CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.2. Nhóm chỉ số phản ánh rủi ro
3.2.3. Tỷ lệ cho vay trên huy động
Bảng 3. 1: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi
Các chỉ số 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng trưởng tín dụng 37,50% 31,19% 14,33% 8,80% 12,70% 14,60% 15,51% Tăng trưởng huy động vốn 29,88% 36,24% 12,40% 17,90% 19,90% 17,00% 13,59% Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi 77,25% 69,28% 67,28% 67,79% 68,89% 65,29% 69,19%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC các ngân hàng
Năm 2009, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Cũng trong năm 2009, Chính phủ triển khai gói kích cầu cho nền kinh tế sau những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, NHNN thực hiện
chương trình hỗ trợ lãi suất 4% phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Những tác động từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN, cấp
tín dụng của các ngân hàng thương mại trong năm 2009 và năm 2010 tăng cao, mức
độ tăng trưởng tín dụng đạt 37,5% năm 2009, là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất
trong khoảng thời gian 2009 – 2015. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2009
cao nhưng mức độ tăng khơng bằng tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng cao trong khi tăng trưởng huy động vốn thấp, nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong
thanh khoản, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, uy tín thấp trong hệ thống. Mất
thanh khoản, các ngân hàng bắt đầu gia tăng lãi suất để huy động vốn trong nền
kinh tế.
Theo Báo cáo thường niên của NHNN năm 2012, sức cầu của nền kinh tế chậm lại làm các doanh nghiệp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa cũng như trong hoạt động
có xu hướng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc. Huy động vốn
có mức tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng, góp phần nâng cao tính thanh khoản cho các ngân hàng.
Năm 2013, 2014 với định hướng giảm lãi suất của NHNN để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, lạm phát ổn định, thanh khoản cao, các ngân hàng
liên tục giảm lãi suất cho vay. Tăng trưởng tín dụng cải thiện, tăng trưởng huy động vốn khả quan trong bối cảnh lãi suất giảm.
Tỷ lệ cho vay trên huy động có dao động nhẹ trong khoảng thời gian nghiên cứu
nhưng nhìn chung có xu hướng giảm. Tỷ lệ này của các ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ an toàn do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu là 80% (theo thông tư 36/2014/TT- NHNN)
Đách giá về mức độ rủi ro của các ngân hàng
Nhìn chung, các chỉ số về đảm bảo an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ sư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của các ngân hàng đã đảm bảo quy định của NHNN đề ra. Tuy nhiên
các chỉ số này chưa đảm bảo được chuẩn mực quốc tế. Các ngân hàng đang trong
giai đoạn tiếp cận chuẩn an toàn theo chuẩn mực quốc tế dưới sự chỉ đạo của
NHNN.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng quá nhanh trong năm 2009 và 2010 cùng với những bất ổn vĩ mô đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại gia tăng nhanh chóng. NHNN đã thành lập cơng ty quản lý tài sản VAMC để giải quyết nợ xấu.
Nhưng, VAMC chỉ có thể giúp các ngân hàng thương mại đưa các khoản nợ xấu ra khỏi báo cáo tài chính. Việc giải quyết nợ xấu cần bản thân ngân hàng tự nổ lực.