Đánh giá việc thực hiện các biện pháp trên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về quản lý giá vàng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

2.3.1.Bình ổn giá:

Biện pháp cho nhập khẩu 5 tấn vàng như vừa qua chưa hẳn đã là ổn vì cho nhập vàng sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ lên cao, nhưng không cho nhập thì ngoại tệ cũng sẽ bị gom để nhập vàng lậu, từ đó gây sốc cho giá USD. Cách giải quyết triệt để lúc này là cần đưa vàng dự trữ ra bán, can thiệp. Bên cạnh, giải pháp đồng bộ về lâu dài vẫn phải cho phép các ngân hàng thương mại huy động vàng trong dân.

Sau đó, bơm vốn qua các ngân hàng thương mại bằng việc họ gửi lại một lượng vàng thế chấp cho NHNN, theo kiểu dự trữ bắt buộc. Khi doanh nghiệp mua hay người dân lấy vàng để bán, NHNN lại trả số vàng này qua kênh các ngân hàng thương mại bằng cách hút tiền đồng về. Như vậy, mới không có chuyện sốt tâm lý và lũng đoạn giá.

Còn theo một chủ doanh nghiệp từng kinh doanh vàng miếng và từng mở sàn vàng thì: “mọi người cứ nói bị làm giá nhưng bằng quan sát và thông tin có được, tôi khẳng định thực chất của câu chuyện về vàng chính là từ quản lý vĩ mô. Tất cả đều do điều hành, trong một thị trường cạnh tranh, ông nào có tiền, có hàng thì ông đó được quyền phát giá. Bản chất của câu chuyện này là từ đầu năm đến nay, vàng đã xuất đi nước ngoài quá nhiều (gần 40 tấn).

2.3.2.Kinh doanh vàng miếng

Ngay sau khi NHNN công bố dự thảo sẽ xóa bỏ thị trường kinh doanh vàng miếng thì giao dịch kinh doanh vàng miếng tăng dần. Định hướng cấm kinh doanh vàng miếng và nhà nước sẽ thu mua vàng miếng theo giá quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích cho người dân, theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (Vafi) là một chính sách hay.

“Nếu chúng ta sớm thực thi chính sách này thì dự trữ ngoại hối của Nhà nước tăng lên rất nhiều và sẽ không còn tình trạng thu mua và đầu cơ vàng miếng nữa” - Vafi nhận định.

Tuy nhiên, Vafi cũng cho rằng, để giải pháp này được thực thi nghiêm thì NHNN cũng cần phải ban hành những quy định chống việc kinh doanh biến tướng vàng miếng ở dạng vàng trang sức. Hiện nay, các nước đang quản lý dòng tiền nhàn rỗi rất hiệu quả bằng hệ thống chính sách quản lý dòng tiền nhàn rỗi trong dân.

Dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng việc áp thuế đối với xuất khẩu nữ trang có hàm lượng vàng 80% khiến cho khả năng liên thông giữa thị trường trong và ngoài nước bị tắc. Khi ban hành văn bản đó có lẽ bộ Tài chính đã muốn ngăn chặn việc biến tướng xuất vàng nguyên liệu dưới dạng nữ trang, gây “chảy máu” vàng, hay nói cách khác là làm hao hụt lượng vàng trong nước. Có ý kiến Việt Nam xuất vàng lúc giá rẻ và nhập lúc giá đắt, thiệt

hại cho quốc gia vì vàng của dân cũng là vàng của đất nước. Người ta đã quên rằng phần lớn vàng được nhập vào Việt Nam từ những năm trước, tại những thời điểm giá thấp hơn bây giờ nhiều. Từ đầu năm 2011 đến nay, Việt Nam hầu như không nhập vàng kể cả nhập lậu do giá vàng nội luôn thấp hơn vàng ngoại. Vì thế xét cho cùng, xuất vàng từ tháng 5.2011 trở đi và nếu được phép xuất bây giờ, Việt Nam đang có lời, người dân có vàng đang chốt lời!

2.3.3. Xuất nhập khẩu vàng

Trước đợt tăng giá nước ta đã xuất khẩu một lượng vàng lớn, xuất chừng 40 tấn vàng. Nhiều người lo ngại vàng trong dân cạn kiệt. Theo thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, cơ quan quản lý ngành ngân hàng ước lượng vàng trong dân hiện giờ từ 300 – 500 tấn. Vậy nên viêc lo ngại về cạn kiệt vàng trong dân là không cần thiết.

Nhưng ngay khi vàng tăng đột ngột thì Nhà nước lại phải cấp quota nhập khẩu vàng. Vàng trên thế giới không phải là thứ hàng hóa bình thường, nó là công cụ đầu cơ, nó nằm trong tay các quỹ đầu tư, nó mang trong mình ý nghĩa kinh tế và chính trị. Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng, và vàng vẫn là một trong ba phương tiện tích trữ của người dân cùng với tiền đồng, ngoại tệ, thì bắt buộc vàng phải liên thông với thị trường bên ngoài. Khi chúng ta chủ trương không khuyến khích nhập khẩu vàng vì ngoại tệ còn thiếu, không có lý gì lại chặn luôn đầu ra là xuất khẩu vàng. Ai cũng hiểu với thuế suất 10%, vàng khó lòng xuất được, dù đó là vàng nữ trang thuần khiết.

Bên cạnh việc kịp thời cho phép nhập khẩu vàng với khối lượng cần thiết để tránh đầu cơ, làm giá, NHNN cũng sẽ có cơ chế để các tổ chức tín dụng có thể chủ động sử dụng lượng vàng hiện có trong nước để can thiệp, đảm bảo bình ổn thị trường vàng

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về quản lý giá vàng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)