất hiện của các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc hút thuốc của khách hàng đã xuất hiện. Vì vậy, phân tích việc hút thuốc trong bối cảnh này, cần phân tích đan xen, phối hợp với các điều kiện thơng tin khác (xem hình 4.8).
Hình 4.8: Thời gian hút điếu thuốc đầu tiên, sau khi thức dậy
Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203
(chi tiết kết quả xem Phụ lục 4: Hiện trạng hút thuốc của nam thanh niên Tiền Giang hiện nay).
4.2.3 Thái độ, niềm tin về việc bỏ hút thuốc lá
Nghiên cứu ghi nhận các ý định về việc bỏ thuốc, báo cáo hướng đến mật độ, tần suất định hướng bỏ thuốc của nam thanh niên. Mật độ bỏ thuốc càng cao, ghi nhận những trạng thái về suy nghĩ, nhìn nhận của chính đối tượng về tác hại của việc hút thuốc. Tuy nhiên, mật độ bỏ thuốc càng cao, cũng mô tả khả năng bỏ thuốc của chính đối tượng là khơng thành công trong việc bỏ thuốc. Kết quả khảo sát đã
cũng khá thống nhất với những đối tượng hút thuốc với tần xuất nhiều lần trong ngày, 26,1% những đối tượng đã khá nhiều lần có ý định bỏ thuốc, 41,9% đã một vài lần có ý định bỏ thuốc và 18,7% là khơng có ý định bỏ thuốc. Với kết quả trên, kết quả khảo sát đã cho thấy, phần lớn nam thanh niên đều có những ý định bỏ thuốc. Riêng trường hợp 18,7% khơng có ý định bỏ thuốc, cho thấy có một bộ phận nam thanh niên tham gia hút và chưa bao giờ có ý định từ bỏ thuốc (xem hình 4.9).
Hình 4.9: Ý định về bỏ thuốc lá của người được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203
Đặt trong hồn cảnh có sự quyết tâm bỏ thuốc, nghiên cứu xem xét khả năng thành cơng của nam thanh niên nếu như họ có quyết định mạnh trong việc bỏ thuốc và tỏ rõ sự quyết tâm trong việc bỏ thuốc. Theo kết quả khảo sát, 3,4% nam thanh niên cho rằng, vơ cùng khó khăn trong việc bỏ thuốc, rất bi quan trong việc bỏ thuốc và khả năng sẽ không thành công, 16,7% cho rằng sẽ khó thành cơng, 49,3% cho rằng có khả năng sẽ thành công, 28,6% cho rằng nhiều khả năng sẽ thành công và 2,0% cho rằng chắc chắn sẽ thành công. Kết quả trên khi phối hợp với các ý định bỏ thuốc của người được khảo sát, đối với các trường hợp rất nhiều lần có ý định bỏ thuốc, hơn 25% cho rằng sẽ rất khó khăn và vơ cùng khó khăn nếu như bỏ thuốc, hơn 48% có cái nhìn khả quan hơn và cho rằng bỏ thuốc có khả năng thành cơng nếu như
có sự quyết tâm. Một điểm đặc biệt, đối với các trường hợp khơng có ý định từ bỏ thuốc, trên 30% trong số này cho rằng, bỏ thuốc là vơ cùng khó khăn. Trong thực tế, những đối tượng này thuộc vào những người hút thuốc với cường độ cao, nhiều lần/ngày, khơng có ý định bỏ thuốc và cho rằng bỏ thuốc là vơ cùng khó khăn (chi tiết kết quả xem Phụ lục 5: Mối quan hệ giữa số lần định bỏ thuốc và cảm nhận bỏ thuốc sẽ thành công, thông qua kết quả kiểm định Chi bình phương).
Nghiên cứu sâu hơn về hành vi của nam thanh niên từ suy nghĩ, nhận thức đến những hành động trong hành vi thực tế của đối tượng là những người hút thuốc. Tác giả đặt ra bối cảnh rằng, trong 12 tháng qua, đã bao nhiêu lần đối tượng có ý định nhưng không hút thuốc. Thực tế, 34,5% trong số những nam thanh niên được khảo sát chưa thành công trong suy nghĩ và hành động không hút thuốc trong 12 tháng qua, 46,3% là những nam thanh niên có khả năng từ chối 1 lần và lũy kế, có trên 95,1% nam thanh niên chỉ có khả năng khơng hút thuốc khi có suy nghĩ, ý định về hút thuốc chỉ 5 lần trong 12 tháng qua. Bảng 4.1: Thống kê về ý định bỏ hút thuốc. Đặc điểm Số ngƣời Tỷ lệ cộng dồn Tỷ lệ Đã bao nhiêu lần anh có ý định bỏ thuốc lá Khơng có ý định từ bỏ 38 18,7 18,7 Một vài lần có ý định bỏ 85 41,9 60,6 Khá nhiều lần có ý định bỏ 53 26,1 86,7 Rất nhiều lần có ý định bỏ 27 13,3 100,0 Tổng cộng 203 100,0