Phương pháp định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức, viên chức cơ quan hành chính cấp tỉnh, tỉnh cà mau (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp định tính

Đề tài dùng phương pháp định tính thơng qua thảo luận nhóm để hiệu chỉnh

thang đo với sự tham gia của 01 giảng viên khoa Quản lý Nhà nước trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, 03 lãnh đạo, 02 chuyên viên Sở Nội vụ; 01 chuyên viên Văn phịng UBND tỉnh Cà Mau. Đây chính là bước cơ sở để tác giả hiệu chỉnh và hồn chỉnh thang đo chính thức. Dàn bài thảo luận nhóm dùng được trình bày tại (Phụ lục 1).

Từ kết quả thảo luận nhóm, tác giả xây dựng bảng câu hỏi tạm thời và khảo sát thử 10 CCVC trong mẫu khảo sát. Sau khi thảo luận nhóm và khảo sát thử, tác giả nhận thấy có một số góp ý được xem là thiết thực, phù hợp với thực tiễn mà tác giả nhận thấy cần phải điều chỉnh, bổ sung như sau:

(1) Lược bỏ:

 Thang đo “Động lực làm việc”: lược bỏ phát biểu ĐL1, ĐL6, ĐL12, gom 2 phát biểu ĐL8 và ĐL9 thành 1 thang đo mới, cụ thể:

- Lý do lược bỏ phát biểu ĐL1: theo kết quả khảo sát thử các đáp viên đều cho rằng phát biểu 1 và 2 trong thang đo “Động lực làm việc” có ý nghĩa gần giống nhau và chỉ khác về cách diễn đạt câu chữ. Bên cách đó, phát biểu 2 có ý nghĩa bao quát hơn phát biểu 1 nên sau khi tham khảo ý kiến của nhóm chuyên gia tác giả quyết định lược bỏ phát biểu 1 và giữ lại phát biểu 2.

- Lý do lược bỏ phát biểu ĐL6: hai phát biểu ĐL6 và ĐL7 cùng muốn hỏi về thời gian dành cho công việc nhưng với ý nghĩa hoàn toàn trái ngược. Theo các chuyên gia thì nên lược bỏ phát biểu ĐL6 vì mang tích chất khơng tích cực đến việc đo lường thang đo “Động lực làm việc” và gây sự khó hiểu cho các đáp viên. Do đó, tác giả quyết định loại bỏ phát biểu ĐL6 ra khỏi thang đo “Động lực làm việc”. - Lý do lược bỏ phát biểu ĐL12: khi được khảo sát thử, các đáp viên đều cho rằng phát biểu ĐL12 là khơng thể có câu hỏi chính xác cũng như trung thực được vì CCVC khơng thể nhớ rõ được bao nhiêu ngày cảm thấy thích thú làm việc trong 1 tháng và số ngày thích thú làm việc trong 1 tháng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu

tố như tâm sinh lý, số lượng công việc theo thời gian (có thời gian cơng việc q nhiều, có khoảng thời gian cơng việc ít hơn), nếu có trả lời thì các kết quả chỉ mang tính chất tượng trưng. Thêm vào đó, việc đo lường sự thích thú trong công việc cũng đã được bao hàm trong phát biểu 10 và 11 nên sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, nghiên cứu sẽ loại bỏ phát biểu 12 trong thang đo gốc.

- Gom phát biểu ĐL8 và ĐL9: theo các chuyên gia cũng như các đáp viên được khảo sát thử thì 2 phát biểu 8 và 9 cùng có ý nghĩa là CCVC muốn cống hiến nhiều hơn cho công việc bằng cách sử dụng các thời gian ngồi giờ làm việc để làm thêm cơng việc cơ quan. Do đó, tác giả sẽ gom 2 phát biểu lại thành 1 phát biểu là “Tự nguyện làm thêm công việc cơ quan, kể cả thời gian nghỉ ngơi”.

 Thang đo “Nhu cầu sinh học”: lược bỏ phát biểu SH3.

Lý do lược bỏ phát biểu “Tiền lương cơ bản hiện nay”: vì trong khu vực cơng tại Việt Nam thì tiền lương cơ bản sẽ tuân thủ theo các qui định của Nhà nước. Lãnh đạo các cơ quan Nhà nước không thể tự nâng lương cơ bản cho CCVC của cơ quan mình được. Do đó Tiền lương cơ bản không tác động đến ĐLLV.

 Thang đo “Nhu cầu an toàn”: lược bỏ phát biểu AT4.

Lý do loại ra khỏi thang đo yếu tố “Chế độ dành cho nhân viên nghỉ ốm/thai sản/biến cố gia đình”. Vì yếu tố này nằm trong quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội, buộc các cơ quan, đơn vị phải tuân thủ. Nên theo kết quả khảo sát thử, các đáp viên yêu cầu nên bỏ phát biểu này.

(2) Bổ sung:

Nghiên cứu có 2 phát biểu bổ sung vào thang đo “Nhu cầu an tồn” với nội dung “Tỉnh có chế độ hỗ trợ kinh phí cho CCVC học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ” và “Chính sách của Tỉnh về việc nâng lương trước thời hạn là hợp lý”. Vì đây là các chính sách để thu hút nhân tài vào làm việc cho khu vực công của tỉnh Cà Mau cũng như chính sách hỗ trợ cho các CCVC đang hoạt động trong cơ quan nhà nước tiếp tục học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ của mình. Và hai chính sách này khơng phải tỉnh nào cũng đưa vào áp dụng nên khi

được khảo sát thử các đáp viên cho rằng nên cho 2 yếu tố này vào để đo lường thêm cho nhu cầu an tồn trong cơng việc.

(3) Điều chỉnh:

Thang đo “Nhu cầu sinh học”: phát biểu “Thu nhập từ công việc hiện tại” sẽ được diễn giải cụ thể hơn “Thu nhập từ công việc hiện tại mang lại gồm tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập khác phù hợp với năng lực và sự đóng góp cho tổ chức”.

Thang đo “Nhu cầu an toàn” yếu tố “Áp lực công việc” được điều chỉnh thành “Cơng việc có áp lực vừa phải” để cho cụ thể và dễ hiểu hơn cho các đáp viên.

(4) Kết quả:

Sau khi thảo luận, tác giả tiến hành chỉnh sửa các thang đo gốc cho phù hợp với chính sách thúc đẩy ĐLLV của địa phương nghiên cứu và đưa ra kết quả cuối cùng về các thang đo của các yếu tố như sau:

Thang đo về yếu tố “Động lực làm việc” được đo lường bằng 8 thang đo:

1. Cảm thấy được kích thích bởi các nhiệm vụ trong cơng việc của mình. 2. Muốn người thân chọn cơng việc giống mình.

3. Cảm thấy sự cống hiến cho công việc là rất lớn. 4. Nhận thấy cơng việc chính là một thử thách. 5. Muốn dành thêm thời gian cho công việc.

6. Tự nguyện làm thêm công việc cơ quan, kể cả thời gian nghỉ ngơi. 7. Mong chờ được trở lại công việc khi kết thúc các kỳ nghỉ lễ. 8. Tôi cảm thấy thời gian làm việc ở cơ quan trôi qua nhanh.

Thang đo về yếu tố “Nhu cầu sinh học” được đo lường bằng 3 thang đo:

1. Lãnh đạo thường quan tâm đến đời sống vật chất của nhân viên.

2. Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất nơi làm việc phù hợp và phục vụ tốt cho công việc.

3. Thu nhập từ công việc hiện tại mang lại (gồm tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu khác) phù hợp với năng lực và sự đóng góp cho tổ chức.

Thang đo về yếu tố “Nhu cầu an toàn” được đo lường bằng 6 thang đo:

1. Được đảm bảo an tồn lao động trong cơng việc. 2. Cơng việc của tơi có áp lực vừa phải.

3. Công việc ổn định lâu dài.

4. Cơng đồn cơ quan thường đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.

5. Tỉnh có chế độ hỗ trợ kinh phí cho CCVC học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

6. Chính sách của Tỉnh về việc nâng lương trước thời hạn là hợp lý.  Thang đo về yếu tố “Nhu cầu xã hội” được đo lường bằng 5 thang đo:

1. Có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. 2. Có mối quan hệ tốt với lãnh đạo.

3. Có mối quan hệ tốt các thành viên trong gia đình. 4. Nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo và đồng nghiệp. 5. Có mối quan hệ tốt với cơng dân/khách hàng.

Thang đo về yếu tố “Nhu cầu được tôn trọng” được đo lường bằng 4 thang đo:

1. Được lãnh đạo và đồng nghiệp ghi nhận về những đóng góp cá nhân. 2. Được sự động viên khích lệ của lãnh đạo.

3. Hài lịng với vị trí hiện tại trong tổ chức. 4. Được sự tôn trọng của đồng nghiệp.

Thang đo về yếu tố “Nhu cầu tự thể hiện” được đo lường bằng 5 thang đo:

1. Bản chất công việc của tơi rất thú vị, có ý nghĩa. 2. Được chủ động trong công việc.

3. Có nhiều cơ hội được học tập.

4. Công việc phù hợp với năng lực và chun mơn. 5. Có nhiều cơ hội để thăng tiến trong cơng việc.

Như vậy, so với thang đo ban đầu, sau khi lược bỏ và điều chỉnh ta có tổng cộng 23 thang đo dùng để đo lường các yếu tố “Nhu cầu sinh học”, “Nhu cầu an

tồn”, “Nhu cầu xã hội”, “Nhu cầu được tơn trọng”, “Nhu cầu tự thể hiện”, và 8

thang đo của yếu tố “Động lực làm việc” (xem Bảng 2, Phục lục 1).

Sau khi hình thành thang đo chính thức, tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn chuyên sâu nhằm đảm bảo người được phỏng vấn hiểu rõ nội dung các khái niệm và ý nghĩa của từ ngữ. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu. Việc sử dụng thang đo này rất phổ biến trong nghiên cứu kinh tế - xã hội vì các vấn đề trong kinh tế - xã hội đều mang tính đa khía cạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức, viên chức cơ quan hành chính cấp tỉnh, tỉnh cà mau (Trang 38 - 42)