Nhóm giải pháp về tổ chức và giám sát có hiệu quả hoạt động thu, chi ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 95)

2.3.3 .2Về quản lý chi NSNN

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NGÂN

3.3.3 Nhóm giải pháp về tổ chức và giám sát có hiệu quả hoạt động thu, chi ngân

chi ngân sách

Làm thế nào để sử dụng ngày một tốt hơn nguồn vốn eo hẹp của tỉnh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước và nhân dân giao phó hàng năm. Đó khơng chỉ là trọng trách của chính quyền trong tỉnh mà cịn của các cơ quan hữu quan như Phòng Tài chính tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, và các cơ quan quản lý khác. Để hỗ trợ cho quản lý ngân sách tỉnh, các cơ quan quản lý cấp trên cũng thường xuyên kiểm tra, giảm sát, đôn đốc, uốn nắn cho cán bộ tỉnh trong việc quản lý ngân sách. Nhưng trên hết không ai hiểu rõ công việc trong tỉnh bằng chính các cán bộ của tỉnh, do vậy họ cần phải đảm bảo rằng mọi việc họ làm trong quản lý ngân sách là đúng pháp luật. Điều quan trọng là họ đã làm như thế nào và bằng các cơng cụ gì để quản lý ngân sách ngày một tốt hơn: Đây là vấn đề mà cán bộ quản lý cấp cao hơn cần phải giải đáp;

Để nâng cao tổ chức, giám sát hoạt động thu, chi NSNN cần phải rà soát, tiến hành cải cách thủ tục hành chính và đưa ra những giải pháp ở các cấp độ khác nhau như: Đổi mới về qui trình ngân sách, cơng cụ và kỹ năng giám sát, chế độ báo cáo, cung cấp thông tin;

Theo Điều 16 Hiến pháp 2013 giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng: 1. Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Nội dung giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng gồm:

2. Chính phủ quy định chi tiết về giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng.

Muốn cho quá trình chấp hành dự toán ngân sách tỉnh ngày càng nâng cao chất lượng và nhờ đó nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách tỉnh hơn, thì cần phải tổ chức, kiểm tra và giám sát một cách thường xuyên, liên tục mọi nghiêp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến thu, chi ngân sách.

Để thực hiện tốt giải pháp trên, thì phải coi trọng việc chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật, thực hiện bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức, viên chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo hướng cải cách, hiện đại hố cơng tác quản lý thu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong thực hiện các nhiệm vụ; thường xuyên giáo dục nâng cao phẩm chất, đạo đức và năng lực đội ngũ công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm những công chức, viên chức tiêu cực, vi phạm pháp luật.

3.3.4 Nhóm giải pháp về đổi mới qui trình lập quyết định dự tốn ngân sách

- Hồn thiện quy trình lập dự tốn NS Quy trình lập dự tốn NS phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự tốn theo Luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự tốn NSNN. Trong q trình lập dự tốn NSNN cần chú ý 2 khâu then chốt là: Khâu hướng dẫn và số thơng báo kiểm tra về dự tốn cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gởi cho cơ quan Tài chính các cấp phải thận trọng thậm chí phải trao đổi thảo luận với đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu về dự toán nhằm phục vụ tốt cho q trình xét duyệt dự tốn.

- Xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán Xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét duyệt dự tốn chi NS cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cụ thể chi kinh phí hoạt động cho các đơn vị thụ hưởng NSNN thành 4 loại như sau: Kinh phí chi trả quỹ lương, kinh phí quản lý, kinh phí hoạt động sự nghiệp và kinh phí chi đầu tư XDCB.

- Đổi mới về quyết định dự toán NS Quyết định dự toán chi NSNN phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã được xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán chi NSNN được duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương. Khâu xét duyệt dự toán giữa cơ quan Tài chính với từng đơn vị dự toán phải trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất về dự toán của các đơn vị. Trên cơ sở thống nhất về dự toán của đơn vị thụ hưởng NSNN cơ quan Tài chính tổng hợp dự toán ngân sách cấp mình thơng qua UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSNN nhằm đảm bảo cho dự toán xét duyệt được hợp lý hơn.

3.3.5 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý ngân sách

- Khơng ngừng nâng cao trình độ nguồn nhân lực cả về đạo đức và chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quản lý NS phù hợp với yêu cầu của một lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội tổng hợp.

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý NS theo hướng chun mơn hóa kỹ năng quản lý.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người dân nông thôn, gắn với nhu cầu thiết thực của người dân. Từ đó nâng cao khả năng kinh tế của người dân nơng thơn nhằm tăng mức đóng góp trong thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới.

- Phải có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đào tạo cán bộ ngành Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước, Hải quan đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quản lý thu, chi NS địa phương.

Sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ cho hợp lý, bố trí đúng người đúng việc cho phù hợp với khả năng và trình độ chun mơn.

- Cán bộ lãnh đạo tỉnh cần nhận thức đúng đắn, toàn diện về tầm quan trọng, trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN trên địa bàn.

- Cần có chế độ thưởng, phạt rõ ràng đối với các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác quản lý NSNN

3.3.6 Nhóm giải pháp hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật

Hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật là những hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ cho việc thu, chi hay quản lý NSNN. Đó là các khối cơng trình, các trang thiết bị được trang bị riêng cho đơn vị, được các cá nhân là cán bộ quản lý phục vụ cho việc thu, chi ngân sách.

Hiện đại hóa cơ sở vật chất – kỹ thuật của đơn vị là những điều kiện cần thiết giúp các đơn vị hồn thành tốt, chính xác cơng việc được giao. Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa trong đơn vị thực hiện.Nếu tiếp cận quản lý như là một quá trình với các chức năng thì quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật thực chất là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và hiệu quả sử dụng của chúng. Về mục tiêu chung của cơ sở vật chất - kỹ thuật tập trung vào ba nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu cho đơn vị quản lý nguồn ngân sách.

- Sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật đạt hiệu quả cao

- Bảo quản hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật theo đúng các quy định của Nhà nước, những chức năng cơ bản của quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật

- Nguyên tắc chung quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật là trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ cho việc quản lý và bố trí hợp lý cơ sở vật chất – kỹ thuật.

- Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dưỡng và bảo trì cơ sở vật chất - kỹ thuật của đơn vị

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Phân tích thực trạng hoạt động của NSNN tỉnh Đồng Nai và rút ra những thành cơng, hạn chế của nó trong q trình NS của địa phương, đã tạo ra những căn cứ xác thực cho việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả NSNN tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn mới (2016 – 2020). Đồng thời đề ra những giải pháp thực sự có tính khả thi, trước tiên tác giả đã xác lập một hệ thống mục tiêu, phương hướng, quan điểm, các chỉ tiêu cơ bản có liên quan, nhằm tạo thêm những căn cứ lý luận và thực tiễn cho các giải pháp được hướng tới.

Luận văn đã đề xuất được các nhóm giải pháp cơ bản nhằm đổi mới cơng tác quản lý thu, chi NSNN của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020, đó là những nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý; nhóm giải pháp về tổ chức và giám sát có hiệu quả hoạt động thu, chi ngân sách; nhóm giải pháp về đổi mới quy trình lập quyết định dự tốn ngân sách; nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý NSNN; nhóm giải pháp hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật.

Một số kiến nghị

Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Thứ nhất, cần phải tiếp tục nghiên cứu hồn thiện chính sách thuế.

Trong quá trình hồn thiện chính sách thuế cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách thuế. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế việc hồn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, phải đơn giản, ổn định, minh bạch, cơng khai và có tính luật pháp cao. Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cần phải tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.

Thứ hai, cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu

vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách cơng và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý.

Thứ ba, cần nghiên cứu sửa đổi luật NSNN phù hợp với giai đoạn hội nhập

kinh tế quốc tế. Hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách, cần được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạt cho phù hợp với sự khác biệt giữa các vùng, miền.

Đối với tỉnh Đồng Nai

- Cơng tác kế hoạch hố phải thực sự được xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo quy chế dân chủ, hàng năm UBND tỉnh thông báo sớm các chỉ tiêu kế hoạch, danh mục cơng trình và giao cho tỉnh làm chủ đầu tư dự án, thành lập các ban quản lý dự án, các Ban quản lý từ cấp xã để kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu xây dựng kế hoạch, tiến độ thi công đến nghiệm thu, quản lý cơng trình đưa vào sử dụng.

- Giao sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các sở ban ngành, địa phương từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu các nhà thầu trên địa bàn, cung cấp năng lực, kinh nghiệm nhà thầu cho các chủ đầu tư.

- Áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân trong việc lập dự án và đề xuất dự án đầu tư hạ tầng nông nghiệp nông thôn.

- UBND tỉnh sớm ban hành quy định cụ thể, chi tiết việc xác định giá đến hiện trường xây lắp phù hợp với điều kiện hiện nay. Để các Chủ đầu tư có cơ sở lập dự tốn chính xác theo đúng quy định phát luật.

PHẦN KẾT LUẬN

Ngân sách Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền tài chính quốc gia nhất là trong điều kiện hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế - quốc tế và các nước trong khu vực. Sự ổn định của NSNN quyết định sự phát triền nền kinh tế - xã hội, cơng bằng xã hội và có tính chất điều chỉnh vĩ mơ nền kinh tế.

Vì thế, cơng tác đổi mới quản lý NSNN là vấn đề cấp thiết được coi trọng và ngày càng được hoàn thiện nhằm sử dụng nguồn vốn NSNN một cách tiết kiệm và có hiệu quả để phục vụ nền kinh tế của đất nước ngày càng phồn thịnh hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”

Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã đạt được những kết quả nhất định, Đồng Nai là một trong nhưng tỉnh có tốc độ đầu tư, phát triển cao, có quy mơ phát triển tập chung chủ yếu là các khu công nghiệp, so với các tỉnh khác thì ở đây kinh tế phát triển, đời sống dân cư được nâng cao đang dần được đổi mới. Song vẫn còn một số hạn chế nhất định cần phải khắc phục và hoàn thiện tốt hơn nữa trong công tác đổi mới quản lý NSNN theo hướng vừa phát huy tính sáng tạo của địa phương lại vừa đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh.

Để nâng cao chất lượng quản lý ngân sách phù hợp với thời kỳ phát triển mới, vai trị ngân sách Nhà nước càng có ý nghĩa quan trọng ở địa phương là yêu cầu không thể thiếu, cùng đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện quản lý tài chính ngân sách đúng nguyên tắc, chế độ và pháp luật của Nhà nước đựơc qui định. Không ngừng củng cố đội ngũ cán bộ quản lý trao dồi nghiệp vụ am hiểu trong công tác quản lý thu – chi, tăng cường công tác thanh kiểm tra cùng với việc tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân tự giác tham gia nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đảm bảo cho công tác quản lý ngân sách Nhà nước theo luật định.

Đặc biệt, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức vừa có đức vừa có tài; với chính sách lương thỏa đáng ở vị trí làm việc, đống thời có biện pháp quản lý chặt chẽ các đối tượng và xử lý nghiêm minh các cán bộ công chức làm sai quy định cơ

quan, pháp luật, tạo điều kiện cho cơng tác đổi mới quản lý có hiệu quả cao nâng tầm phát triển địa phương lên tầm cao mới.

Qua việc phân tích phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là một hệ thống dựa trên cơ sở xác định mục tiêu, yêu cầu đạt được. Những giải pháp được trình bày trong luận án đã tuân thủ được những yêu cầu chung cho cả nước, nhưng khi áp dụng ở tỉnh Đồng Nai thì cần được vận dụng cụ thể phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (2005), Báo cáo chính trị Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VXII.

2. Bộ tài chính (2003), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, NXB Tài chính, Hà nội – 2003

3. Bộ tài chính (2003), Thơng tư số 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 Hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.

5. Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, Niên giám thống kê Đồng Nai 2006, NXB Thống kê – 2007.

6. Chính phủ, Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.

7. Chính phủ, Nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)