Kết quả mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.3 Kết quả của các phương pháp kiểm định và ước lượng

4.3.8 Kết quả mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM

Chúng tôi ước lượng hệ số ngắn hạn bằng mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM dựa trên cách tiếp cận ARDL với các độ trễ được lựa chọn. Kết quả ước lượng hệ số ngắn hạn của mơ hình được trình bày trong bảng 4.11 như sau.

Bảng 4.11: Kết quả ước lượng hệ số ngắn hạn bằng mơ hình ECM

Biến Hệ số Thống kê t Xác suất

LDLt -0,036038 -0,831165 0,4174 LELt 0,150294** 2,836540 0,0114 LDSt -0,023810 -0,700392 0,4932 LTFPt 0,190208* 5,006639 0,0001 LEXPOt 0,348617* 5,380401 0,0000 ECMt(-1) -0,414651* -7,620839 0,0000 ECM = – 0,027736*DL – 0,297019*EL + 0,094953*DS – 0,419924*TFP – 0,761687*EXPO + 10,510004

Nguồn: Tác giả tự tính tốn trên phần mềm Eviews 9.0 Chú thích: Biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng kinh tế.

LDL = tỷ lệ nợ nội địa so với GDP, LEL = tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP, LDS = tỷ lệ chi trả nợ, LTFP = tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp, LEXPO = xuất khẩu.

* giá trị p-value nhỏ hơn 1% ** giá trị p-value nhỏ hơn 5%

Tuy nhiên nợ nước ngoài, năng suất nhân tố tổng hợp TFP và xuất khẩu có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Như vậy nợ nước ngồi có vai trị rất lớn trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy hiệu quả, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990 đến nay.

Hoạt động xuất khẩu cũng mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Đặc biệt, trong ngắn hạn chúng tơi tìm thấy biến năng suất nhân tố tổng hợp TFP cũng có tương quan dương với tăng trưởng kinh tế. Kể từ khi đổi mới kinh tế, thực hiện chính sách phát triển, phấn đấu trở thành nước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có sự chuyển đổi từ nơng nghiệp qua công nghiệp, dịch vụ. Việc đổi mới, ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của cơng nhân đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990-2014. Về dài hạn TFP chưa phát huy được tác dụng tích cực, do vậy Chính phủ Việt Nam cần quan tâm chú trọng phát triển nhiều hơn cho nhân tố TFP, đặc biệt là chú trọng phát triển có chiều sâu, nâng cao năng suất tổng hợp theo nguồn lực, theo quy mô ngành nghề để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện.

Theo Bannerjee và Mestre (1998) nghiên cứu về mơ hình hiệu chỉnh sai số, độ trễ của thời kỳ hiệu chỉnh sai số mà có dấu tương quan âm và có ý nghĩa thống kê sẽ cho biết chuỗi dữ liệu ổn định và đạt được trạng thái cân bằng trong dài hạn. Bởi vì, ECMt đo lường tốc độ mà biến nội sinh điều chỉnh theo những thay đổi trong các biến giải thích trước khi hội tụ về điểm cân bằng.

Theo kết quả ước lượng mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM trong bảng 4.11, chúng tơi có thể khẳng định rằng tồn tại một mối quan hệ dài hạn và ổn định giữa các biến trong mơ hình đã lựa chọn. Hệ số ECM đưa ra mức điều chỉnh xấp xỉ 41,47% hướng đến trạng thái cân bằng dài hạn sau một năm. Điều đó có nghĩa là trong dài hạn cả hệ thống sẽ điều chỉnh với tốc độ 41,47% theo sau những thay đổi trong nợ nội địa, nợ nước ngoài, tỷ lệ chi trả nợ, TFP và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 68 - 70)