Kiểm định hệ số hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 83 - 88)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Phân tích ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT trên BCTC

4.2.3.3. Kiểm định hệ số hồi quy

Bảng 4.6 trình bày kết quả hồi quy các biến độc lập thể hiện cơ chế QTCT đến CLTTKT trên BCTC của các DN niêm yết trên sàn chứng khốn TP.HCM theo phương pháp GLS (Chi tiết trình bày ở phụ lục 20)

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy theo mơ hình FEM Biến Kỳ vọng Hệ số hồi Biến Kỳ vọng Hệ số hồi quy Thống kê t Cons 0.041*** 2.732 DUAL + 0.015*** 2.808 BIND - 0.037*** 4.253 BSIZE + -0.001 -0.706 SUP - 0.015 1.101 MANA - -0.421*** -6.979 INTER - 0.018 0.774 GOV + -0.002 -0.197 LEV + 0.084*** 3.871 ROA + 0.123*** 2.995 R-square 62.51% N = 505

***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích từ phần mềm Eview 8.0

Biến độc lập đại diện việc kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và CEO (DUAL) có hệ số hồi quy là 0.015 thể hiện mối tương quan thuận với biến AIQ tức là khi DN niêm yết có sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và CEO sẽ làm cho giá trị của biến AIQ tăng đồng nghĩa với CLTTKT trên BCTC giảm. Như vậy giả thuyết H1 được chấp nhận ta có thể rút ra kết luận việc kiêm nhiệm đồng thời hai chức danh chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc điều hành làm cho CLTTKT trên BCTC giảm. Mối quan hệ giữa chủ tịch HĐQT và CEO là một trong các mối quan

hệ quan trọng nhất, nhạy cảm nhất và tinh tế nhất trong một tổ chức. Mối quan hệ này quan trọng vì đây là hai vị trí quan trọng nhất trong một tổ chức; nhạy cảm vì đây là những người có cổ phần lớn và tinh tế bởi nó liên quan đến sự phối hợp chặt chẽ giữa hai người mà quyền lực của người này ảnh hưởng đến người kia (Tricker, 2012). Sự kết hợp vai trò của chủ tịch HĐQT và CEO đã tập trung quyền lực vào một người, chủ tịch HĐQT kiêm CEO sẽ chịu trách nhiệm trước HĐQT và trên thực tế chính sự kiêm nhiệm này đã trở thành điểm tựa giữa HĐQT và ban điều hành và điều này làm ảnh hưởng khơng tốt đến nhiều khía cạnh trong quản lý và điều hành cơng ty trong đó có CLTTKT cơng bố. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Byard và cộng sự (2006), Firth và cộng sự (2007), Holtz và Sarlo Neto (2014), Giáp Thị Liên (2014) và Nguyễn Trọng Nguyên (2015). Biến độc lập đại diện tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập (BIND) có hệ số hồi quy là 0.037 thể hiện mối tương quan thuận với biến AIQ nghĩa là khi tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT tăng thì giá trị biến AIQ tăng đồng nghĩa với CLTTKT trên BCTC của DN giảm. Như vậy, giả thuyết H2 bị bác bỏ. Trong hầu hết các nghiên cứu mà tác giả đã tìm hiểu thì một DN niêm yết với tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cao sẽ giúp thơng tin kế tốn trở nên minh bạch hơn, phù hợp hơn cho việc dự báo và CLTTKT nhìn chung sẽ được cải thiện (Byard và cộng sự, 2006; Firth và cộng sự, 2007; Kelton và Yang, 2008; Cho và Rui, 2009; Cascino và cộng sự, 2010; Qin và Wenyao, 2011; Holtz và Sarlo Neto, 2014; Cao Nguyễn Lệ Thư, 2014; Giáp Thị Liên, 2014; Nguyễn Trọng Nguyên, 2015). Tuy nhiên trong một số nghiên cứu trong nước như Cao Nguyễn Lệ Thư (2014), Giáp Thị Liên (2014), Lê Thị Hà Giang (2015) và Nguyễn Phi Trinh (2015) chỉ tiêu tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập được tính bằng số lượng thành viên HĐQT không điều hành trên tổng số thành viên của HĐQT. Trong khi đó, tác giả đo lường chỉ số này bằng tỷ lệ thành viên độc lập (theo báo cáo về tình hình QTCT của DN) trên tổng số thành viên HĐQT. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa phù hợp với hầu hết các nghiên cứu có thể xuất phát từ sự khác biệt trong việc đo lường biến BIND.

Biến độc lập đại diện tỷ lệ cổ phần của ban giám đốc (MANA) có hệ số hồi quy -0.421 thể hiện mối tương quan nghịch với biến AIQ tức là khi một DN có tỷ lệ cổ

phần sở hữu bởi cá nhân các thành viên trong ban giám đốc cao sẽ làm giá trị biến AIQ giảm đồng nghĩa với CLTTKT trên BCTC được cải thiện. Như vậy, giả thuyết H5 được chấp nhận. Theo lý thuyết đại diện, hành vi tư lợi của các nhà quản lý chủ yếu xuất phát từ sự tách biệt lớn giữa quyền sở hữu và quyền kiểm sốt. Chính sự mâu thuẫn này đã làm phát sinh những xung đột lợi ích nhất định và sự xung đột chỉ có thể giảm bớt khi có sự gắn kết lợi ích của nhà quản lý với lợi ích chung của công ty. Khi tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc tăng sẽ làm giảm hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC (Cheng và Warfield, 2005; Giáp Thị Liên, 2014) và chất lượng thơng tin kế tốn cũng được cải thiện. Kết quả hoàn phù hợp với nghiên cứu của Giáp Thị Liên (2014), Cheng và Warfield (2005).

Về các biến kiểm sốt trong mơ hình:

(1) Biến kiểm sốt đại diện cho tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (LEV) có hệ số hồi quy là 0.085 thể hiện mối tương quan thuận với biến AIQ tức là DN niêm yết có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao sẽ làm cho giá trị biến AIQ tăng đồng nghĩa với CLTTKT trên BCTC giảm. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Ran và cộng sự (2015).

(2) Biến kiểm soát đại diện cho tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) có hệ số hồi quy là 0.123 thể hiện mối tương quan thuận với biến AIQ tức là khi chỉ số ROA cao sẽ làm giá trị biến AIQ cao đồng nghĩa với CLTTKT trên BCTC giảm. Như vậy, giả thuyết H8 được chấp nhận ta có thể kết luận rằng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cao làm cho CLTTKT trên BCTC giảm. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Cascino và cộng sự (2010), Wang và Yung (2011).

Biến độc lập đại diện cho quy mơ HĐQT (BSIZE) có hệ số hồi quy –0.001 nhưng giá trị P-value = 0.481 > 0.1 nên giả thuyết H3: Quy mô HĐQT tương quan nghịch với CLTTKT trên BCTC bị bác bỏ.

Biến độc lập đại diện cho tỷ lệ thành viên BKS có trình độ chun mơn về kế tốn (SUP) có hệ số hồi quy 0.015 nhưng giá trị P-value = 0.272 > 0.1 nên giả thuyết H4: Tỷ lệ thành viên BKS có chun mơn về kế tốn tương quan thuận với CLTTKT trên BCTC bị bác bỏ.

Biến độc lập đại diện cho tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (INTER) có hệ số hồi quy 0.018 nhưng giá trị P-value = 0.439 > 0.1 nên giả thuyết H6: Tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tương quan thuận với CLTTKT trên BCTC bị bác bỏ.

Biến độc lập đại diện cho tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước (GOV) có hệ số hồi quy -0.002 và giá trị P-value = 0.844 > 0.1 nên giả thuyết H7: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước tương quan nghịch với CLTTKT trên BCTC bị bác bỏ.

Bảng 4.7. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết Giả

thuyết Nội dung

Kết quả kiểm định

H1 Kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và CEO tác động

tiêu cực đến CLTTKT trên BCTC Chấp nhận

H2 Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập tương quan thuận với

CLTTKT trên BCTC Bác bỏ

H3 Quy mô HĐQT tương quan nghịch với CLTTKT trên

BCTC Bác bỏ

H4 Tỷ lệ thành viên BKS có chun mơn về kế tốn tương

quan thuận với CLTTKT trên BCTC. Bác bỏ

H5 Tỷ lệ cổ phần của ban giám đốc tương quan thuận với

CLTTKT trên BCTC Chấp nhận

H6 Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tương

quan thuận với CLTTKT trên BCTC Bác bỏ

H7 Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước tương quan nghịch

với CLTTKT trên BCTC Bác bỏ

H8 Tỷ số nợ trên tổng tài sản tương quan nghịch với

CLTTKT trên BCTC Chấp nhận

H9 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tương quan nghịch với

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu với hai giai đoạn chạy mơ hình hồi quy đa biến. Giai đoạn 1 nhằm đo lường chất lượng dồn tích đại diện cho CLTTKT trên BCTC. Với dữ liệu được thu thập theo dạng bảng cân đối, tác giả đã thực hiện các kiểm định Likelihood và Hausman nhằm lựa chọn mơ hình ước lượng hồi quy phù hợp nhất là mơ hình các tác động cố định FEM. Một số kiểm định đã được thực hiện nhằm phát hiện các vi phạm giả thiết của mơ hình FEM. Trên cở sở kết quả kiểm định Wald và Wooldridge thì mơ hình FEM xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan. Phương pháp GLS (cross-section weights) đã được sử dụng nhằm khắc phục các vi phạm này và làm cho các ước lượng hồi quy thực sự hiệu quả. Giai đoạn 2, tác giả tiến hành kiểm định các nhân tố thuộc cơ chế QTCT và biến phụ thuộc là CLTTKT đã được đo lường ở giai đoạn 1. Kết quả hồi quy cho thấy việc kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và CEO làm giảm CLTTKT trên BCTC, tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc cao giúp nâng cao CLTTKT trên BCTC. Tuy nhiên, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cao lại làm cho CLTTKT trên BCTC giảm, điều này chưa phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu tương tự đã được thực hiện. Kết quả hồi quy khơng tìm thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố gồm quy mơ HĐQT, tỷ lệ thành viên BKS có trình độ về kế tốn, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước đến CLTTKT trên BCTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)