THÍ NGHIỆM LẮNG

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP đề tài NGHIÊN cứu và THIẾT kế hệ THỐNG xử lý nước THẢI CÔNG TY GIẤY tân MAI (Trang 90 - 91)

b. Giai đoạn tăng tải trọng

6.3.3 THÍ NGHIỆM LẮNG

6.3.3.1 Thí nghiệm lắng của nước thải công đoạn xeo giấy tại Công ty giấy Tân Mai

Đồ thị 6.6 cho thấy nước thải công đoạn xeo giấy có khả năng lắng tốt. Trong 30 phút đầu bùn lắng rất nhanh, cứ mỗi 5 phút thể tích bùn giảm từ 15 – 40 mL, sau đó khả năng lắng của bùn giảm dần theo thời gian. Sau 30 phút nồng độ bùn lắng đạt đến 3439 mg/L và ở thời điểm 60 phút nồng độ bùn lắng là 4356 mg/L.

Đo chỉ tiêu COD của nước thải trước và sau khi lắng ta có kết quả như sau : CODtrước lắng = 1489,6 mg/L, CODsau lắng 1 giờ = 402,6 mg/L (hiệu quả xử lý đạt 72,97%). Như vậy, đối với nước thải từ công đoạn xeo giấy có thể dùng biện pháp lắng để xử lý mà không cần quá trình keo tụ do lắng tốt và hiệu quả quá trình lắng cao. Tuy nhiên, nước thải sau khi lắng cần phải được xử lý tiếp bằng công trình xử lý sinh học để đạt

tiêu chuẩn cho phép.

6.3.3.2 Thí nghiệm lắng của bùn hoạt tính

Theo kết quả từ đồ thị 6.7, trong 5 – 10 phút đầu bùn hoạt tính lắng rất nhanh, sau đó quá trình lắng chậm dần. Ở tải trọng cao khả năng lắng của bùn giảm dần, giá trị SVI đo được như sau :

212 Tải trọng 0,5 kg COD/m3ngày, SVI =109,7 mL/g 213 Tải trọng 2,15 kg COD/m3ngày, SVI = 115,85 mL/g 214 Tải trọng 3,4 kg COD/m3ngày, SVI = 130 mL/g

Nhìn chung, ở cả 03 tải trọng giá trị SVI đều nằm trong giới hạn lắng tốt (SVI từ 50 – 150) điều này chứng tỏ thí nghiện bùn hoạt tính diễn ra tốt và chúng ta hoàn toàn có thể xử lý nước thải giấy bằng mô hình bùn hoạt tính hiếu khí.

Kết luận chung

Nước thải từ các công đoạn sản xuất tại Công ty giấy Tân Mai hoàn toàn có khả năng xử lý bằng mô hình bùn hoạt tính hiếu khí . Tuy nhiên, phải lựa chọn tải trọng thích hợp (khoảng 1,5 – 2,5 kg COD/m3ngày) để hiệu quả xử lý cao và nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, để quá trình xử lý sinh học diễn ra đạt hiệu quả cao cần phải điều chỉnh sao cho pH nước thải trước khi vào công trình sinh học nằm trong khoảng 6,8 – 7,4 đồng thời bổ sung thêm chất dinh dưỡng (NH4Cl, …) nhằm đảm bảo các điều kiện để vi sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP đề tài NGHIÊN cứu và THIẾT kế hệ THỐNG xử lý nước THẢI CÔNG TY GIẤY tân MAI (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w