Dự báo mơ hình lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Dự báo mơ hình lý thuyết

Kỳ vọng lý thuyết về tác động của các biến số trong mơ hình đối với tăng trưởng kinh tế của chúng tôi như sau:

Về mặt lý thuyết, chúng tơi mong đợi rằng hệ số của TFP có tương quan dương với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, dài hạn. Một quốc gia có năng suất sản xuất càng lớn thì sẽ gia tăng sản lượng đầu ra trong ngắn hạn và dài hạn, và kết quả là, nó tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế.

Đối với hoạt động xuất khẩu, chúng tơi dự đốn một sự gia tăng trong xuất khẩu sẽ mang lại nguồn thu nhập cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho quốc gia, và vì vậy chúng tơi kỳ vọng rằng xuất khẩu có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.

Như đã đề cập trong phần xem xét các nghiên cứu trước đây, một số nghiên cứu như Levy và Chowdhury (1993), Fosu (1996) tìm thấy nợ cơng (gồm nợ nội địa và nợ nước ngồi) có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế, nhưng nhà kinh tế học Keynes đã chỉ ra rằng sự gia tăng trong nợ Chính phủ gây ra thâm hụt ngân sách tài khóa sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây ở một số quốc gia cho thấy các kết quả hỗn hợp. Ví dụ theo nghiên cứu của M. Reinhart và S. Rogoff (2010) thì đối với những quốc gia phát triển và những nền kinh tế thị trường mới nổi, mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế biểu hiện rõ nhất khi nợ vượt mức 90-100% GDP; lúc này, nợ càng tăng, tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể.

Do vậy, tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế là có thể tích cực hoặc tiêu cực, nó phụ thuộc vào mức độ sử dụng nợ, tỷ trọng giữa nợ nước ngoài và nợ nội địa trong cơ cấu nợ, lãi suất và thời gian đáo hạn nợ của nền kinh tế. Ví dụ, nếu các khoản nợ được vay ưu đãi với lãi suất thấp, kỳ hạn thanh tốn hàng chục năm, chính phủ có phương án thanh tốn phù hợp cùng với sử dụng vốn vay hiệu quả trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… thì nợ cơng có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Tại Việt Nam, về mặt lý thuyết chúng tôi kỳ vọng nợ cơng nước ngồi và nợ cơng nội địa có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế vì tính đến thời điểm này nợ cơng Việt Nam vẫn trong mức an tồn, chính phủ vay nợ nước ngồi với các gói ưu đãi và sử dụng cho hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các khu kinh tế đã mang đến những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng nợ công nước ngồi và nợ cơng nội địa có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chúng tôi mong đợi một tỷ lệ chi trả nợ hợp lý sẽ có tương quan dương, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên trong dài hạn chúng tôi cho rằng tác động của tỷ lệ chi trả nợ lên tăng trưởng cho nền kinh tế là tích cực hay tiêu cực hay khơng có tương quan sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình hình lãi suất và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ví dụ khi nền kinh tế đang khó khăn, mà tỷ lệ chi trả nợ lại rất cao thì việc duy trì tỷ lệ chi trả nợ này sẽ làm thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn, điều này lại càng làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại. Hoặc như nghiên cứu gần đây của Naeem Akram (2009) tại Pakistan giai đoạn 1972-2009 lại tìm thấy tỷ lệ thanh tốn nợ có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và khơng có tương quan với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 56 - 58)