Các đặc điểm thuộc cơ chế QTCT ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.6. Các đặc điểm thuộc cơ chế QTCT ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC

2.6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu về sự tác động của QTCT đến CLTTKT

Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy có rất nhiều nhân tố bên trong và bên ngồi DN niêm yết có tác động nhất định đến CLTTKT, đặc biệt là các nhân tố thuộc cơ chế quản trị của DN. Các nghiên cứu được ghi nhận ở phần tổng quan cho thấy có nhiều phương pháp được sử dụng để đo lường CLTTKT trên BCTC theo nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm: chất lượng thông tin lợi nhuận trong dự báo giá cổ phiếu, quản trị lợi nhuận thông qua đo lường chất lượng dồn tích, sự phù hợp và minh bạch của thơng tin kế tốn, việc cơng bố lại BCTC, ý kiến kiểm tốn BCTC và chi phí kiểm tốn. Khi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT thì các đặc điểm của HĐQT và cơ cấu vốn chủ sở hữu là hai thành phần được tập trung phân tích. Tác giả sẽ tổng hợp một số kết quả nghiên cứu chính nhằm làm cơ sở cho việc nhận diện các nhân tố cần được xem xét đưa vào mơ hình nghiên cứu chính thức của luận văn (Bảng tóm tắt được trình bày ở phụ lục 01).

2.6.2. Nhận diện các nhân tố thuộc QTCT ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC

Khi tìm hiểu về sự ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT thì lý thuyết đại diện được rất nhiều tác giả lựa chọn làm lý thuyết nền cho nghiên cứu của mình (Cho và Rui (2009), Wang và Yung (2011), Cullianan và cộng sự (2012), Holtz và Sarlo Neto (2014)). Về bản chất, lý thuyết đại diện đại diện cho rằng vấn đề kiểm soát quản trị là một hợp đồng giữa các cổ đông (người chủ) và thành viên HĐQT (người đại diện). Vì lợi ích cá nhân các thành viên HĐQT có thể đưa ra các quyết định có lợi cho họ mà qn đi lợi ích của cổ đơng. Một vấn đề đáng quan tâm ở đây là sự bất cân xứng trong việc tiếp nhận thơng tin. Thành viên HĐQT có những hiểu biết

nhất định về tình hình hoạt động thực tế của cơng ty trong khi các cổ đông khác lại phải phụ thuộc vào quyết định của HĐQT xem những thông tin nào được công bố chứ không thể chủ động trong việc tiếp nhận. Khi trở thành người chủ động người đại diện có thể chọn lọc, điều chỉnh và cơng bố thơng tin theo ý muốn chủ quan của mình nhằm đạt được mục đích nào đó. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ chế QTCT và thơng tin kế tốn, Bushman và Smith (2001) nhận thấy rằng kế tốn có thể được sử dụng như một cơ chế kiểm sốt mà qua đó các nhà đầu tư và cổ đơng có thể theo dõi được các hành động của nhà quản lý.

Qua việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu chính về tác động của QTCT đến CLTTKT, tác giả đã nhận diện được 16 nhân tố được thành 3 nhóm như sau: (1) Về đặc điểm của BKS: quy mơ BKS, trình độ học vấn của thành viên BKS, tỷ lệ thành viên BKS có chun mơn về kế tốn, số lượng cuộc họp của BKS trong năm.

(2) Về đặc điểm của HĐQT: quy mô HĐQT, việc kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và CEO, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, số lượng cuộc họp của HĐQT trong năm, trình độ chun mơn của thành viên HĐQT độc lập.

(3) Về cấu trúc vốn chủ sở hữu: tỷ lệ cổ phần BKS nắm giữ, tỷ lệ cổ phần của ban giám đốc, tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi các tổ chức, tỷ lệ cổ phần của HĐQT, tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn, tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi Nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài mà tác giả lựa chọn. Cơ sở lý thuyết về thơng tin kế tốn, chất lượng thông tin kế tốn và cơ chế quản trị cơng ty đã được tác giả trình bày một cách có hệ thống nhằm làm cơ sở cho việc xác định ảnh hưởng của QTCT đến CLTTKT trên BCTC. Tác giả đã cố gắng thu thập tài liệu qua các kênh như: thư viện trực tuyến trong và ngoài nước cũng như các tài liệu được cung cấp từ bạn bè, đồng nghiệp. Với tổng cộng 17 cơng trình nghiên cứu nước ngồi và 13 cơng trình nghiên cứu trong nước đã phần nào khái quát được vấn đề nghiên cứu của luận văn. Mặc dù còn giới hạn về thời gian và năng lực nghiên cứu của bản thân nhưng tác giả đã chỉ ra được mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả của các nghiên cứu trước một cách cơ bản nhằm làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp và mơ hình nghiên cứu phù hợp cho luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)