7. Kết cấu của luận văn
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH Tế XÃ HỘI CỦA TỈNH
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam, với diện tích tự nhiên là 5.862,37km², bằng 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đơng Nam Bộ, giữ vị trí quan trọng trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước, có toạ độ từ 10o30’03 đến 106o45’30 đến 107o35’00 kinh độ Đông.
Đồng Nai giáp các tỉnh: Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương.
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hịa là trung tâm chính trị văn hóa của tỉnh; thị xã Vĩnh An và 9 huyện: Châu Thành, Định Quán, Long Đất, Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc, Xun Mộc.
Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía Đơng Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tay Nguyên với toàn bộ vùng Đơng Nam Bộ bởi có địa hình trung du chuyển tiếp từ vùng cao trung bình dưới 100m so với mặt nước biển, giảm dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Trong tương lai một số dự án lớn đang triển khai như Sân bay quốc tế Long Thành;
đường sắt cao tốc Bắc – Nam; đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa Dầu Giây; đường cao tốc Biên Hòa – Vũng tàu, tất cả các dự án đã và đang triển khai đều đi qua Đồng Nai.
Những yếu tố cơ bản trên đã góp phần tạo cho Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển. Bởi vậy, Đồng Nai được coi như là “bản lề chiến lược” giữa bốn vùng của các tỉnh phía Nam, nó khơng chỉ có vai trị trọng yếu trong phát triển kinh tế, mà cịn có ý nghĩa đặc biệt trong việc kết hợp kinh tế, an ninh quốc phòng, và trật tự xã hội của vùng trọng điểm phía Nam. Đây mới là tiền đề quan trọng để phát triền kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nam.
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam, với địa hình đồi bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng sau:
Địa hình đồng bằng: Các bậc thềm song có độ cao từ 5 đến 10m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5m dọc theo các song và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km.
Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh với độ cao dao động từ 0,3 đến 2m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, có mạng lưới sơng rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ.
Dạng địa hình đồi lượn sóng: Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi bazan, bề mặt địa hình rất phẳng thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ.
Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 – 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Đinh Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao từ 200- 300m.
Đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phằng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiết đới gió mùa, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27oC, nhiệt độ cao nhất khoảng 20,5oC, số giờ nắng trong năm 2.500 - 2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%.
Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thơng tương đối hồn chỉnh, được thiên nhiên ưu đãi, Đồng Nai đã từ lâu trở thành cầu nối giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các vùng dân cư phía Nam, trở thành địa bàn hấp dẫn với người dân mọi miền của Tổ quốc.
Nhìn chung điều kiên tự nhiên của tỉnh Đồng Nai là lợi thế mạnh để Đảng bộ, và nhân dân tỉnh Đồng Nai phấn đấu xây dựng và phát triển về mọi mặt trên địa bàn tỉnh. Và đặc biệt là đẩy mạnh đổi mới chính sách phát triển về con người trong quá trình xây dựng và phát triển công tác quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.