b. Giai đoạn tăng tải trọng
7.1.1 THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
215 Nước thải công đoạn xeo giấy (Công đoạn A)
Nước thải từ công đoạn xeo giấy được dẫn đến hố thu sau khi đi qua song chắn rác. Tại đây, nước thải được bơm đến bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ trước khi vào bể lắng. Bột giấy trong nước thải xeo có khả năng lắng tốt nên phần lớn bột giấy được thu hồi tại bể lắng để tái sử dụng, nước thải tiếp tục được dẫn đến các công trình xử lý sinh học phía sau.
Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy sau khi đi qua song chắn rác đến hố thu nước sẽ được bơm đến bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ. Tiếp theo, nước thải được đưa đến bể trộn đứng. Tại đây, nước thải được hòa trộn đều với các chất keo tụ (phèn sắt, PAC, ) trước khi được dẫn vào bể phản ứng xoáy hình trụ kết hợp bể lắng đứng – là nơi diễn ra các phản ứng hóa học tạo thành các bông cặn có khả năng lắng tốt, đồng thời cũng là nơi diễn ra quá trình lắng tách các bông cặn này khỏi nước thải. Cặn lắng phần lớn là bột giấy được thu hồi để tái sử dụng, còn nước thải được hòa dòng với nước thải sau lắng của công đoạn xeo để tiếp tục được xử lý sinh học ở các công trình đơn vị phía sau.
Sau khi qua một số bước xử lý riêng nước thải từ cả hai công đoạn sản xuất được hòa trộn với nhau và được điều chỉnh pH trước khi đưa đến bể aeroten. Nước thải sau khi qua bể aeroten được dẫn đến bể lắng 2 để loại bỏ bùn hoạt tính. Sau đó nước thải được khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận nhằm loại bỏ các mầm bệnh có trong nước thải. Bùn hoạt tính từ bể lắng một phần được tuần hoàn trở lại bể aeroten để duy trì ổn định mật độ vi sinh vật, một phần dư được xả bỏ. Bùn dư được dẫn qua bể nén bùn và lọc ép dây đai để giảm độ ẩm, bùn sau xử lý có thể được sử dụng làm phân bón.