THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH BÙN HOẠT TÍNH HIẾU KHÍ

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP đề tài NGHIÊN cứu và THIẾT kế hệ THỐNG xử lý nước THẢI CÔNG TY GIẤY tân MAI (Trang 89 - 90)

b. Giai đoạn tăng tải trọng

6.3.1 THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH BÙN HOẠT TÍNH HIẾU KHÍ

Qua đồ thị 6.1 ta thấy, pH của nước thải sau xử lý sinh học tăng. Điều này chứng tỏ mô hình bùn hoạt tính hiếu khí hoạt động tốt, các vi sinh vật có khả năng xử lý nước thải giấy ở nhiều tải trọng khác nhau. Thật vậy, sở dĩ pH tăng là do dưới điều kiện hoạt động của vi sinh vật nitơ hữu cơ trong nước thải được chuyển hóa thành hợp chất đơn giản hơn dưới dạng nitơ amonia, đó là một bazơ yếu. Từ đây, một phần nitơ amoniac được vi sinh vật sử dụng trong quá trình đồng hóa tổng hợp tế bào vi khuẩn, một phần tham gia vào quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng nitơ amoniac vi sinh vật không sử dụng hết, đây chính là nguyên nhân làm cho pH nước thải sau xử lý sinh học tăng lên. Chính vì vậy, pH của nước thải sau xử lý tăng được xem là dấu hiệu cho thấy vi sinh vật hoạt động tốt.

Đồ thị 6.2 và đồ thị 6.3 cho thấy trong khoảng tải trọng từ 0,5 – 2,15 kgCOD/m3ngày hiệu quả xử lý COD rất ổn định và đạt ở mức cao (trên 81%), hàm lượng COD trong nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B (dưới 100mg/L). Điều này

chứng tỏ vi sinh vật hoàn toàn thích nghi với nước thải giấy. Thật vậy, khi ở tải trọng thấp nguồn cơ chất cung cấp cho vi sinh vật ít nên hầu như chúng được vi sinh vật sử dụng hết, dẫn đến hiệu quả xử lý COD cao. Khi tải trọng tăng dần hiệu quả xử lý giảm dần, đó là do lúc này luôn luôn có thức ăn dư thừa quanh tế bào vi sinh vật nhưng do khả năng sử dụng cơ chất của vi sinh vật có giới hạn nên chỉ một phần cơ chất được vi sinh vật sử dụng, phần cơ chất còn lại vẫn nằm trong nước thải sau xử lý làm cho hàm lượng COD trong nước thải sau xử lý tăng dần hay nói cách khác hiệu quả xử lý COD giảm dần. Như vậy, vi sinh vật chỉ có thể xử lý nước thải giấy đạt hiệu quả cao ở một khoảng tải trọng nhất định, khi vượt quá giới hạn này (trên 2,5 kg COD/m3ngày) vi sinh vật sẽ không đủ khả năng xử lý.

Theo kết quả ngiên cứu đối vơí nước thải giấy, tải trọng thích hợp cho hoạt động của vi vật nên chọn trong khoảng từ 1,5 đến 2,5 kg COD/m3ngày với thời gian lưu 6 giờ, khi đó hiệu quả xử lý COD sẽ đạt trên 81%.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP đề tài NGHIÊN cứu và THIẾT kế hệ THỐNG xử lý nước THẢI CÔNG TY GIẤY tân MAI (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w