Đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 55 - 57)

7. Kết cấu của đề tài

4.1. Đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hoà

Hiện nay tỉnh Khánh hồ có hơn 80 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đang hoạt động, trong đó, chủ yếu là cơng ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng khoảng 74 % trong tổng số doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều chế biến thủy sản xuất khẩu, một số doanh nghiệp vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ nội địa và một số ít các doanh nghiệp tiêu thụ nội địa. Sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu là thủy sản đơng lạnh, trong đó chủ yếu cá đơng lạnh, mực đông lạnh, tôm, cua ghẹ, cá khô đông lạnh, các doanh nghiệp tiêu thụ nội địa chủ yếu là hải sản khô, hải sản tẩm gia vị, nước mắm...

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hồ)

Hình 4. 1: Các loại hình doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Khánh Hịa

Về Tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản xuất khẩu: Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn thì hiện nay tỉnh có khoảng hơn 44 doanh nghiệp tham gia chế biến xuất khẩu. Các sản phẩm thủy sản của Khánh Hòa đã có mặt trên tại thị trường 64 nước và vũng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các nước

Hịa. Mức nhập khẩu của các thị trường này chiếm gần 60% trên tổng thị phần xuất khẩu. Trong đó, vị trí số 1 thuộc về EU - một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng với lượng hàng xuất chiếm gần 1/4 sản lượng xuất khẩu của toàn tỉnh. Tiếp đó là thị trường Mỹ với trên 19%, Nhật Bản trên 14%, còn lại là các thị trường khác. Nhìn

vào hình 4.2 ta thấy, tính đến cuối năm 2014, xuất khẩu thủy sản Khánh Hịa đã về đích thành công với sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 74.794 tấn các loại, tăng 8% so với năm 2013, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 479.879 ngàn USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó tơm chiếm trên 56%, cá ngừ trên 28% còn lại là các đối tượng nhuyễn thể. Có được kết quả này là nhờ tình hình khai thác, ni trồng thủy sản của tỉnh trong năm đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã chủ động thu mua từ các địa phương nên các nguyên liệu của các mặt hàng chiến lược như tôm, cá ngừ vẫn đảm bảo đủ phục vụ chế biến xuất khẩu. Nhờ vậy, khi mùa khai thác và ni trồng kế tiếp có bị thất thu thì các doanh nghiệp vẫn đủ lượng cho chế biến, xuất khẩu. Ngoài ra, vấn đề thương hiệu và uy tín sẵn có đã là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất, gia tăng thị trường. Sản lượng

và kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng không ngừng mặc dầu ngành thuỷ sản Việt Nam đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức. Việc Mỹ quyết định áp giá thuế

nhập khẩu đối với hàng thủy sản Việt Nam, các nước trong khối EU cũng tăng cường giám sát chặt chẽ hơn hàng thực phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, cạnh tranh thương mại với nhiều chiêu phá giá, đánh thuế cao, cho là sản phẩm không bảo đảm vệ sinh.., tại thị trường truyền thống Nhật Bản, việc các lô hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam có chứa hoạt chất Trifluralin vượt mức cho phép đã làm cho nhu cầu nhập khẩu và tiêu dùng thủy sản Việt Nam giảm mạnh. Ngoải ra cịn có những khó khăn về yếu tố đầu vào như, giá điện, xăng dầu, lãi suất ngân hàng…

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hồ)

Hình 4. 2: Sản lượng và kinh ngạch xuất khẩu thủy sản

Về tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước: Các sản phẩm tiêu dùng trong nước chủ yếu là nước mắm, mực tẩm, cá khô… những sản phẩm này đã có thương hiệu và vị trí trên thị trường, bên cạnh đó với lợi thế là sự phát triển của ngành du lịch với số lượng khách hàng năm gia tăng đã làm gia tăng năng lực tiêu thụ, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản của địa phương. Các mặt hàng thủy sản tiêu thụ nội địa có khuynh hướng gia tăng.

Mặt khác, đặc điểm ngành mang tính thời vụ, sản lượng ngun liệu khơng ổn định, bên cạnh đó khi vào mùa cao điểm với mức tăng đột biến từ đơn đặt hàng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành tuyển dụng thêm nhiều nhân viên ngoài lực lượng hiện hữu. Các sản phẩm từ thủy sản thường dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến chịu sức ép về các rào cản kỹ thuật, các thị trường nhập khẩu ngày càng đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng an toàn thực phẩm.

4.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các doanh nghiêp CBTS tỉnh Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)