CHƢƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Kiến nghị chính sách
Căn cứ trên những kết luận trên, một số gợi ý giải pháp của đề tài tập trung vào các hướng giải pháp sau đây:
5.2.1 Giải pháp tăng cƣờng nhận thức, thái độ đối với ngƣời hút thuốc lá
Những nhận thức có liên quan đến việc hút thuốc (như hút thuốc có làm nguy hại đến sức khỏe hay khơng?; hút thuốc có làm giảm nghiêm trọng chất lượng sống hay khơng?; người lớn hút thuốc lá là việc bình thường?; người lớn hút thuốc lá khi có mặt trẻ em là việc bình thường?; hút thuốc lá có ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người không hút thuốc?; các bậc cha mẹ sống với con cái vị thành niên được phép hút thuốc khi đang ở trong nhà (phịng khơng thống) hay khơng?;…), cần được người hút thuốc và người không hút thuốc hiểu đúng, rõ ràng và đầy đủ. Từ đó, hình thành nên thái độ đúng đắn của xã hội đối với việc hút thuốc lá (như vợ, bạn gái sẽ không vui (thất vọng) khi thấy chồng, bạn trai hút thuốc; đồng nghiệp không vui (thất vọng) hoặc người hút thuốc được xem là người chậm phát triển; có khả năng làm giảm chất lượng sống của người khác; và hút thuốc là gánh nặng cho chi phí chăm sóc sức khỏe của xã hội;…).
Hướng đến giải pháp này, nhà nước và chính quyền địa phương cần:
Thứ nhất, xem việc cảnh báo về các tác hại của thuốc lá đến sức khỏe của người hút và cộng đồng là công việc thường xuyên, cần được đẩy mạnh và duy trì: bên cạnh việc quy định các hãng thuốc lá in hình cảnh báo tác hại của thuốc lá, các chương trình cảnh báo khác cũng cần được triển khai nhằm tăng tần suất tác động đến không chỉ người hút thuốc, việc cảnh báo cũng cần hướng đến người thân của những người hút thuốc lá nhằm hướng đến việc tăng cường tần suất cảnh báo không chỉ từ bao thuốc lá, các phương tiện công cộng mà cịn đến từ chính cộng đồng, người thân, gia đình và bạn bè của những người hút thuốc. Để làm được điều này, cần phát huy tốt vai trò gương mẫu của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vai trị của người khơng hút thuốc lá trong việc chấp hành và tuyên truyền, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm Luật phòng
chống tác hại thuốc lá. Đặc biệt là vai trò của nữ giới (lực lượng có nhiều lợi thế trong việc tiếp xúc, tuyên truyền, vận động và có sự ảnh hưởng đáng kể đến những đối tượng có khả năng hút thuốc và đang hút thuốc trong gia đình, họ hàng, nơi làm việc,…) và vai trò của lượng lực trẻ - thế hệ tương lai của xã hội.
Thứ hai, lên án hành vi hút thuốc là thói quen xấu, không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân người hút, mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe những người xung quanh, tác động xấu đến môi trường sống, chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Thứ ba, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động người dân, làm cho người không hút thuốc sẽ không bao giờ hút, người hút thuốc sẽ hạn chế hút, khơng hút thuốc ở những nơi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người khác, dần dần tiến tới hành vi cai thuốc và bỏ thuốc vĩnh viễn.
5.2.2 Giải pháp hình thành tiêu chuẩn có liên quan đến hành vi hút thuốc lá
Hút thuốc như một liệu pháp làm giảm bớt sự căng thẳng của chính người hút: trong thực tế, một bộ phận lớn những người làm việc với cường độ cao, trong những giờ rỗi thường có thói quen sử dụng thuốc để làm giảm bớt áp lực, căng thẳng. Thói quen này hình thành khá lâu đời, tuy nhiên trong thời đại hiện nay, đang dần hình thành một lớp người tri thức, làm việc tích cực, suy nghĩ tích cực và khơng lạm dụng chất kích thích trong văn hóa làm việc. Giải pháp đưa ra trong trường hợp này, cần phát động phong trào và nêu ra những tấm gương điển hình, kêu gọi sự nỗ lực của cộng đồng trong việc hạn chế sử dụng thuốc như một liệu pháp giảm bớt sự căng thẳng.
Hút thuốc như một giải pháp nhằm tăng tính tập trung vào cơng việc và giúp có những suy nghĩ tốt hơn: như liệu pháp nhằm giảm bớt sự căng thẳng, một bộ phận lớn cũng cho rằng, thuốc lá giúp tập trung công việc tốt hơn. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp tốt hơn giúp cho người làm việc có khả năng tăng tính tập trung mà khơng sử dụng thuốc. Các phương pháp tư duy tích cực, làm việc tích cực ln
tạo nên sự tập trung tốt cho công việc. Như vậy, giải pháp cho vấn đề này, các chương trình, kỹ năng làm việc cần được triển khai cho thanh niên tại địa phương.
Tăng cường thái độ cảnh báo đối với người hút thuốc, xem thuốc lá có tác dụng kích thích như các chất bia, rượu. Bia, rượu và thuốc lá thường có liên quan với nhau, đều là những chất kích thích thần kinh của người tiêu dùng. Hiện nay, các chính sách của nhà nước đã được ban hành hướng đến việc hạn chế sử dụng bia rượu. Gắn với các chương trình này, chính sách hạn chế thuốc lá cũng được cụ thể hóa trong các văn bản quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, việc thực thi đơi khi vẫn chưa triệt để, đồng bộ, cần tiến hành một cách triệt để nhất và đồng bộ nhằm tạo dần thói quen của người tiêu dùng. Giải pháp cần được xem xét là: xây dựng và duy trì lực lượng kiểm tra, giám sát thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, đảm bảo Luật được thi hành nghiêm minh; sử dụng có hiệu quả quỹ phịng chống tác hại thuốc lá, phục vụ thiết thực cho việc thực hiện chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá; quản lý chặt chẽ các địa điểm bán thuốc lá, thực hiện tốt công tác chống buôn lậu thuốc lá.
5.2.3 Giải pháp hình thành nên xu hƣớng ứng với hành vi hút thuốc lá
Kết quả phân tích cho thấy, xu hướng hút thuốc được tác động nhiều bởi những tiêu chuẩn chủ quan, tiếp đến là thái độ - nhận thức. Việc loại bỏ những tiêu chuẩn dẫn đến việc hút thuốc, tạo nên những nhận thức đúng và tác động tích cực lên thái độ của người hút thuốc cần được triển khai. Kết quả trên sẽ dần hình thành xu hướng giảm dần việc hút thuốc của người dân.
5.2.4 Giải pháp hình thành nên hành vi hút thuốc lá
Hành vi hút thuốc, theo kết quả nghiên cứu, được tác động bởi xu hướng hút thuốc của cá nhân, môi trường, cộng đồng,… Hành vi hút thuốc là cụ thể hóa những suy nghĩ, thái độ, nhận thức và tiêu chuẩn của người hút. Vì vậy, cần tăng cường những giải pháp gắn với các vấn đề trên khi muốn ảnh hưởng và thay đổi hành vi hút thuốc của người tiêu dùng.
5.2.5 Giải pháp về chính sách giá cả thuốc lá
Theo kết quả nghiên cứu, giá cả thuốc lá hiện tại có ảnh hưởng khơng rõ đến xu hướng hút thuốc. Điều này có thể nhận định rằng, mức giá thuốc lá hiện tại còn khá thấp, chưa đủ sức tác động lên xu hướng hút thuốc. Vì vậy, cần có những nghiên cứu thêm để đề xuất chính sách giá phù hợp hơn, nhằm tăng sự ảnh hưởng của giá cả thuốc lá đối với xu hướng hút thuốc của thanh niên, từ đó tác động lên hành vi hút thuốc.
5.2.6 Một số nhận định cần đƣợc quan tâm và triển khai rộng rãi
(1) Hút thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. (2) Hút thuốc ảnh hưởng đến bà mẹ và trẻ em.
(3) Hút thuốc ảnh hưởng đến cộng đồng.
(4) Hút thuốc lá là tự hại mình và đầu độc người xung quanh. (5) Khói thuốc lá gây bệnh tật và tử vong.
(6) Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư, nhồi máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...
Những nhận định trên đã hình thành, theo kết quả nghiên cứu trong thời điểm hiện tại, việc nhận định trên đã bắt đầu phát huy tác dụng và có ảnh hưởng tích cực đến xu hướng, hành vi của người hút thuốc. Vì vậy, cần tăng cường các nhận định trên, nâng cao tần suất xuất hiện các nhận định nhằm tăng sự tác động của những nhận định này lên xu hướng và hành vi hút thuốc của người tiêu dùng.
5.3 Hạn chế đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Đây là một cuộc khảo sát phục vụ cho nghiên cứu trong phạm vi luận văn thạc sĩ. Bảng câu hỏi hàm chứa nhiều thông tin về nhận thức, thái độ và hành vi đối với một vấn đề mà hiện nay xã hội đang rất quan tâm, người tiêu dùng đang chịu nhiều tác động theo tâm lý đám đơng. Bảng câu hỏi được hồn thành song song với cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình vào cuối năm 2014, đầu năm 2015 thơng qua các nhân viên thống kê của các Chi cục thống kê trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nên
có thể làm cho phản ứng của người tham gia bị ảnh hưởng, dẫn đến đưa ra các phản ứng thiếu hoặc khơng chính xác những vấn đề cần xem xét, do phải trả lời cùng một lúc quá nhiều câu hỏi liên quan đến nhiều nội dung khác nhau.
Bảng câu hỏi được sử dụng để hình thành nên thang đo hành vi là những hành vi thực mà người tiêu dùng thuốc lá đã trải nghiệm qua như: lịch sử và hiện trạng hút thuốc lá, mức độ thường xuyên hút thuốc lá, phản ứng khi được bạn thân mời hút thuốc lá, dự định hút thuốc lá trong 12 tháng sắp tới, thời gian hút điếu thuốc lá đầu tư sau khi thức dậy của nam thanh niên,… Điều này có thể chưa phù hợp khi đưa vào mơ hình và phân tích theo kiểu thang đo Likert (mức độ 5 bậc). Do đó, kết quả mơ hình hồi quy có thể chưa đạt được so mục tiêu nghiên cứu của luận văn và chỉ có ý nghĩa nhất định.
Việc thực hiện các chính sách tăng cường chống buôn lậu thuốc lá có tác động như thế nào đến giá cả thuốc lá? Việc tiếp tục duy trì các nhà máy sản xuất thuốc lá có thực sự mang lại lợi ích cho đất nước, cho xã hội trong giai đoạn trước mắt và về lâu dài? Những vấn đề này sẽ còn tác động đáng kể đến tính hiệu quả và hiệu lực việc thực hiện các chính sách phịng, chống tác hại của thuốc lá của Nhà nước nói chung và chính quyền địa phương tỉnh Tiền Giang nói riêng.
Khắc phục những hạn chế và đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề nêu trên cũng chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:
1. Chương trình phịng chống tác hại thuốc lá Quốc gia, 2015. Tác hại của thuốc lá và hút thuốc thụ động. <http://www.vinacosh.gov.vn/vi/tac-hai-thuoc- la/thong-tin-ve-tac-hai-cua-thuoc-la/2013/08/81E2108B/tac-hai-cua-thuoc-la-va- hut-thuoc-thu-dong/>. [Ngày truy cập: 20 tháng 01 năm 2015].
2. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, 2015. < http://tiengiang.gov.vn> . [Ngày truy cập: 22 tháng 01 năm 2015].
3. Cổng thông tin y tế Tiền Giang, 2015. < http://soytetiengiang.gov.vn >. [Ngày truy cập: 22 tháng 01 năm 2015].
4. Lê Hùng, 2000. Những tác hại do hút thuốc lá và cách bỏ thuốc. <http://ykhoa.net/xahoi/ytecongcong/30_086.htm>. [Ngày truy cập: 24 tháng 01 năm 2015].
5. Nguyễn Quang Uẩn, 2007. Giáo trình Tâm lý học đại cương. Thành phố
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
6. Nguyễn Út, 2011. Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện chính sách phịng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tạp chí
Khoa học và phát triển, trang 33 - 39.
7. Quốc hội, 2012. Luật số 09/2012/QH13 ngày 18/6/2012 về Phòng, Chống
tác hại của thuốc lá.
8. Trần Thanh Thảo, 2014. Hãy hành động vì một thế giới không thuốc lá. <http://soytetiengiang.gov.vn/Default.aspx?sname=SYT&sid=41&pageid=659&pa gekeyword=Detail&catid=1093&id=32948&catname=Thong-tin-can-
biet&title=Hay-hanh-dong-vi-mot-the-gioi-khong-thuoc-la>. [Ngày truy cập: 24 tháng 01 năm 2015].
9. Từ điển Wikipedia Tiếng Việt. < http://vi.wikipedia.org/wiki/>. [Ngày truy cập: 10 tháng 3 năm 2015].
10. Từ điển Wiktionary Tiếng việt. < http://vi.wiktionary.org/wiki/>. [Ngày truy cập: 10 tháng 3 năm 2015].
11. Viện ngôn ngữ học, 2011. Từ điển Tiếng Việt phổ thơng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.
12. Trần Thị Hồng, 2011. Thực trạng hút thuốc lá của thanh thiếu niên Việt Nam và các yếu tố tác động. Nghiên cứu Gia đình và giới, quyển 21, số 6, trang 44 - 57.
Tài liệu bằng tiếng nƣớc ngoài
13. Ajzen Icek. The theory of Planned Behavior. Organizational behavior and human decision processes 50, 179-211. 1991.
14. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behaviour. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50, 179-211.
15. Ajzen, I. & Fishbein, M. (2005). The influence of attitudes on behavior. In D. Albarrac, B. T. Johnson, & M. P. Zanna (Eds.), The handbook of attitudes (pp. 173-221). Mahwah, NJ: Erlbaum.
16. Amr Ahmed Sabra. Smoking attitudes, behaviours and risk perceptions among primary health care personnel in urban family medicine centers in Alexandria. Egypt. 2007.
17. Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1992). Assumptions and comparative strengths of the two-step approach: Comment on Fornell and Yi. Sociological Methods & Research, 20 (1), 321-333.
18. Ballard-Barbash, R., Friedenreich C. M., Courneya K. S., Siddigi S. M., McTiernan A., & Alfano C. M. (2012). Physical activity, biomarkers, and disease
outcomes in cancer survivors: A systematic review. Journal of National Cancer Institute. 104, 815-840. http://dx.doi.org/10.1093/jnci/djs207.
19. Cooke, R., & Sheeran, P. (2004). Moderation of cognition-intention and cognition-behaviour relations: A meta-analysis of properties of variables from the theory of planned behaviour. British Journal of Social Psychology, 43, 159-186.
20. Deepak Pauldel. Tobacco use among adolescent student in secondary school of Pokhara Sub Metropolitan City of Nepal. 2003.
21. Erkan Oktay, Ali Kemal Celik & Ahmet Ilker Akbaba. Examining demographic factors related to cigarette smoking among undergraduate students at a Turkish University. Turkey. 2013.
22. Fornell and Larcker (1981), “Evaluating Structural Equation Models with Unobservable Variables and Measurement Error,” Journal of Marketing Research, 18 (February), 39-50.
23. Gaston Godin, Pierre Valois, Linda Lepage, Raymond Desharnais. Predictors of smoking behaviour: an application of Ajzen's theory of planned behavior 87, 1335-1343. 1992.
24. Gilbert J. Botvin, Lori Wolfgang Kantor. Preventing alcohol and tobacco use through life skills training. 2000.
25. Hair, Anderson, Tatham, black (1998), Multivariate Data Analysis, Prentical-Hall International, Inc.
26. Jabnoun N. and Al-Tamimi A.H., 2003. “Measuring Perceived Service Quality at UAE Commercial Banks”, International Journal of Quality and Reliability Management, Vol. 20 no. 4. pp. 458-472.
28. Mathers, C. D., & Loncar, D. (2006). Projections of global mortality and burden disease from 2002 to 2030. PloS. Medicine, 3(11): e442. [Online] Available: http://www.plosmedicine.org.
29. Maziak, W., Eissenberg, T., Klesges, R. C., Keil, U., & Ward, K. D. (2004). Adapting smoking cessation interventions for developing countries: A model for the Middle East. International Journal of Tuberculosis and Lung Disease, 8(4), 403-413. [Online] Available: http://docstore.ingenta.com/.
30. Msafiri Nicodemus Kabulwa. Prevalence, perceived factors and knowledge on effects of tobacco use on oral health among secondary school students in Dar es Salaam. 2011.
31. Nunnally, JC (1978). Psychometric theory (2nd ed.).. New York: McGraw-Hill.
32. Nichter, M., Nichter, M., Carkoglu, A., Lloyd-Richardson, E., & the Tobacco Etiology Research Network. (2010). Smoking and drinking among college students: “It’s a Package Deal.”. Drug and Alcohol Dependence, 106(1), 16-20.
http://dx.doi.org/10.1016/j.drugalcdep.2009.07.025.
33. Öberg, M., Jaakkola Maritta, S., Woodward, A., Peruga A., & Prüss- Üstün A. (2011). Worldwide burden of disease from exposure to second-hand smoke: A retrospective analysis of data from 192 countries. The Lancet, 377(9760), 139-146. http://dx.doi.org/10.1016/S0140-6736(10)61388-8.
34. Oreskog, K. G. (1971). Simultaneous factor analysis in several populations. Psychometrika, 36, 409-426.
35. Physical Activity Guidelines Advisory Committee. (2012). Physical activity guidelines advisory committee report, 2008. Washington DC: US
Department of Health and Human Services.
36. R. Jessor. Problem behavior theory. In Annual Review fo Psychology, 52: 83-110. 2001.
37. Schumacker & Lomax (2006) A Beginner's Guide to Structural Equation Modeling, 2nd Edition. Lawrence Erlbaum Associates.
38. Steenkamp, J.E.M. & Van Trijp, H.C.M. (1991). The use of LISREL in validating marketing constructs. International Journal of Research in Maketing, 8, 283-299. North-Holland: Elsevier Science Publishers B.V.
39. The World Bank. (1999). Curbing the epidemic: Governments and the economics of tobacco control. Washington DC.
40. Turkish Statistical Institute (TSI). (2012). Global Adult Tobacco Survey