CHƢƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Mô tả mẫu khảo sát và hiện trạng sơ bộ về bộ mẫu khảo sát
4.2.2 Hiện trạng hút thuốc của nam thanh niên Tiền Giang hiện nay
Tình trạng hút thuốc: tình trạng hút thuốc được phân theo từng nhóm nam thanh niên có các hiện trạng hút thuốc khác nhau. Trong đó, theo mẫu khảo sát, đa phần những người được khảo sát hiện đang hút thuốc, tỷ lệ này chiếm 43,8%, chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là những người khơng thường xun hút thuốc, nhưng có sử dụng thuốc lá vài lần. Các hiện trạng hút thuốc khác chiếm tỷ lệ không cao trong mẫu khảo sát (xem hình 4.4).
Hình 4.4: Tình trạng hút thuốc của người được khảo sát
Nghiên cứu về mức độ thường xuyên hút thuốc của nam thanh niên, báo cáo phân chia tần suất thành nhiều mức độ khác nhau: Từ khá nhiều lần trong ngày, nam thanh niên có sử dụng thuốc lá, cho đến các trường hợp khác là có tham gia nhưng mức độ, tần suất không cao. Theo kết quả nghiên cứu, 12,3% (25 người) nam thanh niên có sử dụng thuốc lá ở mức độ cao, khá nhiều lần trong ngày, các đối tượng có tham gia và sử dụng thuốc lá, 6,4% (13 người) là các đối tượng có tham gia hút thuốc nhưng mức độ thấp hơn, tần suất tham gia ít nhất một lần/tuần. Chiếm tỷ lệ cao là các nam thanh niên tham gia ở mức cường độ khá thưa trong việc hút thuốc với tần suất ít nhất một lần/ tháng chiếm tỷ lệ 55,2% (112 người). Đối với các đối tượng chỉ hút vài tháng 1 lần cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 15,3% (31 người). Kết quả trên cho thấy, phần đông nam thanh niên tại Tiền Giang có mật độ hút thuốc không cao. Tuy nhiên, đối với những đối tượng hút thuốc hàng ngày, mỗi ngày hút nhiều lần hiện nay với tỷ lệ trên 12% cũng có thể khẳng định, Tiền Giang đang tồn tại hiện trạng hút thuốc với mức độ cao (xem hình 4.5).
Hình 4.5: Mức độ thường xuyên hút thuốc của người được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203
Báo cáo cũng đặt trong một hoàn cảnh khá phổ biến hiện nay, trong môi trường xã giao làm việc với môi trường sống khá thân thiện tại Việt Nam. Hướng
đến khu vực Nam bộ, đặc biệt là vùng đồng bằng sơng Cửu Long, trong đó có tỉnh Tiền Giang, trong nguyên tắt giao tiếp, một văn hóa đã hình thành từ lâu đời đối với người dân nơi đây là tình trạng mời thuốc lá. Tác giả đã đưa các nam thanh niên đến trường hợp có bạn thân mời thuốc lá, các xử trí của người khảo sát trong trường hợp này sẽ như thế nào? Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng khó nói lời chối từ, chắc chắn chấp nhận chiếm 43,8%, một tỷ lệ khác cao. Kết quả này kết hợp với tần suất hút thuốc trên cho thấy, khả năng chấp nhận hút thuốc của nam thanh niên tại nơi đây là khá cao, nghĩa là các đối tượng này vẫn có khả năng hút thuốc, hút thuốc được, kết hợp với mơi trường văn hóa địa phương, khó từ chối khi người khác có nhã ý mời thuốc. Vì vậy, có khả năng, bản thân đối tượng khơng hút thuốc, nhưng trong hồn cảnh có người mời, nam thanh niên vẫn có thể hút được, nhưng trong số đó, các đối tượng có mật độ hút cao thường xuyên là không cao. Mặt khác, một tỷ lệ lớn các nam thanh niên khẳng định ở mức độ dè dặt hơn “có lẽ sẽ hút” cũng chiếm tỷ lệ khá cao với tỷ lệ 38,4%. Phần còn lại, từ chối và nhất định không chạm đến thuốc lá lần lượt chiếm 4,9% và 5,9% (xem hình 4.6).
Hình 4.6: Khả năng hút khi được bạn thân mời thuốc lá của người được khảo sát
Những dự định về hút thuốc của nam thanh niên trong tương lai, cụ thể là trong khoảng thời gian 12 tháng tới. Kết quả khảo sát chỉ ra, có 39,9% khẳng định là chắc chắn sẽ hút, 34,0% cho rằng có lẽ sẽ hút,… Kết quả trên trong thực tế, phối hợp với các thông tin trên cho thấy, trong thực tế, chủ định của đối tượng thực tế là không hướng đến việc hút thuốc, nhưng vẫn khẳng định sẽ có tham gia hút thuốc trong 12 tháng tới là xét trong môi trường hiện nay, các yếu tố tác động đến hút thuốc đơi khi khơng phải xuất phát từ chính nhu cầu của chính họ, việc hút thuốc có khả năng xuất phát từ một nhân tố bên ngồi, do mơi trường giao tiếp trong cơng việc, hoặc trong một hồn cảnh mà họ khó từ chối cho việc hút thuốc hiện nay (xem hình 4.7).
Hình 4.7: Dự định về khả năng hút thuốc của người được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203
Để nghiên cứu sâu hơn quá trình, hiện trạng hút thuốc của nam thanh niên, bảng câu hỏi có nêu tình huống đặt người được phỏng vấn trong bối cảnh có thể sẽ khơng có trong mơi trường giao tiếp, khơng có trong mơi trường bị các yếu tố khác tác động đến việc hút thuốc. Ngay từ buổi sáng sau khi thức dậy, thời gian từ lúc thức dậy đến lúc hút điếu thuốc đầu tiên là sau bao lâu, với mức thời gian này càng ngắn, rõ ràng, đối tượng có ý định, dự định hút thuốc ngay từ chính nội bộ bản thân, không do các yếu tố tác động khác từ bên ngoài. Kết quả khảo sát cho thấy, 8,4%
nam thanh niên sẽ hút thuốc sau 30 phút, 6,9% sẽ hút sau 1 giờ. Kết quả khá phù hợp với những đối tượng có mật độ, tần suất sử dụng thuốc cao được đề cập ở phần trên. Đồng thời, gần 58,6% các đối tượng khẳng định, có thể sẽ hút sau 60 phút kể từ lúc thức dậy, trong khoảng thời gian này, sự xuất hiện của các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc hút thuốc của khách hàng đã xuất hiện. Vì vậy, phân tích việc hút thuốc trong bối cảnh này, cần phân tích đan xen, phối hợp với các điều kiện thơng tin khác (xem hình 4.8).
Hình 4.8: Thời gian hút điếu thuốc đầu tiên, sau khi thức dậy
Nguồn: Kết quả phân tích 2015, n=203
(chi tiết kết quả xem Phụ lục 4: Hiện trạng hút thuốc của nam thanh niên Tiền Giang hiện nay).