Phân tích thống kê mơ tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 77 - 79)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Phân tích ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT trên BCTC

4.2.2. Phân tích thống kê mơ tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Thống kê mơ tả nhằm tổng qt hóa dữ liệu nghiên cứu thông qua một số chỉ số thống kê cơ bản như: chỉ số trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số mẫu quan sát. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu thể hiện ở bảng 4.3 (Chi tiết được trình bày ở phụ lục 11).

Bảng 4.3. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát AIQ 0.08 1.31 0.00 0.09 505 DUAL 0.32 1 0 0.47 505 BIND 0.17 0.80 0 0.23 505 BSIZE 5.91 11 3 1.40 505 SUP 0.19 1.00 0 0.27 505 MANA 0.04 0.59 0 0.09 505 INTER 0.17 0.84 0 0.18 505 GOV 0.20 0.80 0 0.22 505 LEV 0.46 0.98 0.06 0.21 505 ROA 0.07 0.49 -0.65 0.08 505

Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích từ phần mềm Eview 8.0

Biến AIQ đại diện cho chất lượng của thông tin kế tốn trên BCTC có giá trị nhỏ nhất là 0, lớn nhất là 1.31, giá trị trung bình 0.08 và độ lệch chuẩn 0.09 cho thấy CLTTKT trên BCTC của các DN niêm yết trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch rất lớn. Giá trị biến AIQ càng nhỏ cho thấy CLTTKT của DN càng cao do sự chênh lệch các khoản kế tốn dồn tích hầu như được giải thích bởi các biến độc lập của mơ hình hồi quy (1).

Biến giả DUAL đại diện cho việc kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và CEO có giá trị trung bình là 0.32, giá trị nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 1. Tỷ lệ kiêm nhiệm các năm như sau: năm 2010 là 36.63%, năm 2011 là 36.63%, năm 2012 là 31.68%, năm 2013 là 30.69% và năm 2014 là 26.73%. Như vậy có thể nhận thất rằng tỷ lệ kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và CEO đã giảm dần qua các năm.

Biến BIND đại diện cho tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập có giá trị nhỏ nhất là 0% và lớn nhất là 80%, tỷ lệ trung bình là 17%, độ lệch chuẩn phản ánh mức chênh lệch bình quân của tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập của các DN niêm yết so với giá trị trung bình khá cao 23% cho thấy tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT các DN niêm yết trong mẫu có sự khác biệt lớn và tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM trung bình là khá thấp. Biến BSIZE đại diện cho tổng số thành viên của HĐQT ít nhất là 3 thành viên và cao nhất là 11 thành viên, trung bình khoảng 6 thành viên. Độ lệch chuẩn phản ánh mức chênh lệch bình quân về số lượng thành viên của HĐQT là 1.4 cho thấy gần như quy mô HĐQT của các DN niêm yết trong mẫu nghiên cứu khơng có sự chênh lệch lớn.

Biến SUP đại diện cho tỷ lệ thành viên BKS có trình độ chun mơn về kế tốn có giá trị nhỏ nhất là 0%, lớn nhất là 100%, trung bình là 19% cho thấy có những DN tất cả thành viên BKS đều có trình độ chun mơn kế tốn nhưng cũng có DN khơng có thành viên nào của BKS có hiểu biết chuyên sâu về kế toán. Độ lệch chuẩn 27% cho thấy tỷ lệ thành viên BKS có trình độ chun mơn kế tốn giữa các DN niêm yết trong mẫu có sự chênh lệch lớn.

Biến MANA đại diện cho tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi ban giám đốc có giá trị thấp nhất là 0%, cao nhất là 59% và trung bình khoảng 4%, độ lệch chuẩn là 9% cho thấy tỷ lệ cổ phần của ban giám đốc trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch lớn.

Biến INTER đại diện cho tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngồi có giá trị nhỏ nhất là 0%, lớn nhất là 84%, trung bình là 17% và độ lệch chuẩn là 18% cho thấy tỷ lệ sở hữu cổ phần bởi các tổ chức và cá nhân nước ngoài giữa các DN trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch lớn.

Biến GOV đại diện cho tỷ lệ cổ phần của Nhà nước có giá trị nhỏ nhất là 0%, lớn nhất là 80%, giá trị trung bình là 20% và độ lệch chuẩn là 22% cho thấy tại các DN niêm yết tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước có sự khác biệt lớn.

Biến LEV đại diện cho tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có giá trị nhỏ nhất là 6%, lớn nhất lên đến 98%, trung bình 46% độ lệch chuẩn khá cao 21% cho thấy giữa các DN có sự chênh lệch lớn về khả năng tự chủ tài chính và khả năng trả nợ.

Biến ROA đại diện cho tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có giá trị nhỏ nhất là -65%, lớn nhất là 49%, trung bình khoảng 7%. Độ lệch chuẩn là 8% cho thấy mức độ chênh lệch của tỷ lệ lợi nhuận sau thuế giữa các DN là khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)