Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 37 - 46)

Nghiên cứu Kết quả

Levy và Chowdhury (1993)

Nợ nước ngồi có thể gián tiếp làm giảm GNP thơng qua tác động làm giảm vốn đầu tư, gia tăng tỷ lệ thuế tại châu Mỹ La-tinh, châu Á Thái Bình Dương và các nước Nam Phi trong giai đoạn 1970-1988.

Cunningham (1993) Nợ có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế do gây

ra sụt giảm trong năng suất lao động và vốn.

Chowdhury (2001) Nghiên cứu thực nghiệm về nợ công và tăng trưởng kinh

tế tại các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1982-1999. Nghiên cứu tìm thấy các quốc gia thuộc nhóm nước mắc nợ cao và nhóm nước mắc nợ thấp đều chịu tác động tiêu cực của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế. Trong đó, nhóm nước mắc nợ cao đối mặt với tình trạng “debt overhang”.

Siddiqui và Malik (2001)

Các biến tỷ lệ chi trả nợ, tỷ lệ đầu tư/GDP, tốc độ tăng trưởng dân số và độ mở cửa hoạt động thương mại đều có ý nghĩa thống kê. Nợ nước ngồi có ý nghĩa thống kê cao và có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan trong giai đoạn 1975-1999.

Easterly (1999, 2001 và 2002) và Sen (2007)

Nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng quá cao gây nên tác động tiêu cực rất lớn đối với tích lũy vốn và tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp, từ đó làm sụt giảm tăng trưởng kinh tế.

Fosu (1996, 1999) Tăng trưởng GDP chịu tác động tiêu cực của nợ nước ngồi thơng qua tác động giảm vốn năng suất biên.

Singh (1999) Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật đồng liên kết Johansen

kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa nợ công, đầu tư và tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Kết quả tìm thấy nợ cơng có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế Ấn Độ khi nợ công được sử dụng cho hoạt động đầu tư trong khu vực sản xuất.

Anwar (2002) Ủng hộ việc nêu ra những lý do căn bản làm tăng gánh

nặng nợ và các tác động trái chiều của nợ lên tăng trưởng kinh tế.

Schclarek (2004) * Ở các nước đang phát triển, nợ nước ngồi có tác động

phi tuyến tính – tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế.

* Ở các nước cơng nghiệp nợ cơng khơng có bất kỳ một mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến tính nào đối với tăng trưởng kinh tế.

Waheed (2006) Thâm hụt ngân sách có thể được tài trợ bằng nợ nội địa.

Do vậy, để giảm nợ cơng Chính phủ nên hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách.

Kumar và Woo (2010)

Nghiên cứu tìm thấy tồn tại một mối quan hệ nghịch chiều giữa nợ và tăng trưởng kinh tế. Trong dài hạn, mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng kinh tế là yếu hơn trong ngắn hạn.

Qureshi và Ali (2010)

Nợ cơng có tác động tiêu cực rất lớn đối với nền kinh tế Pakistan giai đoạn 1981-2008.

Mitchell (1988), Baro (1989), Camen và Rogoff (2011)

Tồn tại mối quan hệ tuyến tính đảo chiều (inverse linear debt) giữa tổng nợ và tăng trưởng kinh tế. Theo đó nợ có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế đến một

ngưỡng nhất định thì tác động đó sẽ giảm dần và gây ra sụt giảm kinh tế.

Forslund (2011) Nghiên cứu tìm thấy có tương quan âm giữa nợ nội địa và

lạm phát ở quốc gia đang phát triển và các nước mới nổi giai đoạn 1975-2004.

Checherita và Rother (2012)

Trong ngắn hạn nợ cơng có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, nhưng sau đó tác động tích cực này giảm dần khi tỷ lệ nợ/GDP vượt 67%. Tỷ lệ nợ/GDP vượt 95% sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Muhammad Ayyoub (2012)

Nghiên cứu tìm thấy tỷ lệ nợ nước ngồi so với GDP có ý nghĩa thống kê cao và đóng góp tích cực đối với tăng trưởng trong giai đoạn 1989-2010.

Rangarajan và Srivastava (2005)

Thâm hụt tài khóa kéo dài do nợ công tăng cao kết hợp tỷ lệ thanh toán nợ/GDP cao có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế Ấn Độ.

Kannan và Singh (2007)

Nợ công và thâm hụt nhiều trong tài khóa có tác động ngược chiều lên lãi suất, sản lượng đầu ra, lạm phát và cán cân thương mại trong dài hạn của nền kinh tế Ấn Độ. Vanlalramsanga

(2012)

Nợ cơng có quan hệ tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, phân tích sử dụng Pair-wise Granger Causality lại cho thấy khi kinh tế tăng trưởng chậm thì nợ cơng sẽ tăng, trong khi nợ công cao lại không phải là nguyên nhân sụt giảm kinh tế.

Egert (2013) Khi tỷ lệ nợ cơng vượt q 30% thì nền kinh tế sẽ trở nên

chậm phát triển, cịn khi tỷ lệ nợ cơng từ 60%-90% thì nợ cơng có quan hệ tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế. Teles và Mussolini

(2013)

Đưa ra một phát hiện quan trọng là quy mô của nợ công là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới mối quan hệ

giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, qua đó cho thấy tỷ lệ nợ cơng là một biến số quan trọng trong phân tích.

Debi Prasad Bal và Badri Narayan Rath

Nghiên cứu đo lường tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế Ấn Độ. Trong đó, biến phụ thuộc là GDP bình quân đầu người là đại diện cho tăng trưởng kinh tế, các biến độc lập là nợ nội địa, nợ nước ngoài, tỷ lệ trả nợ, xuất khẩu, năng suất nhân tố tổng hợp. Tác giả sử dụng phương pháp ARDL để xem xét tác động của của nợ công lên tăng trưởng kinh tế Ấn Độ trong dài hạn và phương pháp ECM để xem xét tác động của của nợ công lên tăng trưởng kinh tế Ấn Độ trong ngắn hạn, với nguồn dữ liệu từ 1980-2013. Kết quả thu được là nợ có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng lại tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Nguyên nhân là chính phủ Ấn Độ vay nợ để gia tăng kích cầu, chi tiêu tiêu dùng thường xuyên, các khoản chi cho hoạt động đầu tư rất ít và khơng đạt hiệu quả cao.

Lê Thị Minh Ngọc (2011)

Giải pháp tăng nợ công để bù đắp thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn. Nợ cơng lớn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Nguyễn Hữu Tuấn (2012)

Nghiên cứu sử dụng mơ hình của Tokunbo và cộng sự để đo lường giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2009. Tác giả sử dụng phân tích đồng liên kết theo phương pháp Johansen đưa ra để kiểm định vết (Trace) và kiểm định giá trị riêng cực đại. Kết quả nghiên cứu khẳng định với ý nghĩa thống kê 5% tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng

truởng kinh tế đối trường hợp của Việt Nam. Nếu tỷ lệ nợ nuớc ngoài trên GDP thực của Việt Nam nhỏ hơn mức 65% sẽ góp phần thúc đẩy tăng truởng kinh tế và nếu tỷ lệ này vượt q 65% thì nợ nước ngồi sẽ tác động tiêu cực đến tăng truởng kinh tế.

Nguyễn Tuấn Tú (2012)

Nợ công của Việt Nam hiện nay vẫn được đánh giá là khá an toàn. Tuy nhiên xét trên các chỉ tiêu tỷ lệ nợ công trên GDP, xếp hạng tín nhiệm nợ cơng của Việt Nam, tình hình đầu tư… so với các quốc gia trong khu vực thì có thể cho rằng nợ công Việt Nam đối mặt với rủi ro thanh tốn nợ, rủi ro trong chi tiêu cơng.

Vương Nguyệt Minh (2013)

Nợ công tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, thu ngân sách bị ảnh hưởng lớn trong khi nhu cầu chi tăng mạnh. Tình hình nợ cơng hiện tại của Việt Nam vẫn bền vững nhưng khối nợ đang tăng nhanh khiến khả năng ứng phó với các cú sốc tương lai có thể bị suy giảm đáng kể.

Nguồn: Chúng tôi thống kê từ các nghiên cứu trước đây.

Từ những bài nghiên cứu tham khảo trước đây, chúng tôi nhận thấy tại Việt Nam nghiên cứu về nợ công sử dụng các phương pháp phân phối trễ tự hồi quy ARDL và mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM để tìm ra tác động dài hạn và ngắn hạn của nợ công lên tăng trưởng kinh tế cịn rất hạn chế. Ngồi ra, trong thời gian gần đây tổ chức Ngân hàng Thế Giới World Bank liên tục cảnh báo về mức nợ công của Việt Nam. Do vậy, rất cần thiết phải xem xét lại mối quan hệ giữa nợ công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong hai thập kỷ gần đây.

Dựa trên bảng tóm tắt các các nghiên cứu trước đây, chúng tôi sử dụng bài nghiên cứu của Debi Prasad Bal và Badri Narayan Rath (2013) làm bài nghiên cứu gốc để chúng tôi tiến hành kiểm định tại nền kinh tế Việt Nam.

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu nghiên cứu

3.1.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Biến phụ thuộc là tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người được thu thập từ dữ liệu Ngân hàng thế giới World Bank.

Tỷ lệ nợ nội địa so với GDP và tỷ lệ nợ nước ngồi so với GDP được tính tốn từ nợ nội địa, nợ nước ngoài và GDP thực theo giá hiện hành đơn vị Việt Nam đồng. Trong đó nợ nội địa, nợ nước ngoài và GDP thực được thu thập từ nguồn Reuters do Khoa tài chính trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh cung cấp.

Tỷ lệ thanh toán nợ phải trả và xuất khẩu cũng được cung cấp từ nguồn Reuters tại Khoa tài chính trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.

Cuối cùng biến TFP được ước tính dựa vào dữ liệu GDP thực, lực lượng lao động và vốn đầu tư. Trong đó lực lượng lao động và vốn đầu tư được thu thập từ danh mục dữ liệu Ngân hàng thế giới World Bank.

3.1.2 Cơ sở ước tính tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp TFP (i) Phương pháp kiểm kê liên tiếp

Một yếu tố rất quan trọng trong hình thành ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp TFP đó là trữ lượng vốn K.

Trữ lượng vốn của nền kinh tế gồm yếu tố vốn vật chất cho sản xuất và yếu tố vốn nhân lực, trong đó vốn nhân lực được sử dụng để chỉ lao động có kỹ năng (Đào Thị Bích Thủy, 2012).

Tăng trưởng kinh tế xảy ra nhờ tăng trữ lượng vốn (thông qua đầu tư mới vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, cầu đường và cơ sở hạ tầng khác), tăng quy mô lực lượng lao động, hoặc cả hai. Vì vốn nhân lực là yếu tố đặc thù của nền kinh tế nên trữ lượng vốn nhân lực được sử dụng trong nền kinh tế cũng bằng với trữ lượng mà nền kinh tế sở hữu. Vốn vật chất thì khơng như vậy, trữ lượng vốn vật chất được sử

dụng bằng tổng trữ lượng vốn vật chất thuộc sở hữu trong nước và vốn vật chất thuộc sở hữu nước ngoài. Càng nhiều nguồn lực đầu tư cho vốn nhân lực sẽ càng làm tăng trữ lượng vốn nhân lực được sử dụng và do vậy làm tăng năng suất biên của vốn vật chất, dẫn tới sự gia tăng trong lợi tức trả cho vốn vật chất và ngày càng thu hút dịng vốn này từ nước ngồi đổ vào nhiều hơn. Kết quả là sự gia tăng mạnh trong cả trữ lượng vốn nhân lực và vốn vật chất được sử dụng sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về trữ lượng vốn, do vậy chúng tôi sẽ xây dựng chỉ số này bằng cách sử dụng các thống kê có liên quan và các giả định thơng thường trong các nghiên cứu trước đây.

Nghiên cứu của Easterly và Levine (2002), Sumit Dey-Chowdhury (2008), Hu và Kao (2010) đều đưa ra công thức tính ước lượng trữ lượng vốn bằng phương pháp kiểm kê liên tiếp PIM (Perpetual Inventory Method) như sau:

Kt = Kt-1 – Kt-1 + GFKt = (1 – ) Kt-1 + GFKt (3.1) Trong đó:

- Kt là trữ lượng vốn tích lũy tại thời điểm t,

- GFKt là vốn đầu tư tại thời điểm t,

-  là tỷ lệ khấu hao (giả định là không đổi qua thời gian).

Để tính tốn chuỗi vốn tích lũy, ta cần ba thông tin sau:

- Một chuỗi thời gian về vốn đầu tư (đơn vị tiền tệ của quốc gia hiện tại),

- Giả định tỷ lệ khấu hao, và

- Ước lượng giá trị ban đầu cho trữ lượng vốn tích lũy.

Vậy làm thế nào để ước lượng giá trị ban đầu cho trữ lượng vốn tích lũy?

Hall và Jones (1999) sử dụng công thức sau để tính tốn giá trị ban đầu cho trữ lượng vốn:

Trong đó:

- Ko là trữ lượng vốn tích lũy ban đầu,

- GFK0 là vốn đầu tư trong giai đoạn đầu,

- gGFK là tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong vốn đầu tư,

- thể hiện tỷ lệ khấu hao.

Giá trị của vốn đầu tư và tăng trưởng bình quân trong vốn đầu tư được chúng tôi thu thập dữ liệu qua World Bank giai đoạn 1990-2014.

Để giả định tỷ lệ khấu hao , chúng tôi đã tham khảo các bài nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Net Seila (2010) thực hiện nghiên cứu vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế của Campuchia, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 1980-2009 đã tìm thấy tỷ lệ khấu hao tài sản của nền kinh tế Campuchia là 5%, tỷ lệ khấu hao tài sản của Thái Lan là 7% và tỷ lệ khấu hao tài sản của Việt Nam là 6%.

Easterly và Rebelo (1993) sử dụng tỷ lệ khấu hao 7% cho tất cả các quốc gia trong bài nghiên cứu thực nghiệm của ông tại 23 nước OECD giai đoạn 1980-1990. Nehru và Dhareshwar (1993) sử dụng tỷ lệ khấu hao là 4% khi nghiên cứu trữ lượng vốn ở 92 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1960-1990.

Nguyễn Xuân Thành (2002) đã sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để tính tốn đóng góp của vốn vật chất, đo lường bằng trữ lượng vốn trong nền kinh tế với tỷ lệ khấu hao là 3%.

Trần Thọ Đạt (2007) sử dụng chỉ tiêu tài sản tích lũy với tỷ lệ khấu hao là 5% trong bài nghiên cứu của ông để đo lường tăng trưởng TFP đối với nền kinh tế.

Nguyễn Thị Việt Hồng (2009) khi nghiên cứu phương pháp tính giá trị tài sản cố định ở Việt Nam đã kết luận rằng tỷ lệ khấu hao Việt Nam chỉ dao động từ 3% - 6%.

Theo báo cáo nghiên cứu sản lượng Việt Nam của Nguyễn Văn Giàu (2013), để ước lượng sản lượng Việt Nam bằng phương pháp hàm sản xuất Cobb-Douglass thì tỷ lệ khấu hao được sử dụng là 6% một năm.

Từ những phân tích, tham khảo các bài nghiên cứu trên, chúng tôi chọn 6% là tỷ lệ khấu hao cho Việt Nam trong bài nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)