(Nguồn: NHNN-2015)
Từ số liệu bảng 3.1 có thể thấy: Số lượng giao dịch qua POS tăng đều trong năm 2013 -2014. Năm 2014, số lượng giao dịch thanh toán qua POS/EDC đạt 24,302,271 món, tăng 36% so năm 2013, giá trị giao dịch qua POS/EDC là 159,617 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2013. Tuy nhiên, giá trị giao dịch thanh toán qua máy POS vẫn còn rất thấp so với giá trị giao dịch rút tiền. Điều này cho thấy, thói quen thanh tốn bằng tiền mặt vẫn cịn rất phổ biến.
Theo báo cáo của NHNN, chi nhánh các tỉnh, thành phố, khu vực có số lượng giao dịch lớn là các tỉnh, thành phố lớn có điều kiện kinh tế phát triển, nơi tập trung nhiều trung tâm mua sắm, khu du lịch, khu vui chơi giải trí. Dẫn đầu là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tiếp đó là Hải Phịng, Cần Thơ, Khánh Hịa, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số địa phương khác; số lượng POS và giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua POS tại các tỉnh ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn thấp.
Theo báo cáo thường niên của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam năm 2014, doanh số rút tiền mặt vẫn chiếm tới 84% tổng doanh số thẻ sử dụng; doanh số chuyển khoản chiếm 15% tổng doanh số sử dụng thẻ; doanh số chi tiêu tại ĐVCNT chỉ chiếm 0.3% tổng doanh số sử dụng thẻ. Doanh số dùng thẻ để rút tiền mặt qua ATM còn chiếm tỷ trọng khá cao, doanh số thanh toán qua ĐVCNT chiếm tỷ lệ quá ít nhất là thẻ ghi nợ nội địa. Đây là một đặc điểm tương đối đặc thù của hoạt động thẻ ở Việt Nam so với các nước khác và biểu hiện rõ nhất của sự chưa hiểu quả và thiếu bền vững của hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam.
Trên 99% các khoản chi tiêu tiêu dùng cá nhân ở Việt Nam hiện nay vẫn được thanh toán bằng tiền mặt. Thực tế thói quen thanh toán tiền mặt trong đời sống, sinh hoạt là một nguyên nhân quan trọng khiến thanh toán thẻ vẫn chưa phát triển hiệu quả như mong đợi. Trở ngại lớn nhất khiến số lượng thẻ cịn ít so với tiềm năng thị trường là do tập quán sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của người dân vẫn còn khá phổ biến.
3.2 Thực trạng thanh toán qua máy POS tại khu vực Tp.HCM
Năm năm thực hiện Quyết định 2453/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyện Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015, trong đó có yêu cầu nâng cao cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ các thiết bị ngân hàng tự động như máy ATM, POS… Tp.HCM đã có bước phát triển mạnh về hạ tầng thanh toán thẻ..
Tại Tp.HCM - địa phương dẫn đầu trong việc triển khai phát triển thanh toán thẻ qua máy POS, NHNN chi nhánh Tp.HCM đã phối hợp với Sở Giáo dục Tp.HCM, Cơng ty Văn hóa Ngơi Nhà Xanh và một số NHTM triển khai Đề án Thẻ học đường (SSC - School Smart Card) nhằm giúp học sinh thanh tốn học phí mà khơng sử dụng tiền mặt. Theo đó, thẻ học đường SSC là thẻ dành cho học sinh, có tên và mã số học sinh. Phụ huynh sẽ đứng tên chủ tài khoản và mở thẻ phụ SSC cho con theo quy định của ban Đề án SSC. Vào kỳ đóng học phí, trung tâm thông tin SSC sẽ thông báo đến phụ huynh số tiền học phí phải đóng. Phụ huynh sẽ chuyển khoản học phí của con vào thẻ SSC.
Theo đánh giá của NHNN chi nhánh Tp.HCM, đây là thị trường tiềm năng và có khả năng phát triển tốt, các NHTM có thể mở rộng thu hộ tiền cho các cơ sở y tế, trường học qua máy POS trên địa bàn và phát triển thêm khách hàng qua việc phát triển dịch vụ này. NHNN chi nhánh Tp. HCM cũng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng sơ đồ thanh toán trực tuyến qua website của các đơn vị cấp phép dịch vụ công trực tuyến. Kết quả là, Sở Thông tin và Truyền thông đã đề xuất với UBND TP. HCM cho triển khai thí điểm hình thức thanh tốn trực tuyến qua thẻ đối với dịch vụ công mức độ 4 về lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
Theo thống kê của NHNN chi nhánh Tp.HCM, trong năm 2014, thành phố hiện có 31.600 máy cà thẻ (POS) sẵn sàng chấp nhận thẻ tại 16.400 điểm. So với năm 2013, cả hai chỉ tiêu ĐVCNT và số lượng máy POS trên địa bàn TP. HCM tăng trưởng với hai con số tương ứng là 21% và 28%.
Về tình hình phát triển dịch vụ thẻ, cuối năm 2014, trên địa bàn thành phố có khoảng 9 triệu thẻ đang hoạt động, tăng 9% so với năm 2013. Trong đó thẻ nội địa chiếm đa số khoảng 7,5 triệu thẻ tương đương 82.8% tổng lượng thẻ đang hoạt động trên địa bàn thành phố.
Nội dung Số lượng
Thẻ đang hoạt động Thẻ nội địa 7,5 triệu thẻ Thẻ quốc tế 1,5 triệu thẻ
Số lượng máy ATM 4.060 máy
Số lượng máy POS 31.600 máy
Số lượng ĐVCNT 16.400 đơn vị
Bảng 3.2 Thống kê số lượng thẻ, máy POS và ĐVCNT tại kv TP HCM đến Tháng 12-2014
(Nguồn: NHNN CN TP HCM-2015)
Hoạt động thanh toán thẻ cũng được các ngân hàng đẩy mạnh phát triển ở mọi lĩnh vực, từ các siêu thị, trung tâm thương mại, đến các nhà hàng, khách sạn,
các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục,... với gần 400 siêu thị, trung tâm thương mại, 3.255 khách sạn, nhà hàng, 258 bệnh viện, phòng khám và 218 cơ sở giáo dục.
Thống kê của các ngân hàng cho thấy, năm 2014, tỷ trọng thẻ nội địa chiếm 82,8% trong tổng lượng thẻ đang hoạt động ở Tp.HCM và số giao dịch thanh toán qua POS của thẻ nội địa tiếp tục tăng trưởng với mức độ cao hơn so với số giao dịch thanh tốn bằng thẻ quốc tế. Các giao dịch khơng dùng tiền mặt mà thanh toán bằng thẻ đã chiếm 30% tổng số lượng giao dịch, cho thấy xu hướng dùng thẻ để chuyển khoản, thanh toán của người dân thành phố đã tăng dần.
Theo NHNN chi nhánh Tp.HCM, mặc dù vẫn còn 70% số thẻ ngân hàng đang được sử dụng để rút tiền mặt, nhưng những năm qua, tỷ lệ này mỗi năm đều rút ngắn xuống khoảng 5%. Năm 2014, tổng số lượng thẻ rút tiền mặt đã giảm 5,2% so với năm 2013.
3.3 Những tồn tại trong hoạt động thanh toán qua máy POS tại Việt Nam:
Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình phát triển thanh tốn POS cũng cịn một số khó khăn, tồn tại sau:
1- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cụ thể là mạng lưới ATM và sự kết nối thanh toán thẻ qua POS của hệ thống ngân hàng chưa hoàn chỉnh. Chất lượng hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng chung về công nghệ thông tin và viễn thơng phục vụ thanh tốn thẻ qua máy POS còn chưa ổn định, nên ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán này.
2- Số lượng tài khoản thẻ và số lượng giao dịch sử dụng thẻ để thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ tăng không tương xứng. Nguyên nhân của bất cập này là do tâm lý của NTD, sử dụng tiền mặt đã trở thành thói quen khó thay đổi cộng với tâm lý khơng muốn thay đổi, tiếp cận với công nghệ mới, e ngại các rủi ro phát sinh trong thanh tốn thẻ. Ngồi ra, cịn một bộ phận lớn NTD chưa thực sự hiểu hết về chức năng của những loại thẻ ATM mà họ đang sở hữu, chưa nhận thức được là thẻ ATM có thể dùng để thanh toán các mua sắm tại các ĐVCNT. Yếu tố này cản trở họ thực hiện các giao dịch thanh toán qua máy POS.
3- Số lượng ĐVCNT cũng như số lượng máy ATM cịn ít, phân bổ khơng đều. địa điểm lắp đặt POS chưa phù hợp, việc bố trí, lắp đặt POS vẫn tập trung chủ yếu
tại các trung tâm thương mại, khách sạn, khu đô thị, chưa mở rộng tới các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
4- ĐVCNT khơng khuyến khích khách hàng thanh tốn bằng thẻ do tâm lý ngại trả phí giao dịch. Trong quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng của NHNN thì ĐVCNT phải là người trả phí dịch vụ cho ngân hàng với thanh tốn thẻ quốc tế qua máy POS ở mức khoảng 2-2,5%, thẻ ATM nội địa từ 0-1% và ĐVCNT không được phép thu các phí khách hàng liên quan đến việc chấp nhận thẻ dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng trong thực tế, ĐVCNT ln tìm cách phân chia gánh nặng phí với khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như thu phí trực tiếp khách hàng thanh tốn bằng thẻ hoặc khuyến khích khách hàng thanh toán bằng tiền mặt với khoản phí rút tiền qua ATM thấp hơn so với mức phí giao dịch thanh tốn thẻ tại quầy.
5- Một số đơn vị kinh doanh khơng muốn chấp nhận thanh tốn thẻ do tâm lý thanh tốn tiền mặt cho nhanh chóng, gọn gàng hơn thanh tốn qua thẻ và một phần không muốn công khai doanh thu để không phải khai báo thuế. Vì thế, một số nơi dù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách như để máy cà thẻ vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền mặt...
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn đưa ra cái nhìn sâu hơn về tình hình thanh tốn qua máy POS tại Việt Nam nói chung, trên địa bàn Tp.HCM nói riêng. Về cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thanh toán qua máy POS tại Tp HCM, những năm qua đã có sự phát triển rõ rệt, tăng từ số lượng thẻ phát hành và số lượng máy POS lắp đặt, đáp ứng được phần nào nhu cầu thanh toán thẻ của NTD. Về cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tốn qua máy POS thì hiện tại vẫn chưa hồn thiện, chưa có văn bản pháp lý cụ thể nào dành riêng cho loại hình dịch vụ thanh tốn này. Doanh số thanh toán thẻ qua máy POS tại khu vực Tp HCM tăng đều mỗi năm nhưng vẫn không đáng kể so với doanh số tiền mặt. Điều đó cho thấy hiện tại, tiền mặt vẫn là hình thức thanh tốn được NTD ưa chuộng nhất tại các điểm bán hàng. Nguyên nhân dẫn
đến thực trạng này cũng được trình bày trong phần những tồn tại trong hoạt động thanh toán qua máy POS tại Việt Nam.
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN THANH TOÁN QUA MÁY POS TẠI KHU VỰC TP.HCM
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện với đối tượng khảo sát là các khách hàng đã từng sử dụng thanh toán qua máy POS tại khu vực Tp.HCM. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 6 đến tháng 8.2015, tổng số bảng khảo sát được phát ra là 250, tổng số bảng thu về là 200, sau khi đã loại ra các phiếu trả lời không hợp lệ, số bảng còn lại hợp lệ là 197.
4.1 Phương pháp nghiên cứu 4.1.1 Nghiên cứu định tính 4.1.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo dự thảo đã được xây dựng trong mơ hình nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm dựa trên mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Đơng Phương và Vương Đức Hồng Quân (2015) bao gồm 3 nhóm nhân tố chính “đặc điểm NTD”, “đặc điểm phương thức thanh toán”,” đặc điểm giao dịch”. Nhóm bao gồm 8 khách hàng thường xun sử dụng hình thức thanh tốn qua máy POS.
Đầu tiên, tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trong nước và ngoài nước các nhân tố được cho là có tác động đến sự lựa chọn thanh tốn qua máy POS, sau đó đưa ra thảo luận nhóm khách hàng đang sử dụng dịch vụ này để xác định lại các nhân tố nào thật sự có tác động đến lựa chọn thanh toán qua POS của họ, giới hạn lại một số lượng nhân tố tác động chính (Phụ luc 1). Qua q trình thảo luận, có 8 nhân tố: sự an toàn, tốc độ, sự tiện lợi, dễ sử dụng, kiểm sốt chi phí, lưu trữ thơng tin, chi phí và khuyến mãi được đánh giá là có ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức thanh tốn khi mua hàng và 2 nhân tố Sự chấp nhận, giá trị thanh toán bị loại khỏi mơ hình. Ý kiến chung cho rằng sự chấp nhận là một phần của sự tiện lợi khi thanh toán qua máy POS, vì khi mạng lưới chấp nhận thẻ tăng lên đủ đáp ứng nhu cầu thì nhân tố này sẽ khơng tác động đến lựa chọn thanh toán của khách hàng và giá trị thanh tốn thì được cho là có ý nghĩa thấp khi lựa chọn thanh tốn. Do đó, tác giả và nhóm thảo luận thống nhất loại 2 yếu tố sự chấp nhận và giá trị thanh tốn ra khỏi mơ hình và lúc này mơ hình cịn lại 8 nhân tố và sẽ được dùng
để xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng tiếp theo.
Như vậy mơ hình nghiên cứu chính thức như sau:
Đặc điểm người tiêu dùng Thu nhập Tình trạng hơn nhân Giới tính Trình độ học vấn Tuổi Đặc điểm phương thức thanh tốn Lưu trữ thơng tin Chi phí Kiểm sốt chi phí Dễ sử dụng Tốc độ Sự tiện lợi Sự an toàn Sự lự a ch ọ n h ìn h t hứ c than h t o án q u a má y POS PĨ
Hình 4. 1 Mơ hình nghiên cứu chính thức
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Trong quá trình thảo luận, với câu hỏi: Những địa điểm nào bạn thường chọn thanh toán thẻ qua máy POS ? Thì có 5 địa điểm được nhóm thảo luận lựa chọn nhiều nhất bao gồm: : nhà hàng/ địa điểm ăn uống, cửa hàng điện tử, cửa hàng thời trang, siêu thị, trung tâm mua sắm. Tác giả sử dụng các địa điểm này làm đại diện cho những địa điểm được khách hàng lựa chọn sử sụng thanh toán thẻ trong bảng khảo sát chính thức (Phụ lục 2).
Bảng câu hỏi gồm 2 phần:
-Phần sàng lọc và thông tin chung : gồm 2 câu hỏi nhằm tìm kiếm các khách hàng phù hợp với yêu cầu của cuộc khảo sát đó là những khách hàng đã từng sử dụng thanh toán thẻ qua máy POS và 5 câu hỏi tìm hiểu về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân và thu nhập nhằm xem xét các yếu tố về nhân khẩu học có ảnh hưởng đến lựa chọn sử dụng hình thức thanh tốn thẻ qua máy POS hay không.
-Phần nơi dung chính: gồm 19 phát biểu được xây dựng từ 8 nhân tố của mơ hình dưới hình thức thang đo Likert 5 mức độ, từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Thang đo Likert được sử dụng trong trường hợp này là do đây là thang đo được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế xã hội vốn mang tính đa khía cạnh. Phương pháp của Likert là lên danh sách các mục hỏi để đo lường tốt các khía cạnh khác nhau của khái niệm.
4.1.2 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu chính thức được thực hiện ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ. Các thông tin được thu thập từ một số lượng người được phỏng vấn. Đối tượng khảo sát là các khách hàng trên địa bàn Tp.HCM đã và đang sử dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS. Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định lượng là một cuộc khảo sát trực tiếp khách hàng nhằm thu thập số liệu, mục tiêu nhằm đo lường mức độ tác động của
một nhóm nhân tố được cho là có tác động đến lựa chọn thanh toán qua máy POS của khách hàng, kiểm định lại các thang đo trong mơ hình nghiên cứu, xác định tính tương quan của các nhân tố và từ đó đưa ra kết quả cụ thể cho mục tiêu nghiên cứu. Dựa trên cơ sở 3 nhóm đặc điểm nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lực chọn thanh toán qua máy POS, mơ hình nghiên cứu đề xuất với 8 giả thuyết là các biến độc lập định lượng tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là quyết định chọn thanh