Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức, viên chức cơ quan hành chính cấp tỉnh, tỉnh cà mau (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.7. Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu

3.7.1. Các giả thuyết nghiên cứu

Sau khi đã thống nhất được các nội dung trong 5 yếu tố tác động đến động lực làm việc thì các giả thuyết được đưa ra như sau:

- Giả thuyết H1: Yếu tố “Nhu cầu sinh học” như thu nhập hiện tại từ công

việc, cơ sơ vật chất nơi làm việc, phương tiện, máy móc thiết bị phục vụ cơng việc có tác động tích cực đến động lực làm việc của CCVC tỉnh Cà Mau.

- Giả thuyết H2: Yếu tố “Nhu cầu an toàn” như mức độ áp lực, an tồn, ổn định trong cơng việc cũng như các chính sách của Tỉnh Cà Mau về nâng lương trước hạn, hỗ trợ kinh phí học tập có tác động tích cực đến động lực làm việc của CCVC tỉnh Cà Mau.

- Giả thuyết H3: Yếu tố “Nhu cầu xã hội” như các mối quan hệ tốt với lãnh đạo, đồng nghiệp, công dân cũng như sự hỗ trợ động viên của lãnh đạo, đồng nghiệp, gia đình có tác động tích cực đến động lực làm việc của CCVC tỉnh Cà Mau.

- Giả thuyết H4: Yếu tố “Nhu cầu được tôn trọng” như sự ghi nhận, động

viên, khích lệ của lãnh đạo, đồng nghiệp với các đóng góp trong cơng việc của CCVC tỉnh Cà Mau sẽ có tác động tích cực đến động lực làm việc của họ.

- Giả thuyết H5: Yếu tố “Nhu cầu tự thể hiện” như được chủ động và thử

thách trong công việc cũng như công việc có nhiều cơ hội để học tập, thăng tiến thì sẽ có tác động tích cực đến động lực làm việc của CCVC.

Bảng 3.2: Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Diễn giải Mối quan hệ H1 Nhu cầu sinh học có tác động tích cực đến ĐLLV +

H2 Nhu cầu an tồn có tác động tích cực đến ĐLLV +

H3 Nhu cầu xã hội có tác động tích cực đến ĐLLV +

H4

Nhu cầu được tơn trọng có tác động tích cực đến

ĐLLV +

H5 Nhu cầu tự thể hiện có tác động tích cực đến ĐLLV +

3.7.2. Mơ hình nghiên cứu

Với mục tiêu là đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV nên nghiên cứu đưa ra mơ hình hồi quy đa biến như sau:

Y = a + β1 X1+ β2 X2 + β3 X3+……+ βi Xi+ e

Trong đó:

Y là biến phụ thuộc, giải thích cho “Động lực làm việc”.

Xi là các biến độc lập được rút ra từ phân tích nhân tố EFA, thể hiện cho các

nhân tố tác động đến động lực làm việc.

Βi là các hệ số hồi quy của các biến độc lập. Các hệ số hồi quy này sẽ cho

biết chiều hướng tác động cũng như mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả đã giới thiệu khái quát về đối tượng được nghiên cứu là cơng chức, viên chức hành chính cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, tác giả đã trình bày cụ thể về quy trình nghiên cứu, thang đo các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu và phương pháp kiểm định thang đo. Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chương này bao gồm các nội dung chính: thống kê mơ tả mẫu khảo sát, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết.

Như đã trình bày ở Chương 3, với 31 thang đo ứng với 31 biến nên nghiên cứu quyết định chọn mẫu là 200 quan sát. Do đó, khi khảo sát nghiên cứu tác giả phát ra là 200 phiếu khảo sát bằng cách khảo sát trực tiếp, qua email và qua điện thoại. Sau khi khảo sát thì số phiếu thu về được 197 phiếu, trong 197 phiếu khảo sát thu về có 3 phiếu khơng hợp lệ (vì người được khảo sát trả lời sót các câu hỏi và trả lời tất cả các câu hỏi ở 1 mức độ), do đó chỉ có 194 phiếu khảo sát là hợp lệ.

Sau khi có kết quả là các bảng khảo sát, tác giả sẽ mã hóa các biến, nhập liệu và xử lý dữ liệu 194 phiếu điều tra này bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20. Kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức, viên chức cơ quan hành chính cấp tỉnh, tỉnh cà mau (Trang 46 - 48)