Kết quả về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 68 - 71)

7. Kết cấu của đề tài

4.2.3. Kết quả về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ

thống KSNB các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa

Mẫu khảo sát sẽ được tác giả thống kê mô tả để biết được thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa được đang được đánh giá ở mức nào, với điểm trung bình là bao nhiêu. Số liệu cụ thể được tính tốn tổng hợp bảng sau:

Bảng 4. 6: Thống kê mô tả các giá trị thang đo

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 22.0)

Dựa vào bảng kết quả thống kê mơ tả, chúng ta có thể thấy, mức độ trả lời về sự tồn tại của các thành phần của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến tính hữu hiệu các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hịa như sau: Mơi trường kiểm sốt là 3.481, Đánh giá rủi ro là 3.475, Hoạt động kiểm sốt là 3.4904, Thơng tin và truyền thông là 2.7602 và Giám sát là 3.5812. Đồng thời tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được đánh giá trung bình là 3.5778. Từ kết quả này có thể thấy 5 nhân tố cấu thành nên hệ thống KSNB đều đã được đánh giá ở mức trung bình và mức khá. Các giá trị trung bình của các “Mơi trường kiểm sốt”, “Đánh giá rủi ro”, “Hoạt động kiểm sốt,

Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Mơi trường kiểm sốt 197 1 5 3.481 .72182

Đánh giá rủi ro 197 1 5 3.475 .65093

Hoạt động kiểm soát 197 2 5 3.4904 .66743

Thông tin và truyền thông 197 1.5 5 2.7602 .69107

Giám sát 197 1 5 3.5812 .83666

Tính hữu hiệu của hệ thống

từ “1 - 5”. Như vậy, có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa đã tồn tại hệ thống KSNB tuy chưa phải là mức hoàn thiện và đầy đủ. Cụ thể, từng nhân tố như sau:

4.2.3.1. Nhân tố 1: Mơi trường kiểm sốt

Theo kết quả thống kê trên, nhân tố Mơi trường kiểm sốt được đánh giá mức khá với giá trị trung bình 3.481/5. Trong đó, tiêu chí đánh giá cao nhất là “Nhà quản lý thiết lập các quy tắc đạo đức và phổ biến đến mọi thành viên trong doanh nghiệp’’, và tiêu chí đánh giá thấp là “Nhà quản lý thiết lập hợp lý cơ cấu tổ chức (phân công phân nhiệm giữa các bộ phận, mối quan hệ giữa nhà cung cấp)’’ và “Doanh nghiệp xây dựng và cơng bố các chính sách để thu hút, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực (xem Phụ lục 8). Như vậy, tại các doanh nghiệp, việc thiết lập cơ cấu tổ chức cũng như xây dựng các chính sách thu hút, phát triển và đào tạo chưa được chú ý cao. Điều này có thể do các doanh nghiệp CBTS chủ yếu có quy mơ vừa và nhỏ, thuộc loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn hoặc tư nhân, nguồn vốn ít, chưa đầu tư nhiều vào chính sách nhân sự, thu hút đào tạo nhân viên. Một số doanh nghiệp quản lý theo kiểu gia đình, khơng phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn. Mặt khác, do đặc điểm ngành mang tính thời vụ, khi vào mùa cao điểm với mức tăng đột biến từ đơn đặt hàng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành tuyển dụng thêm nhân viên ngoài lực lượng hiện hữu để đáp ứng khối lượng công việc tăng, ngoài ra doanh nghiệp còn tiến hành tăng ca để có thể hồn thành đơn hàng đúng thời hạn.

4.2.3.2. Nhân tố 2: Đánh giá rủi ro.

Nhân tố Đánh giá rủi ro được đánh giá mức khá với giá trị trung bình 3.475/5. Trong đó, tiêu chí đánh giá cao nhất là “Doanh nghiệp có cơ chế dự đốn, xác định và phản ứng rủi ro do môi trường pháp lý, mơi trường kinh kinh tế có liên quan hoạt động CBTS có thể ảnh hưởng đến việc đạt các mục tiêu của doanh nghiệp’’, và Tiêu chí đánh giá thấp là “Doanh nghiệp xem xét khả năng xảy ra gian lận và sai sót trong đánh giá rủi ro để đạt được mục tiêu’’ và “Nhà quản lý ln phân tích và xác định rủi ro bên trong và bên ngoài tác động đến việc đạt các mục tiêu doanh

nghiệp…”(xem Phụ lục 8). Như vậy, tại các doanh nghiệp, việc xem xét những sai sót, gian lận cũng như xác định, nhận diện các rủi ro liên quan ảnh hưởng tới các hoạt động của doanh nghiệp chưa được chú trọng cao. Điều này có thể là do trình độ quản lý của các doanh nghiệp chưa cao; đa số là các doanh nghiệp có số năm thành lập cịn ít nên chưa có kinh nghiệm nhiều trong vấn đề quản lý cũng như nhận diện rủi ro, đặc biệt việc chọn người trong việc mua nguyên liệu đầu vào. Mặt khác, do đặc điểm của ngành là nguyên liệu phụ thuộc theo mùa vụ nên sản lượng nguyên liệu khơng ổn định, ngồi ra thị trường đầu ra của doanh nghiệp phụ thuộc vào sức mua của thị trường nhập khẩu nước ngoài nên các doanh nghiệp cũng chịu những rủi ro nhất định.

4.2.3.3. Nhân tố 3: Hoạt động kiểm soát.

Nhân tố Hoạt động kiểm soát được đánh giá ở mức khá với giá trị trung bình 3.4904/5. Trong đó, tiêu chí đánh giá cao nhất là “Các hoạt động kiểm soát được thiết lập phù hợp ở các cấp trong đơn vị (phòng ban, phân xưởng…) cũng như từng hoạt động, giai đoạn chế biến’’, và Tiêu chí đánh giá thấp là “Nhà quản lý thực hiện rà sốt định kỳ lại các chính sách và thủ tục kiểm soát để thay đổi chúng khi khơng cịn phù hợp’’ và “Doanh nghiệp thiết lập hệ thống quản lý bảo mật thông tin trong hoạt động kiểm soát…”(xem Phụ lục 8). Do đa số các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ nên chưa có sự đầu tư thích đáng vào hệ thống máy tính cũng như chưa chú trọng kiểm sốt hệ thống máy tính. Như vậy, tại các doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải soát xét lại các hoạt động kiểm soát cũng như thiết lập hệ thống quản lý bảo mật thông tin để ngăn chặn, phát hiện những rủi ro sẽ gặp trong hoạt động doanh nghiệp.

4.2.3.4. Nhân tố 4: Giám sát.

Nhân tố Giám sát được đánh giá ở mức khá với giá trị trung bình 3.5812/5. Trong đó, tiêu chí đánh giá cao nhất là “Doanh nghiệp có chính sách sử dụng những cán bộ kinh nghiệm trong việc thanh tra, kiểm tra đơn vị cấp dưới’’, và Tiêu chí đánh giá thấp là “Những khiếm khuyết của kiểm sốt nội bộ được thơng báo một cách kịp thời tới cho Nhà quản lý và hội động quản trị’’ (xem Phụ lục 8). Như vậy,

tại các doanh nghiệp, các khiếm khuyết của kiểm sốt nội bộ vẫn chưa được thơng báo kịp thời tới nhà quản lý cũng như hội đồng quản trị.

4.2.3.5. Nhân tố 5: Thông tin và truyền thơng.

Giá trị trung bình cho nhân tố Thơng tin và truyền thông đạt mức thấp nhất trong tất cả các nhân tố, với mức trung bình 2.7602/5. Trong đó, tiêu chí đánh giá cao nhất là “Nhà quản lý xem xét dữ liệu cả bên trong và bên ngoài khi xác định các thơng tin có liên quan là hợp lý và hữu ích được sử dụng trong các hoạt động của kiểm soát nội bộ’’, và Tiêu chí thấp đánh giá thấp là “Doanh nghiệp thiết lập các kênh thông tin truyền thông để nhân viên báo cáo những sai phạm kịp thời kịp thời được họ phát hiện” và “Doanh nghiệp có kênh truyền thông đảm bảo tất cả các nhân viên hiểu rõ, tuân thủ các chính sách và thủ tục liên quan đến nhiệm vụ của mình” (xem Phụ lục 8). Như vậy, tại các doanh nghiệp, chưa chú trọng thiết lập các kênh thông tin truyền thông để nhân viên báo cáo kịp thời các sai phạm. Nguyên nhân có thể do nhận thức của nhà quản lý các doanh nghiệp CBTS về tầm quan trọng thông tin và truyền thông chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)