CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, lựa chọn các biến trong cùng một mơ hình khác nhau sẽ
làm cho kết quả nghiên cứu khác nhau. Có nhiều cách tiếp cận để đánh giá hiệu quả của một ngân hàng. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, các biến đầu ra và đầu vào
cũng thay đổi khác nhau (Sufian (2011).
Luận văn này nghiên cứu hiệu quả ngân hàng theo ba cách tiếp cận được tổng hợp bởi Sufian (2011): cách tiếp cận trung gian, cách tiếp cận hoạt động, và cách tiếp
cận giá trị gia tăng. Sự khác nhau giữa các cách tiếp cận đó chính là vai trị tiền gửi trong mỗi cách tiếp cận. Mặc dù sử dụng đầu ra và đầu vào khác nhau nhưng cả ba cách tiếp cận đều hướng đến mục tiêu chung đó là nếu ngân hàng sử dụng ít lượng
đầu vào hay chi phí thấp nhưng tạo ra được nhiều lượng đầu ra tức tạo ra nhiều thu
nhập thì lợi nhuận các ngân hàng sẽ gia tăng, các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như ROA, ROE sẽ được nâng cao.
Trong cách tiếp cận hoạt động, ngân hàng được xem như một đơn vị kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận từ các hoạt động tài chính (Leightner và Lovell,
1988), đầu ra của cách tiếp cận này chính là thu nhập bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, đầu vào là các loại chi phí bao gồm chi phí trả lãi và chi phí hoạt
động.
Trong cách tiếp cận trung gian, các ngân hàng được xem như là trung gian giữa
người gửi tiền và người vay tiền. Do đó, khi đo lường hiệu quả của ngân hàng theo cách tiếp cận này, tiền gửi được xem là đầu vào và tiền cho vay là đầu ra. Với cách tiếp cận này, đề tài chọn các biến đầu vào là tổng tiền gửi, chi phí trả lãi, chi phí
Theo cách tiếp cận giá trị gia tăng, những khoản mục nào tạo nên giá trị gia tăng cho ngân hàng được xem như đầu ra. Ngân hàng thu hút càng nhiều tiền gửi thì có khả năng tạo nhiều giá trị gia tăng, cho nên tiền gửi được xem như đầu ra của ngân hàng. Với cách tiếp cận giá trị gia tăng này, các biến đầu ra được lựa chọn là tổng tiền cho vay khách hàng, đầu tư và tổng tiền gửi; đầu vào là tài sản cố định, chi phí trả lãi và chi phí hoạt động.
Luận văn sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất của 26 ngân hàng thương mại: gồm 23 ngân hàng thương mại cổ phần và 3 ngân hàng thương mại Nhà nước
Bảng 4.1: Mối tương quan giữa các biến trong mơ hình
Các biến Cho vay Đầu tư Thu nhập từ lãi Thu nhập ngồi lãi Tổng tiền gửi TSCĐ Chi phí trả lãi Chi phí hoạt động Cho vay 0,905 0,949 0,845 0,963 0,851 0,923 0,985 Đầu tư 0,905 0,897 0,839 0,946 0,763 0,871 0,920 Thu nhập từ lãi 0,949 0,897 0,951 0,963 0,744 0,993 0,976 Thu nhập ngoài lãi 0,845 0,839 0,951 0,894 0,676 0,949 0,911 Tổng tiền gửi 0,963 0,946 0,963 0,894 0,774 0,932 0,978 TSCĐ 0,850 0,763 0,744 0,676 0,774 0,715 0,826 Chi phí trả lãi 0,923 0,871 0,993 0,949 0,932 0,715 0,952 Chi phí hoạt động 0,985 0,920 0,976 0,911 0,978 0,826 0,952
Các hệ số tương quan Pearson trên đều có mức ý nghĩa 1% (kiểm định 2 bên).
Nguồn: Kết quả ước lượng Pearson từ phần mềm SPSS
Dữ liệu được thu thập từ năm 2009 đến năm 2015 với các biến: Tổng tiền gửi – bao gồm tiền gửi khách hàng và tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác, Tài sản cố định, Chi phí trả lãi, Chi phí hoạt động, Cho vay khách hàng – bao gồm cho vay khách
hàng và cho vay các tổ chức tín dụng khác, Đầu tư – bao gồm chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh, Thu nhập từ lãi, Thu nhập ngoài lãi – các khoản thu
nhập, lãi/lỗ thuần từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, vàng, chứng
khoán và các hoạt động khác.
Để đảm bảo các biến có mối liên quan với nhau, ta tính tương quan Pearson giữa
các biến theo từng năm. Hệ số tương quan Pearson từ 0,6 trở lên chứng tỏ các biến có mỗi tương quan chặt chẽ với nhau.
Hệ số tương quan giữa các biến năm 2009 được thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy sự
tương quan cao giữa các biến được lựa chọn.
Kiểm định tương quan Pearson của các biến trong các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 (xem Phụ lục) cũng cho thấy hệ số tương quan cao – đều lớn hơn 0,6. Do đó, các biến được chọn phù hợp với mơ hình DEA.
Dữ liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm DEAP 2.1.
Kết quả của mơ hình nếu bằng 1 thì các ngân hàng đạt được hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần túy hay hiệu quả quy mô. Nếu nhỏ hơn 1 thì khơng đạt được hiệu quả.
Phi hiệu quả được tính bằng cơng thức sau:
Hiệu quả = 1
1 − phi hiệu quả