Kết quả ước lượng mối quan hệ dài hạn bằng mơ hình ARDL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 64 - 66)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.3 Kết quả của các phương pháp kiểm định và ước lượng

4.3.4 Kết quả ước lượng mối quan hệ dài hạn bằng mơ hình ARDL

Sau khi tìm thấy mối quan hệ dài hạn giữa các biến và độ trễ tối ưu của các biến, chúng tôi ước lượng tác động dài hạn của các biến nợ công, tỷ lệ chi trả nợ, TFP, xuất khẩu lên tăng trưởng kinh tế. Kết quả ước lượng dài hạn được thể hiện ở Bảng 4.6 dưới đây.

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mối quan hệ dài hạn bằng mơ hình ARDL

Biến Hệ số Thống kê t Xác suất

C -10,510004* -4,464320 0,0003 LDLt 0,027736 0,193608 0,8488 LELt 0,297019** 2,795803 0,0124 LDSt -0,094953 -1,270106 0,2212 LTFPt 0,419924 1,486060 0,1556 LEXPOt 0,761687* 10,922029 0,0000

Nguồn: Tác giả tự tính tốn trên phần mềm Eviews 9.0 Chú thích: Biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng kinh tế.

LDL = tỷ lệ nợ nội địa so với GDP, LEL = tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP, LDS = tỷ lệ chi trả nợ, LTFP = tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp, LEXPO = xuất khẩu.

* giá trị p-value nhỏ hơn 1% ** giá trị p-value nhỏ hơn 5%

Kết quả ước lượng cho thấy trong dài hạn tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP và xuất khẩu có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, biến tỷ lệ nợ nội địa so với GDP, tỷ lệ chi trả nợ và năng suất nhân tố tổng hợp của nền kinh tế đều khơng có ý nghĩa thống kê trong dài hạn. Cụ thể, trong dài hạn nợ nước ngồi có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhưng nợ cơng nội địa lại khơng có tương quan với tăng trưởng kinh tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 25 tỷ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Từ những năm 2013 trở về trước, nợ công của Việt Nam chủ yếu

là nợ nước ngoài, cụ thể năm 2010 nợ nước ngoài chiếm 57% trong cơ cấu nợ công. Và từ sau 2013, Việt Nam hướng đến chính sách giảm nợ nước ngồi, tăng nợ nội địa trong cơ cấu nợ công. Các khoản vay nợ nước ngồi thơng qua vốn viện trợ khơng hồn lại hoặc có hồn lại với lãi suất thấp 2-3%/năm, thời gian đáo hạn kéo dài đến hàng chục năm. Các khoản vay nội địa gần đây chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu với lãi suất rất cao, khoảng 10%/năm, thời gian thanh toán đáo hạn 5-10 năm. Qua đó chúng tơi nhận thấy tỷ trọng nợ nội địa ít và chỉ mới bắt đầu gia tăng trong những năm gần đây là lý do giải thích cho mối tương quan khơng có ý nghĩa thống kê của nợ nội địa đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, việc sử dụng nợ nước ngoài cao từ những năm trước và liên tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các hoạt động công cộng như xây dựng sân bay, bến cảng, đường cao tốc, khu kinh tế cho thấy những tác động rất khả quan của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tỷ lệ chi trả nợ khơng có mối tương quan với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Điều này tương đối phù hợp với dự đoán lý thuyết của bài nghiên cứu đó là trong ngắn hạn tỷ lệ chi trả nợ có thể có tương quan dương, trong dài hạn hạn tỷ lệ chi trả nợ có thể có tương quan âm hoặc khơng có tương quan với tăng trưởng kinh tế bởi vì nó phụ thuộc vào tình hình kinh tế, lãi suất thị trường… Ngồi ra như phân tích ở trên, thực trạng sử dụng nợ của Việt Nam hiện nay chỉ mới chuyển hướng sang sử dụng trái phiếu nội địa, trước đây Việt Nam chủ yếu sử dụng nợ nước ngoài với lãi suất thấp 2-3%/năm, thời gian đáo hạn kéo dài đến hàng chục năm, vì vậy tỷ lệ chi trả nợ của Việt Nam khơng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, thể hiện qua mối tương quan khơng có ý nghĩa thống kê trong bảng 4.6 ở trên.

Xuất khẩu trong dài hạn có tương quan dương với tăng trưởng kinh tế. Điều đó có nghĩa hoạt động xuất khẩu, mở cửa thương mại của Việt Nam với thế giới sẽ mang lại những giá trị lợi ích rất lớn cho nền kinh tế. Nguồn thu nhập từ xuất khẩu cho phép Chính phủ có thêm tiền để chi cho các hoạt động đầu tư, phúc lợi… và dần dần nâng cao năng lực tự chủ tài chính, giảm bớt việc vay nợ cho Chính phủ. Từ

năm 1990 trở lại đây, Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong chính sách thương mại, giúp Việt Nam gia tăng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra thị trường thế giới, do vậy xuất khẩu đã mang lại những tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990-2014. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với dự báo lý thuyết của bài nghiên cứu và cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Cunningham (1993), Anwar (2002) và bài nghiên cứu gốc của Badri Narayan Rath (2013) rằng xuất khẩu có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế.

Bài nghiên cứu khơng tìm thấy mối tương quan giữa năng suất tổng hợp TFP và tăng trưởng kinh tế. Điều này được giải thích bởi thực tế hiện nay Việt Nam là một nước đang phát triển, yếu tố TFP liên quan đến cơng nghệ, kỹ thuật vẫn cịn là một nhân tố cịn mới đối với Việt Nam. Vì vậy, trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam thì TFP đóng vai trị cịn rất thấp do việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa phát huy được tác dụng hoặc trình độ và chất lượng của đội ngũ lao động Việt Nam vẫn còn thấp và chưa được quan tâm phát triển đúng mực nếu so với các nước trên thế giới.

Tiếp theo, chúng tơi sẽ tiến hành các kiểm định chuẩn đốn cho mơ hình gồm có: kiểm định tự tương quan Larange Multiplier, kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định mơ hình định dạng đúng Ramsey Reset.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 64 - 66)