Phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức, viên chức cơ quan hành chính cấp tỉnh, tỉnh cà mau (Trang 58 - 65)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành để nhóm các thang đo thành các nhân tố mới theo phương pháp trích yếu tố Principal Components với phép xoay Varimax. Như vậy, khi chạy phân tích nhân tố EFA có những tiêu chí dùng để đánh giá như sau:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): 0.5 ≤ KMO ≤ 1; - Kiểm định Bartlett ≤ 0.05;

- Tổng phương sai trích (Cumulative) ≥ 50%; - Giá trị Eigenvalues của các nhân tố > 1;

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0.5 (do cỡ mẫu >100).

Với 23 biến tương ứng với 23 thang đo của 5 yếu tố tác động đến động lực làm việc gồm: Nhu cầu sinh học, Nhu cầu an toàn, Nhu cầu xã hội, Nhu cầu được

tôn trọng, Nhu cầu tự thể hiện, sau khi kiểm định độ tin cậy nghiên cứu giữ lại 19 biến đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA để tìm ra các nhân tố mới có tác động đến động lực làm việc theo dữ liệu của nghiên cứu này (xem Phụ lục 4).

Lần 1: Nghiên cứu đưa 19 biến của các yếu tố tác động đến động lực làm việc vào

phân tích EFA, kết quả được tóm tắt trong Bảng 4.12 (xem Mục 1 - Phụ lục 4). Kết quả kiểm định cho ra hệ số KMO bằng 0.569 lớn hơn 0.5 và Sig. của kiểm định này nhỏ hơn 5%, do đó nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố là phù hợp. Kết quả rút trích nhân tố thì cho thấy có 5 nhân tố mới được rút ra từ 19 biến đưa vào phân tích, 5 nhân tố mới này giải thích được 71,34% biến thiên của dữ liệu. Tuy nhiên, kết quả từ bảng ma trận xoay nhân tố cho thấy biến SH1 có hệ số tải nhỏ hơn 0.5. Do đó, nghiên cứu sẽ loại biế SH1 và chạy lại phân tích nhân tố lần 2.

Lần 2: Sau khi loại biến SH1, nghiên cứu đưa 18 biến còn lại vào phân tích nhân tố

khám phá EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 được tóm tắt (xem Mục 2

Bảng 4.12: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1 Biến quan Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 SH1 .468 SH2 .652 SH3 .849 AT1 .793 AT3 .836 AT5 .541 AT6 .831 XH1 .767 XH3 .765 XH4 .791 TT1 .753 TT2 .846 TT3 .860 TT4 .858 TH1 .827 TH2 .791 TH3 .641 TH4 .829 TH5 .845 Eigenvalues 5.527 3.068 2.298 1.419 1.243 Hệ số KMO = 0.569

Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhân tố lần 2 của các yếu tố tác động đến “Động lực làm việc”

Biến quan sát

Nội dung biến quan sát Nhân tố

X1 X2 X3 X4 X5

AT1 Được đảm bảo an toàn lao động trong công việc .787

AT3 Công việc ổn định lâu dài .841

TH1 Bản chất cơng việc rất thú vị, có ý nghĩa .831

TH2 Được chủ động trong công việc .785

TT1 Được lãnh đạo và đồng nghiệp ghi nhận về

những đóng góp cá nhân .752

TT2 Được sự động viên khích lệ của lãnh đạo .848

TT3 Hài lịng với vị trí hiện tại trong tổ chức .861

TT4 Được sự tơn trọng của đồng nghiệp .860

XH1 Có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp .774

XH3 Có mối quan hệ tốt các thành viên trong gia đình .770

XH4 Nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo và đồng

nghiệp .796

SH2

Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất nơi làm việc (phương tiện, máy móc, thiết bị…) phù hợp và phục vụ tốt cho công việc

.609

SH3

Thu nhập từ công việc hiện tại mang lại (gồm tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu khác) phù hợp với năng lực và sự đóng góp của tơi cho tổ chức

.859

TH3 Có nhiều cơ hội được học tập .598

TH4 Công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn .853

AT5 Nhận thấy chính sách của Tỉnh về việc nâng lương trước thời hạn là hợp lý .548

AT6

Nhận thấy chế độ hỗ trợ kinh phí cho CCVC học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của Tỉnh là hợp lý

.832

TH5 Có nhiều cơ hội để thăng tiến trong cơng việc .844

Eigenvalues 5.364 2.959 2.277 1.416 1.241

Cronbach’s Anpha 0.897 0.855 0.749 0.856 0.796

Kết quả phân tích nhân tố lần 2 cho thấy kết quả hệ số KMO = 0.558 lớn hơn 0.5, kiểm định Barllet có Sig. bằng 0.00. Số nhóm nhân tố được rút ra là 5 nhân tố mới, và 5 nhân tố này giải thích được 73.65% biến thiên của dữ liệu. Các hệ số tải trong ma trận xoay nhân tố đều đã lớn hơn 0.5. Kết quả của bảng 4.13 được xem là kết quả cuối cùng của phân tích nhân tố.

Sau khi có 5 nhân tố được rút ra, nghiên cứu tiến hành đặt tên và đánh giá lại độ tin cậy thang đo của các nhân tố mới như sau: (xem Phụ lục 5).

Nhân tố 1 (X1) – Sự an toàn và chủ động trong công việc. Nhân tố này được đo lường bằng 4 biến AT1, AT3, TH1, TH2. Sau khi kiểm định độ tin cậy 4 thang đo của nhân tố này cho ra hệ sộ Cronbanh’s Anpha bằng 0.897 và các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, do đó các biến trong nhân tố 1 có tính nhất qn cao. Nhân tố 1 được đặt tên mới là “Sự an toàn và chủ động trong cơng việc” vì các biến của nhân tố này phản ánh nhu cầu được đảm bảo an toàn, ổn định cũng như việc được chủ động trong công việc của CCVC từ đó họ sẽ cảm thấy thích thú và hứng khởi hơn khi làm việc. Và thực tế cũng cho thấy các CCVC làm việc trong khu vực công đều có tâm lý thích sự ổn định, đảm bảo trong cơng việc từ đó họ cảm thấy được an tồn hơn về tâm lý khi tham gia làm việc trong khu vực này.

Nhân tố 2 (X2) – Sự tôn trọng và động viên của lãnh đạo, đồng nghiệp.

Nhân tố này được đo lường bằng 4 biến TT1, TT2, TT3, TT4. Nhân tố này có hệ số Cronbanh’s Anpha bằng 0.855 và các biến của nhân tố này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Cả 4 biến của nhân tố X2 đều nằm trong yếu tố “Nhu cầu được tôn trọng” ban đầu và được đặt tên mới là “Sự tôn trọng và động viên của lãnh đạo, đồng nghiệp”. Nhân tố X2 phản ảnh về nhu cầu CCVC muốn lãnh đạo và đồng nghiệp tôn trọng kết quả cơng việc của mình cũng như muốn nhận được sự động viên, khích lệ trong q trình cơng tác để họ có tinh thần tốt hơn và nỗ lực hơn khi làm việc cống hiến cho các tổ chức.

Nhân tố 3 (X3) – Mối quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp. Nhân tố này được đo lường bằng 3 biến XH1, XH3, XH4. Nhân tố X3 có các biến nằm trong

yếu tố “Nhu cầu xã hội” – phản ánh về nhu cầu CCVC mong muốn có mối quan hệ tốt với lãnh đạo đồng nghiệp để họ cảm thấy thoải mái cũng như tự tin hơn để thể hiện thực lực bản thân trong q trình cơng tác. Bên cạnh đó, họ cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của lãnh đạo và đồng nghiệp trong công việc. Tác giả đặt tên cho nhân tố X3 là “Mối quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp”.

Nhân tố 4 (X4) – Điều kiện vật chất và các cơ hội học tập, bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ. Nhân tố này được đo lường bằng 4 biến SH2, SH3, TH3,

TH4. Nhân tố mới này sau khi kiểm định lại độ tin cậy các thang đo có hệ số Cronbanh’s Anpha bằng 0.856 và các biến có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Kết quả này cho thấy 4 biến trong nhân tố X4 có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhân tố 4 phản ánh khía cạnh về yếu tố như thu nhập, điều kiện làm việc (cơ sở vật chất, máy móc thiết bị…) phục vụ cơng việc. Khía cạnh này tác giả gom lại là các điều kiện vật chất phục vụ trong công việc. Ngồi ra, nhân tố này cịn phản ánh khía cạnh CCVC muốn có nhiều cơ hội được học tập và bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn. Nên tác giả đặt tên cho nhân tố X4 là “Điều kiện vật chất và các cơ hội học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ”.

Nhân tố 5 (X5) – Chính sách hỗ trợ của Tỉnh trong học tập và công việc.

Nhân tố này được đo lường bằng: gồm 3 biến AT5, AT6, TH5. Kiểm định độ tin cậy của nhân tố X5 cho hệ số Anpha bằng 0.796 và cả 3 biến cũng có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, do đó cả 3 biến đều góp phần giải thích cho nhân tố này. Nhân tố X5 có biến AT5, AT6 là 2 biến mới được tác giả đưa vào thang đo do chính sách riêng của tỉnh Cà Mau. 3 biến AT5, AT6, TH5 phản ánh các chính sách hỗ trợ của Tỉnh như nâng lương trước hạn, hỗ trợ kinh phí khi đi học tập, nghiên cứu từ đó thúc đẩy CCVC làm việc tốt hơn. Và khi được hỗ trợ học tập nâng cao năng lực thì CCVC sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong cơng việc. Tác giả đặt tên cho nhân tố X5 là “Chính sách hỗ trợ của Tỉnh trong học tập và công việc”.

4.4. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Từ kết quả phân tích nhân tố EFA thì các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu được tác giả điều chỉnh như sau:

- Giả thuyết H1: Sự an toàn và chủ động trong cơng việc có tác động tích

cực đến động lực làm việc của CCVC tỉnh Cà Mau.

- Giả thuyết H2: Sự tôn trọng và động viên của lãnh đạo cũng như đồng

nghiệp có tác động tích cực đến động lực làm việc của CCVC tỉnh Cà Mau.

- Giả thuyết H3: Mối quan hệ tốt với lãnh đạo, đồng nghiệp tốt có tác động tích cực đến động lực làm việc của CCVC tỉnh Cà Mau.

- Giả thuyết H4: Các điều kiện về vật chất nơi làm việc cũng như các cơ hội học tập, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ sẽ có tác động tích cực đến động lực làm việc của CCVC tỉnh Cà Mau.

- Giả thuyết H5: Các chính sách hỗ trợ của tỉnh Cà Mau về kinh phí học tập cũng như kích thích trong cơng việc sẽ có tác động tích cực đến động lực làm việc của CCVC.

Từ kết quả phân tích trên mơ hình nghiên cứu được tác giả điều chỉnh như sau:

Hình 4.1: Mơ hình các yếu tố tác động đến ĐLLV của CCVC cơ quan hành chính cấp tỉnh, tỉnh Cà Mau H5+ +++ H6 H2+ +++ +++ H3+ +++ +++ H4+ +++ H1+ X1: Sự an toàn và chủ động trong công

việc

X2: Sự tôn trọng và động viên của lãnh

đạo, đồng nghiệp

X3: Mối quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp

X4: Điều kiện vật chất và các cơ hội học

tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

X5: Các chính sách hỗ trợ của Tỉnh trong học tập và công việc Nhân khẩu học - Giới tính - Tuổi - Cấp bậc quản lý - Trình độ học vấn Y Đơng lực làm việc của công chức, viên chức

Để kiểm định giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Với giả thuyết H6, nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định trị trung bình và kiểm định phương sai 1 yếu tố ANOVA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức, viên chức cơ quan hành chính cấp tỉnh, tỉnh cà mau (Trang 58 - 65)