Hoạt động chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 50 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN

2.2.2 Hoạt động chi ngân sách

Chi ngân sách tỉnh Đồng Nai những năm qua đã tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phịng và bổ sung cân đối ngân sách xã, thị trấn. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc phát triển du lịch và cải thiện đời sống người dân tỉnh Đồng Nai.

Chi ngân sách ngày càng gắn bó với q trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu dùng, tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Chi ngân sách địa phương hàng năm đều tăng, và luôn đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thường xuyên và cấp thiết của tỉnh

Qua số liệu thu thập được cho ta thấy chi ngân sách tỉnh các năm qua không ngừng tăng lên, tốc độ tăng bình quân là 49,48%, nhất là từ năm 2013 trở lại đây khi tỉnh tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách tỉnh. Năm 2012 tổng chi ngân sách tỉnh là 6.344.516 nghìn đồng, đến năm 2013 là 8.130.504 nghìn đồng và năm 2015 tăng lên 11.344.569 nghìn đồng. Năm 2015 tăng 1,8 lần so với năm. Chi ngân sách tỉnh vẫn chủ yếu là chi trong cân đối, phần chuyển nguồn ngân sách sang năm sau chiếm tỷ lệ nhỏ.

Bảng 2.2 Hoạt động chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua

Đơn vị tính: 1000 đ

CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kế hoạch

năm 2015

I. Tổng chi ngân sách Nhà nước

6.344.516 8.130.504 9.274.170 11.344.569

1. Chi đầu tư phát triển 2.302.000 2.785.115 2.967.560 4.247.149

- Chi ĐTư cơng trình (T.hổ trợ)

43.000 60.000 75.000

- Chi kiến thiết kinh tế 92.900 117.400 129.976 164.694

2. Chi đảm bảo xã hội 459.760 550.928 611.566 670.690

3. Chi khác ngân sách 95.585 162.283 105.497 106.802

4. Chi sự nghiệp y tế 438.116 558.751 661.992 708.830

5. Chi sự nghiệp giáo dục 2.199.915 2.757.955 3.303.145 3.536.794

6. Chi quản lý qua ngân sách 1.216.000 1.706.000 2.046.000 2.505.300

Hình 2.2 Hoạt động chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,

giai đoạn 2012 - 2015

Nhìn chung hoạt động quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kế, quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên và quản lý sử dụng ngân sách chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn.

Đối với chi đầu tư phát triển

Đây là nội dung chi được tỉnh đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Kết quả về quản lý chi đầu tư phát triển được thể hiện cụ thể sau:

- Đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thóat trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư.

- Bố trí cơ cấu chi đầu tư bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh đề ra. Quá trình thực hiện chi đầu tư phát triển luôn coi trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và tập trung ngân sách ở mức cao nhất để thực hiện mục tiêu này nhằm tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển. Theo đó chi đầu tư trong những năm qua tập trung

vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của tỉnh, chỉnh trang đô thị, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục …; ngồi ra vốn đầu tư cịn bố trí để thực hiện các chương trình KT-XH của tỉnh như: xóa đói giảm nghèo, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn và nâng cấp hẻm nội thị, điện chiếu sáng công cộng khu vực nội thành và ngoại thành…

- Tỉnh Đồng Nai đã tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:

+ Xác định đúng đắn sự cần thiết phải đầu tư đối với các dự án, cơng trình để có quyết định đầu tư chính xác, phù hợp với điều kiện và khả năng của ngân sách.

+ Nâng cao năng lực của các chủ đầu tư thông qua việc kiện toàn, củng cố bộ máy các ban quản lý chuyên nghiệp của tỉnh, cũng như tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của ban quản lý trực thuộc UBND các xã, phường.

+ Nâng cao chất lượng công tác tư vấn: lập dự án, lập thiết kế dự tốn, thi cơng, giám sát.

+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án,thẩm định thiết kế tổng dự toán…

+ Tăng cường cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, tiến hành xử phạt hợp đồng đối với các nhà thầu thi công làm ăn gian đối không đảm bảo tiến độ và chất lượng cơng trình; tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các chủ đầu tư và các bên có liên quan trong quản lý chất lượng cơng trình.

- Mặc dù nguồn vốn chi đầu tư còn phát triển theo phân cấp hạn hẹp, song tỉnh Đồng Nai cũng tìm mọi biện pháp để tăng thêm vốn đầu tư, cũng như bổ sung thêm vốn đầu tư cho việc phát triển KT-XH cũng như đảm bảo môi trường sinh thái.

Đối với quản lý chi thường xuyên

Kết quả quản lý chi thường xuyên ở tỉnh Đồng Nai được thể hiện cụ thể như sau:

- Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của tỉnh. Ngoài các khoản chi thường xuyên, ngân sách tỉnh Đồng Nai đã đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất nhất là trong trường hợp thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác. Từ đó hồn thành vai trị là nguồn lực tài chính để tỉnh hồn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH đã đề ra.

- Việc thực hiện chu trình ngân sách đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN ban hành cũng như nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương mình. Q trình xét duyệt dự tốn, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN; việc chấp hành dự tốn đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm; từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, cơng tác kiểm sốt chi của kho bạc ngày càng chặt chẽ hơn; công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết tốn đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng nhưng hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách.

- Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chương trình KT-XH của tỉnh như: chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình phát triển thương mại du lịch, chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…Cơ cấu chi ngân sách tỉnh Đồng Nai đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra.

- Các cơ quan đơn vị và cá nhân hưởng thụ từ các khoản chi thường xuyên đã có ý thức trong việc sử dụng có hiệu quả, hạn chế được tiêu cực.

- Các đơn vị thực hiện thí điểm khốn kinh phí hành chính theo Quyết định 192/2008/QĐ-TTg bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, hiệu quả hoạt động, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ cơng tác đã được nâng lên một bước.

Ở các đơn vị này đã chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình nghiệp vụ, riêng đối với phòng Tài chính - Kế hoạch cịn đăng ký xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 trong quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Các cơ quan đã đề ra quy chế chi tiêu nội bộ làm cho ý thức tiết kiệm chống lãng phí được nâng lên, việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị đi vào thực chất hơn. Thu nhập của cán bộ, công chức được nâng lên, đời sống được cải thiện đáng kể.

- Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐCP của Chính phủ đã đạt được những kết quả rất khả quan. Các đơn vị sự nghiệp có thu được giao quyền tự chủ tài chính đã từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và người lao động theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, việc quản lý khai thác và mở rộng nguồn thu sự nghiệp được chú trọng hơn, ý thức sử dụng kinh phí tiết kiệm hơn,thu nhập của viên chức sự nghiệp được nâng lên đáng kể. Các đơn vị đã phấn đấu tăng thu một cách tự giác để nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức đơn vị, thực tế cho thấy sau khi được giao quyền tự chủ tài chính các đơn vị này đều hoàn thành kế hoạch năm sau cao hơn năm trước từ 15- 20%.

Bên cạnh đó, để bảo đảm tính hiệu quả và phát huy tác dụng của nguồn vốn đầu tư, tỉnh Đồng Nai đã dần khắc phục được việc phân bổ và giao dự toán chi đầutư XDCB dàn trải, manh mún. Về bố trí vốn đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành quy định:

- Ưu tiên bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được giao để thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản của các cơng trình thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách theo chế độ quy định, không để phát sinh nợ tồn đọng mới và khơng bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; bố trí trả đủ (cả gốc và lãi) các khoản huy động đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật ngân sách nhà nước đến hạn phải trả trong năm; trả các khoản vay tín dụng ưu đãi thực

hiện chương trình kiên cố hố kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề, hạ tầng thuỷ sản đến hạn phải trả trong năm.

- Đảm bảo bố trí vốn cho các dự án, chương trình được ngân sách trung ương hỗ trợ một phần để thực hiện các mục tiêu dự án, chương trình: Chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở, Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, Đề án Kiên cố hố trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên... sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ và các chương trình hỗ trợ khác mà vốn ngân sách trung ương chỉ mang tính hỗ trợ.

- Đối với các dự án ODA do địa phương quản lý: Tập trung bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương cho các dự án theo cam kết

- Tập trung vốn bố trí cho các dự án, cơng trình có hiệu quả, có khả năng hồn thành đưa vào sử dụng trong năm và đầu năm sau.

- Sau khi bố trí cho các nhiệm vụ nêu trên mới bố trí cho các dự án khởi cơng mới có đủ điều kiện bố trí vốn theo chế độ quy định, theo hướng tập trung vốn, tránh dàn trải; trong đó ưu tiên cho các cơng trình, dự án đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Đối với nguồn vốn đầu tư từ thu tiền sử dụng đất: Phần vốn thuộc ngân sách tỉnh ưu tiên hỗ trợ các dự án trọng điểm và lập quỹ phát triển đất theo Nghị định 69/NĐ-CP của Chính Phủ.

Để bảo đảm tính hiệu quả và phát huy tác dụng của nguồn vốn đầu tư, tỉnh Đồng Nai đã dần khắc phục được việc phân bổ và giao dự toán chi đầu tư XDCB dàn trải, manh mún. Về bố trí vốn đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện đã quy định ưu tiên thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản của các cơng trình thuộc đối tượng đầu tư ngân sách, không để phát sinh nợ tồn đọng mới; chi trả nợ các khoản vay theo chế độ quy định; khơng bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, tập trung vốn bố trí cho các dự án, cơng trình có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm và đầu năm sau. Ưu tiên bố trí

vốn cho các cơng trình cấp bách, trọng điểm của huyện và phát huy hiệu quả nguồn vốn.

Công tác thẩm định hồ sơ, thiết kế, dự toán được quan tâm chặt chẽ hơn. Việc cấp phát vốn cho các dự án cơng trình (nhất là các dự án, cơng trình trọng điểm) đã đảm bảo kịp thời theo khối lượng tiến độ hồn thành. Tình hình quyết tốn dự án đầu tư hoàn thành được thực hiện đúng chế độ quy định; số lượng dự án hoàn thành được thẩm tra và phê duyệt ngày càng tăng; qua thẩm tra và phê duyệt quyết toán đã cắt giảm nhiều khoản chi phí đề nghị quyết tốn khơng đúng chế độ, góp phần chống thất thốt, lãng phí vốn đầu tư. Trong tổ chức triển khai thực hiện, các ngành và các phường, xã đã đảm bảo hồn thành cơng tác phân bổ kế hoạch vốn theo yêu cầu đề ra; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và tuân thủ quy trình kiểm sốt thanh toán vốn đầu tư.... Kết quả thực hiện qua các năm vừa qua của tỉnh Đồng Nai cho thấy sự chủ động của các ngành, các chủ đầu tư trong quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chú trọng đầu tư có trọng điểm, đồng thời thúc đẩy tiến độ thi công và giải ngân vốn các cơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương quản lý.

Các ngành Tài chính, KBNN đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư, chủ dự án trong quá trình lập kế hoạch nhu cầu vốn, nghiệm thu thanh tốn giá trị khối lượng XDCB hồn thành, đồng thời cũng giúp cho cơng tác quản lý, kiểm sốt, thanh tốn của cơ quan tài chính, KBNN chặt chẽ, an tồn.

Phân bổ và giao dự tốn chi thường xuyên của địa phương hàng năm cơ bản thực hiện theo các quy định của Luật NSNN. Dự toán chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo, chi sự nghiệp KHCN khơng cao hơn dự tốn của tỉnh giao. Đối với các lĩnh vực khác như: quốc phòng, an ninh, y tế, văn hóa - thể thao, chi trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách căn cứ chỉ tiêu hướng dẫn của Bộ Tài chính, chế độ chính sách, khối lượng, nhiệm vụ của từng lĩnh vực, địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, dự tốn đơn vị cấp trên phân bổ cho đơn vị dự toán cấp dưới phải khớp đúng với dự toán chi được UBND tỉnh

giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi các khoản chi thường xuyên đã được KBNN kiểm soát chi chặt chẽ về thủ tục và nội dung hồ sơ thanh toán, bảo đảm đúng nội dung quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, chế độ, định mức đơn giá. Các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cơ bản được bảo đảm các quy định về duyệt giá hoặc đấu thầu, chỉ định thầu và hạn chế tối đa các khoản chi bằng tiền mặt, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách, đặc biệt là trách nhiệm của chủ tài khoản khi thực hiện chuẩn chi.

Cơng tác kiểm sốt chi qua kho bạc nhà nước : Các khoản không nằm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)