b. Giai đoạn tăng tải trọng
5.2.2 KẾT LUẬN VỀ CÁC THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH HAØM LƯỢNG PAC, HAØM LƯỢNG PHÈN VAØ pH TỐI ƯU (TỪ THÍ NGHIỆM 05 ĐẾN THÍ NGHIỆM
HAØM LƯỢNG PHÈN VAØ pH TỐI ƯU (TỪ THÍ NGHIỆM 05 ĐẾN THÍ NGHIỆM 10)
• Hàm lượng PAC tối ưu khoảng 35 mg/L • Hàm lượng phèn tối ưu khoảng 1.800 mg/L • pH tối ưu khoảng 4,7
• Độ màu nước thải sau xử lý khoảng 71 (Pt – Co), ứng với hiệu quả xử lý khoảng 97,66%.
• Hàm lượng COD nước thải sau xử lý khoảng 650 (mg/L), ứng với hiệu quả xử lý khoảng 82,55%.
So sánh các kết quả thí nghiệm ta thấy, quá trình keo tụ sử dụng phèn sắt (III) kết hợp với chất trợ keo tụ PAC có hiệu quả xử lý độ màu và COD cao hơn, đồng thời hàm lượng phèn sử dụng thấp hơn so với quá trình keo tụ chỉ sử dụng phèn sắt (III).
Vậy, đối với nước thải công đoạn sản xuất bột giấy CTMP tại Công ty giấy Tân Mai, chúng ta nên xử lý bằng phương pháp keo tụ sử dụng phèn sắt (III) kết hợp chất trợ keo tụ PAC ở pH khoảng gần 4,7 với liều lượng các chất như sau :
• Hàm lượng PAC khoảng 35 mg/L • Hàm lượng phèn khoảng 1.800 mg/L
Tiến hành thí nghiệm xác định dư lượng sắt (III) còn lại trong nước thải sau xử lý trong trường hợp sử dụng phèn sắt (III) với hàm lượng 1.800 mg/L và PAC với hàm lượng 35 mg/L ở pH xấp xỉ 4,7 ta có kết quả hàm lượng sắt (III) trong nước thải sau xử lý khoảng 3 mg/L . Như vậy, với lượng phèn sắt (III) sử dụng lớn (1.800 mg/L) thì dư lượng sắt (III) còn lại rất thấp, chứng tỏ phèn sắt (III) rất thích hợp cho quá trình keo tụ nước thải công đoạn sản xuất bột giấy tại Công ty giấy Tân Mai. Ngoài ra, kết quả này còn cho thấy hàm lượng sắt (III) trong nước thải sau xử lý hầu như ảnh hưởng rất ít đến hoạt động của vi sinh vật trong công xử lý sinh học tiếp theo, nhất là khi nước thải sau xử lý được pha trộn với một nguồn nước thải khác có lưu lượng lớn và không có sắt. Thật vậy, hàm lượng sắt cho phép đối với nước thải trước khi vào công trình xử lý sinh học là 1.000 mg/L (theo bảng 2 – 1 trang 16, sách Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải – Trịnh Xuân Lai) lớn hơn rất nhiều so với dư lượng sắt còn lại trong nước thải sau quá trình keo tụ (3 mg/L).
Như vậy, nước thải sau khi keo tụ bằng phèn sắt (III) hoàn toàn có thể tiếp tục xử lý bằng phương pháp sinh học mà không sợ dư lượng sắt ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật, tốt nhất là nên hòa trộn nước thải sau khi keo tụ với một nguồn nước thải khác không có sắt trước khi xử lý sinh học.