Thái độ, niềm tin về việc bỏ hút thuốc lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thái độ và nhận thức đối với hành vi hút thuốc lá của nam thanh niên tỉnh tiền giang (Trang 50)

CHƢƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Mô tả mẫu khảo sát và hiện trạng sơ bộ về bộ mẫu khảo sát

4.2.3 Thái độ, niềm tin về việc bỏ hút thuốc lá

Nghiên cứu ghi nhận các ý định về việc bỏ thuốc, báo cáo hướng đến mật độ, tần suất định hướng bỏ thuốc của nam thanh niên. Mật độ bỏ thuốc càng cao, ghi nhận những trạng thái về suy nghĩ, nhìn nhận của chính đối tượng về tác hại của việc hút thuốc. Tuy nhiên, mật độ bỏ thuốc càng cao, cũng mô tả khả năng bỏ thuốc của chính đối tượng là khơng thành cơng trong việc bỏ thuốc. Kết quả khảo sát đã

cũng khá thống nhất với những đối tượng hút thuốc với tần xuất nhiều lần trong ngày, 26,1% những đối tượng đã khá nhiều lần có ý định bỏ thuốc, 41,9% đã một vài lần có ý định bỏ thuốc và 18,7% là khơng có ý định bỏ thuốc. Với kết quả trên, kết quả khảo sát đã cho thấy, phần lớn nam thanh niên đều có những ý định bỏ thuốc. Riêng trường hợp 18,7% khơng có ý định bỏ thuốc, cho thấy có một bộ phận nam thanh niên tham gia hút và chưa bao giờ có ý định từ bỏ thuốc (xem hình 4.9).

Hình 4.9: Ý định về bỏ thuốc lá của người được khảo sát

Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203

Đặt trong hồn cảnh có sự quyết tâm bỏ thuốc, nghiên cứu xem xét khả năng thành cơng của nam thanh niên nếu như họ có quyết định mạnh trong việc bỏ thuốc và tỏ rõ sự quyết tâm trong việc bỏ thuốc. Theo kết quả khảo sát, 3,4% nam thanh niên cho rằng, vơ cùng khó khăn trong việc bỏ thuốc, rất bi quan trong việc bỏ thuốc và khả năng sẽ không thành công, 16,7% cho rằng sẽ khó thành cơng, 49,3% cho rằng có khả năng sẽ thành công, 28,6% cho rằng nhiều khả năng sẽ thành công và 2,0% cho rằng chắc chắn sẽ thành công. Kết quả trên khi phối hợp với các ý định bỏ thuốc của người được khảo sát, đối với các trường hợp rất nhiều lần có ý định bỏ thuốc, hơn 25% cho rằng sẽ rất khó khăn và vơ cùng khó khăn nếu như bỏ thuốc, hơn 48% có cái nhìn khả quan hơn và cho rằng bỏ thuốc có khả năng thành cơng nếu như

có sự quyết tâm. Một điểm đặc biệt, đối với các trường hợp khơng có ý định từ bỏ thuốc, trên 30% trong số này cho rằng, bỏ thuốc là vơ cùng khó khăn. Trong thực tế, những đối tượng này thuộc vào những người hút thuốc với cường độ cao, nhiều lần/ngày, khơng có ý định bỏ thuốc và cho rằng bỏ thuốc là vơ cùng khó khăn (chi tiết kết quả xem Phụ lục 5: Mối quan hệ giữa số lần định bỏ thuốc và cảm nhận bỏ thuốc sẽ thành cơng, thơng qua kết quả kiểm định Chi bình phương).

Nghiên cứu sâu hơn về hành vi của nam thanh niên từ suy nghĩ, nhận thức đến những hành động trong hành vi thực tế của đối tượng là những người hút thuốc. Tác giả đặt ra bối cảnh rằng, trong 12 tháng qua, đã bao nhiêu lần đối tượng có ý định nhưng không hút thuốc. Thực tế, 34,5% trong số những nam thanh niên được khảo sát chưa thành công trong suy nghĩ và hành động không hút thuốc trong 12 tháng qua, 46,3% là những nam thanh niên có khả năng từ chối 1 lần và lũy kế, có trên 95,1% nam thanh niên chỉ có khả năng khơng hút thuốc khi có suy nghĩ, ý định về hút thuốc chỉ 5 lần trong 12 tháng qua. Bảng 4.1: Thống kê về ý định bỏ hút thuốc. Đặc điểm Số ngƣời Tỷ lệ cộng dồn Tỷ lệ Đã bao nhiêu lần anh có ý định bỏ thuốc lá Khơng có ý định từ bỏ 38 18,7 18,7 Một vài lần có ý định bỏ 85 41,9 60,6 Khá nhiều lần có ý định bỏ 53 26,1 86,7 Rất nhiều lần có ý định bỏ 27 13,3 100,0 Tổng cộng 203 100,0 Nếu quyết định bỏ thuốc trong 12 tháng tới, anh nghĩ sẽ thành công Nhất định sẽ thành công 4 2,0 2,0 Nhiều khả năng sẽ thành công 58 28,6 30,5 Có khả năng thành cơng 100 49,3 79,8 Rất khó thành cơng 34 16,7 96,6 Vơ cùng khó thành cơng 7 3,4 100,0 Tổng cộng 203 100,0

Trong 12 tháng qua, có bao nhiêu lần anh không hút thuốc trong q ngày

0 70 34,5 34,5 1 24 11,8 46,3 2 34 16,7 63,1 3 19 9,4 72,4 4 18 8,9 81,3 5 28 13,8 95,1 6 1 ,5 95,6 7 3 1,5 97,0 10 5 2,5 99,5 15 1 ,5 100,0 Tổng cộng 203 100,0

Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203

Khảo sát về những nhận thức của nam thanh nên về tác hại của việc hút thuốc: Tác giả muốn ghi nhận về những nhận thức của đa số bộ phận, kể cả những đối tượng đã, đang và chưa hút thuốc về những tác hại của việc hút thuốc đến với chính bản thân họ trong việc hút thuốc. Theo kết quả, khi đề cập đến tác hại của việc hút thuốc và việc giảm hút thuốc thì sức khỏe của chính họ sẽ được cải thiện thì 21,7% nam thanh niên cho rằng, họ không bao giờ nghĩ tới việc sẽ cải thiện sức khỏe nếu như bỏ thuốc, 35,5% cho rằng chỉ vài lần trước đây họ đã nghĩ việc bỏ thuốc sẽ giúp cải thiện được sức khỏe, 27,6% cho rằng đã nhiều lần nghĩ tới và 15,3% cho rằng đã rất nhiều lần nghĩ tới. Kết quả trên phản ánh, hiện tượng khá phổ biến trong đại đa số nam thanh niên là họ đều nhìn nhận ra những tác hại của việc hút thuốc và sẽ cải thiện được sức khỏe nếu như bỏ thuốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận khơng nhỏ nam thanh niên cực đoan không nghĩ đến việc bỏ thuốc và không cho rằng, việc bỏ thuốc sẽ có lợi cho sức khỏe của chính họ (xem hình 4.10).

Hình 4.10: Suy nghĩ về việc bỏ hút thuốc lá thì sức khỏe sẽ được cải thiện của người được khảo sát

Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203

Đánh giá về thái độ của những người quan trọng, có liên quan đến nam thanh niên có hút thuốc, ghi nhận thơng tin từ chính họ về thái độ của những người thân. Kết quả ghi nhận rằng, phần lớn những người thân, người quan trọng trong gia đình tỏ ra rất ủng hộ việc bỏ thuốc lá của nam thanh niên. Chỉ 10,8% trường hợp tỏ thái độ bàng quan trước hành vi hút thuốc của người thân (xem hình 4.11).

4.2.4 Ảnh hƣởng của thuốc lá đến sức khỏe và cộng đồng

Khảo sát những suy nghĩ về việc hút thuốc đối với cộng đồng: Gần 90% nam thanh niên có hút thuốc đều cho rằng, việc giải quyết vấn đề hút thuốc là đối với cộng đồng là quan trọng, trong số đó, trên 30% cho rằng việc giải quyết vấn đề hút thuốc trong cộng đồng là rất quan trọng. Chỉ 10,8% cho rằng, việc giải quyết là ít quan trọng, thậm chí là khơng quan trọng đối với cộng đồng (xem hình 4.12).

Hình 4.12: Suy nghĩ về mức độ quan trọng của việc giải quyết vấn đề hút thuốc lá của người được khảo sát

Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203

Đánh giá về thái độ hút thuốc của nam thanh niên đối với cộng đồng, đặc biệt là trong mơi trường có trẻ em, đa phần người hút thuốc đều cho rằng chỉ hút thuốc trong trường hợp hiếm khi có, hoặc khơng bao giờ có trẻ em, tỷ lệ này (cộng dồn cho hai trường hợp hiếm khi và khơng bao giờ) chiếm 79,3%. Ngồi ra, 19,7% cho rằng đôi khi, trong trường hợp hút thuốc có trẻ em và chỉ 1% những khách hàng hút thuốc cho rằng, phần lớn những trường hợp hút thuốc của họ đều có trẻ em và khơng quan tâm đến việc có trẻ em hay khơng khi chính bản thân mình hút thuốc.

Về hành vi hút thuốc của thanh niên trong phịng kín tại nhà - nơi mà những ảnh hưởng của thuốc lá đến người thân trong gia đình là khá cao, chỉ 34% người hút cho rằng, mình khơng bao giờ hút thuốc trong phịng kín tại nhà. Khoảng 64% nam

thanh niên có hành vi hút thuốc trong phịng kín hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ngay trong nhà.

Đánh giá tương tự trong cơ quan, nơi làm việc: gần 50% người hút thuốc cho rằng, sẽ không bao giờ hút thuốc trong phịng kín tại cơ quan, nơi làm việc. Phần còn lại cho rằng, thỉnh thoảng, trong phịng kín tại nơi làm việc, họ có hút thuốc theo tần xuất hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng (chi tiết kết quả xem Phụ lục 7: Ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe và cộng đồng).

Đánh giá về cảm nhận của nam thanh niên, khi hít phải khói thuốc lá có những ảnh hưởng, nguy hại đến đế sức khỏe hay không? Kết quả khảo sát cho thấy, cảm nhận của người được khảo sát đều cơng nhận rằng, việc hít phải khỏi thuốc của chính người hút thuốc thải ra sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hít, tỷ lệ này chiếm 76,4%, lũy kế chung, có trên 92% những người được khảo sát đều có cảm nhận chung về điều này. Chỉ 3,4% số người được khảo sát cho rằng, khơng hề có những ảnh hưởng, nguy hại đến sức khỏe đối với những người hít phải khói thuốc do người hút thuốc thải ra (xem hình 4.13).

Hình 4.13: Cảm nhận của người được khảo sát về tác hại của việc hít phải khói thuốc lá do người khác thải ra

Xét về yếu tố cộng đồng, nơi nam thanh niên đang sinh sống và hoạt động có các cảnh báo phù hợp về tác hại của việc hút thuốc. Trong tần suất 30 ngày qua, những cảnh báo về tác hại của việc hút thuốc có đến được với cộng đồng địa phương, nơi người hút thuốc đang sinh sống và và làm việc. Kết quả cho thấy, chỉ 11,8% số người được khảo sát không quan tâm đến những cảnh báo về sự nguy hại của thuốc lá. Phần lớn số người được khảo sát đều cảm nhận và thấy được những cánh báo về tác hại, những nguy hại của việc hút thuốc. Trong đó, chiếm đại đa số là cảm nhận những cảnh báo này một cách thường xuyên.

Những cảnh báo nguy hại trên bao thuốc: gần 70% những người được khảo sát cảm nhận và thấy rõ những cảnh báo nguy hại, những căn bệnh cụ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của bao thuốc đến người hút thuốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số thành phần là người hút thuốc tỏ ra không quan tâm, không để ý, không biết đến những cảnh báo những nguy hại này trong việc hút thuốc của chính mình.

Bảng 4.2: Các biện pháp giảm hút thuốc lá.

Đặc điểm Số

ngƣời Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

Trong 30 ngày qua, anh có thấy cảnh báo nguy hại về thuốc lá

Không bao giờ 24 11,8 11,8 Hiếm khi 14 6,9 18,7 Đôi khi 56 27,6 46,3 Thường xuyên 94 46,3 92,6 Luôn luôn 15 7,4 100,0 Tổng cộng 203 100,0

Trong 30 ngày qua, anh có thấy những cảnh báo nguy hại đến sức khỏe trên bao thuốc lá

Có 176 86,7 86,7 Không 13 6,4 93,1 Không biết 14 6,9 100,0 Tổng cộng 203 100,0

Thấy những cảnh báo nguy hại trên bao thuốc lá, anh có nghĩ đến việc bỏ thuốc lá

Có 141 69,5 69,5 Không 49 24,1 93,6 Không biết 13 6,4 100,0 Tổng cộng 203 100,0

Như vậy, mô tả chung về mẫu khảo sát cho thấy, khi phân ra các loại hình đối tượng khác nhau theo địa bàn, dân tộc, tôn giáo, ngành nghề…., loại đối tượng nào cũng có tham gia vào hút thuốc.

Ghi nhận về những cảm nhận và thái độ của những người hút thuốc đối với hiện trạng hút thuốc hiện nay, hiện trạng hút thuốc vẫn cịn khá phổ biến, tần suất hút thuốc có khả năng tiếp tục xuất hiện, không chỉ ở những người đang hút, những người có tiềm năng hút vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện. Nguyên nhân khơng chỉ do sở thích, mà cịn do những hồn cảnh nhất định có thể sẽ làm cho một số người khơng có sở thích cao về hút thuốc vẫn có thể tham gia vào vấn đề hút thuốc.

Về những nhận thức về tác hại, những ảnh hưởng đến sức khỏe của khơng chỉ người hút thuốc, mà cịn ảnh hưởng đến những người xung quanh, đến với cộng đồng đều được đa số người hút thuốc nhận thức được, nhưng những yếu tố khắc phục, những quyết tâm loại bỏ, từ bỏ việc hút thuốc còn khá nhạc đối với những người hút thuốc.

Về những hành vi nhằm ngăn chặng hút thuốc và giảm thiểu những ảnh hưởng của thuốc đối với người thân (trong nhà, cơ quan) và cộng đồng, một bộ phận lớn những người hút thuốc vẫn chưa đánh giá cao và có những hành động hoặc thường xuyên, hoặc thỉnh thoảng hoặc hiếm khi vẫn hút thuốc nơi phịng kín, nơi cơng cộng,….

4.2.5 Kết quả khảo sát đối với các biến định lƣợng

Về mức thu nhập chung của những người đã khảo sát về tình trạng hút thuốc, mức thu nhập bình quân chung của những người khảo sát đạt ở mức 2,9 triệu đồng/tháng, thu nhập cao nhất 15 triệu đồng. Gia đình của những người khảo sát có mức bình qn chung 4 thành viên, trong đó số nam bình qn chung là 2 thành viên, những người tham gia hút thuốc 0,9 thành viên (gần 1 thành viên). Nghĩa là bình quân, mỗi gia đình có 1 người hút thuốc. Số trẻ em bình quân mỗi gia đình 0,43, phổ biến là những gia đình đều có trẻ em. Độ tuổi bình qn khi bắt đầu hút thuốc là 17,5 tuổi, độ tuổi bắt đầu hút thuốc thấp nhất là 12 tuổi.

Giá cả bình quân của những loại thuốc được mọi người dùng bình quân 17 ngàn đồng, giá loại thuốc thấp nhất là 7 ngàn đồng, cao nhất 25 ngàn đồng, đây là các loại thuốc phổ biến được những người hút thuốc chọn hiện nay như Caraven, Jet, Bastos, 555, Hero, Vinataba, Mallboro, Seven, Capri, Esse,...

Số điếu thuốc hút bình quân mỗi ngày gần 11 điếu, người hút cao nhất bình qn hút 2 gói/ngày (tương đương 40 điếu thuốc/ ngày).

Như vậy, mô tả chung về những người hút thuốc hiện nay, tập trung và khá phổ biến, cỡ mẫu đã mô tả khá chân thực bức tranh về những người hút thuốc hiện nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong môi trường hiện nay.

Bảng 4.3: Mô tả mẫu dữ liệu đối với các biến định lượng.

Đặc điểm Tối thiểu Tối đa Trung bình Độ lệch chuẩn

Mức thu nhập

(Triệu đồng/tháng) 0 15.000 2.974,91 2.006,211 Tỷ lệ thu nhập (%) 0 100 31,66 23,486 Tổng số thành viên trong gia đình 1 7 4,01 1,217 Số nam trong gia đình 1 4 2,14 ,790 Trong đó: + Số trẻ em dưới 12 tuổi 0 3 ,43 ,644 + Số người đang hút thuốc 0 4 ,91 ,888 Số điếu hút/ngày 2 40 10,76 4,443 Tuổi lần đầu tiên hút thuốc 12 25 17,53 2,550 Giá loại thuốc đang sử dụng 7 25 17,55 2,968 Trong 12 tháng qua, có bao nhiêu lần

anh khơng hút thuốc trong q ngày 0 15 2,232 2,4536 Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203

4.2.6 Biện pháp giảm tiêu thụ và tác hại của thuốc lá

Đánh giá kết quả những giả định trong trường hợp giá thuốc tăng, cho thấy: nếu giá thuốc lá tăng 100% thì 62,4% cho rằng lượng tiêu thụ của người hút thuốc sẽ giảm nhiều, 26,9% cho rằng sẽ giảm và chỉ 10,8% cho rằng lượng thuốc lá hút của mình sẽ khơng thay đổi. Trong trường hợp giá thuốc lá tăng 50%, mức nhận định có phần thay đổi mạnh, trong đó: 11,7% cho rằng lượng tiêu thụ của người hút

thuốc sẽ giảm nhiều, 62,8% cho rằng sẽ giảm và 25,5% cho rằng lượng tiêu dùng thuốc lá sẽ không đổi. Tỷ lệ này tiếp tục thay đổi khi giá thuốc tăng 25%, chỉ 7,4% cho rằng lượng tiêu thụ của người hút thuốc sẽ giảm nhiều, 35,8% cho rằng sẽ giảm và 56,8% cho rằng lượng tiêu dùng thuốc lá sẽ không đổi.

Như vậy, tùy theo mức giá thuốc lá thay đổi, lượng tiêu thụ của người hút thuốc sẽ biến động khác nhau. Trong đó, biến động theo xu hướng giảm nhiều nhất khi giá thuốc tăng 100%, và giảm dần khi giá thuốc lá tăng ở mức độ thấp hơn.

Bảng 4.4: Thống kê lượng tiêu thụ thuốc lá khi giá thuốc tăng.

Đặc điểm ngƣời Số Tỷ lệ hợp lệ Tỷ lệ cộng dồn Tỷ lệ

Mức độ ảnh hƣởng nếu giá thuốc lá tăng 100%

Lượng tiêu dùng sẽ giảm nhiều 58 28,6 62,4 62,4 Lượng tiêu dùng sẽ giảm 25 12,3 26,9 89,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thái độ và nhận thức đối với hành vi hút thuốc lá của nam thanh niên tỉnh tiền giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)