Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.5. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu

2.5.1. Nhận xét các cơng trình nghiên cứu nước ngồi

Vấn đề về CLTTKT đặc biệt là CLTTKT trên BCTC được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. CLTTKT hầu hết được xem xét và đánh giá dưới góc độ của người sử dụng thông tin. Theo quan điểm của người sử dụng thì thơng tin có chất lượng nếu được cung cấp một cách kịp thời, minh bạch và hữu ích trong việc nhận định đúng hiệu quả hoạt động của DN trong hiện tại cũng như khả năng dự đoán tiềm năng phát triển của DN trong tương lai (Bharath et al, 2008; Cascino et al, 2010; Chaney et al, 2011; Callen et al, 2013). Ngoài ra, nghiên cứu của Hribar và cộng sự (2014) ghi nhận thêm phương pháp đo lường CLTTKT thơng qua chi phí kiểm toán. Phương pháp đo lường này mang lại cho các nhà nghiên cứu trong cùng lĩnh vực cách tiếp cận mới vì cho kết quả đo lường CLTTKT tương đồng với các phương pháp đã được sử dụng trước đây. Thông tin kế tốn tài chính có chất lượng cao có ảnh hưởng lớn đến khả năng vay nợ cũng như lãi suất vay vốn của DN (Bharath et al, 2008) và cung cấp thơng tin hữu ích cho các chun gia phân tích tài chính khi dự báo chỉ số giá cổ phiếu (Byard et al, 2006).

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT trên BCTC các nhà nghiên cứu trước đã phân tích các đặc điểm của BKS; đặc điểm của HĐQT như số lượng thành viên trong hội đồng, sự kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và CEO; đặc điểm về cấu trúc vốn sở hữu như tỷ lệ sở hữu vốn của các thành viên thuộc

HĐQT, ban giám đốc và BKS. Các nhân tố kể trên đều có ảnh hưởng đến CLTTKT tài chính cơng bố (Byard et al, 2006; Cascino et al, 2010; Qin & Wenyao, 2011; Holtz et al, 2014; Ran et al, 2015). Tuy nhiên để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT đến CLTTKT các tác giả đã dùng các phương pháp khác nhau để nhận định xem liệu rằng thông tin kế tốn có chất lượng hay khơng như CLTTKT được xem xét theo phạm vi hẹp là chất lượng khoản mục lợi nhuận, độ chính xác của giá cổ phiếu dự báo hay đơn giản hơn là xem xét các báo cáo kiểm tốn chấp nhận tồn phần hay có ý kiến ngoại trừ để đánh giá CLTTKT trên BCTC.

2.5.2. Nhận xét các cơng trình nghiên cứu trong nước

Các tác giả trong nước đã có những nghiên cứu nhất định về CLTTKT như thực trạng CLTTKT, phương pháp đánh giá CLTTKT trên BCTC cũng như xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến CLTTKT. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng là phương pháp định tính và chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào sự ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT trên BCTC. Các nghiên cứu mà tác giả đã tìm hiểu bước đầu xây dựng được mơ hình đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố thuộc QTCT đến CLTTKT trên BCTC (Lê Thị Hương Giang, 2015; Đoàn Thị Mỹ Thương, 2015; Nguyễn Trọng Nguyên, 2015) tuy nhiên các bằng chứng để chỉ ra sự tác động của từng nhân tố thuộc cơ chế QTCT đến CLTTKT còn nhiều điểm khác biệt.

2.5.3. Xác định khe hổng nghiên cứu

Với tổng quan những nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, tác giả nhận thấy rằng cơ chế QTCT thực sự có sự ảnh hưởng nhất định đến CLTTKT và tính cần thiết của việc nghiên cứu sâu hơn sự ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT trên BCTC. Mơ hình đo lường CLTTKT được tác giả sử dụng trong luận văn dựa trên mơ hình chất lượng dồn tích của Kothari và cộng sự (2005) vì cách đo lường này giúp nhận ra hành vi điều chỉnh khoản mục lợi nhuận trên BCTC, khoản mục có nhiều sự chênh lệch giữa số liệu trước và sau kiểm toán trong giai đoạn 2010 – 2013 theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hà (2014). Mặt khác, việc sử dụng mơ hình dồn tích để đo lường CLTTKT đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây và cách đo lường này hồn tồn có thể phát hiện hành vi gian lận thông qua

chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC của các DN niêm yết (Jones và cộng sự, 2008). Ngoài ra với việc mở rộng mẫu nghiên cứu so với nhiều nghiên cứu trong nước gồm 101 DN trong giai đoạn 2010 – 2014, tác giả mong muốn xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc cơ chế QTCT đến CLTTKT trên BCTC một cách đáng tin cậy và bổ sung vào tổng quan nghiên cứu về lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)