CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
2.5. Đóng góp mới của đề tài
Thứ nhất, đề tài góp phần vào việc hồn thiện mơ hình nhằm xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam mà vốn có rất ít nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này. Ngoài ra đây cũng là nghiên cứu kiểm định lại những kết quả nghiên cứu trước đây cũng như mở ra những hướng đi mới cho các nghiên cứu sau này mà đề tài còn hạn chế.
Thứ hai, đối với biến rủi ro tín dụng, tác giả đo lường bằng cách sử dụng tỷ lệ giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm (t-1). Đây là cách đo lường khác với các nghiên cứu trước (các nghiên cứu trước đo lường bằng cách lấy tỷ lệ giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm t). Sở dĩ tác giả đo lường theo cách này vì khách hàng vay thơng thường khơng phát sinh rủi ro tín dụng ngay trong năm vay vốn nên việc trích lập dự phịng là trích lập cho các năm trước. Vì vậy, nếu xác định rủi ro tín dụng bằng cách so sánh giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng với tổng dư nợ cho vay trong cùng một năm là khơng hợp lý. Cách đo lường này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Foos và các tác giả (2010), đây là một nghiên cứu chuyên sâu về rủi ro tín dụng. Nếu giả thiết trên có ý nghĩa, nó sẽ giúp rất nhiều cho các nhà quản trị ngân hàng cũng như các nhà đầu tư trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình trong tương lai.
Cuối cùng, trong các nghiên cứu trước đây, khi mơ hình bị vi phạm các giả thiết hồi quy lúc tiến hành thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi thì phương pháp khắc phục của đề tài vẫn cịn hạn chế làm cho mơ hình hồi quy khơng đảm bảo được tính vững và hiệu quả. Do đó để khắc phục hiện tượng trên cũng như đảm bảo tính vững cho mơ hình, tác giả thực hiện phương pháp khác đó là phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi – FGLS với mong muốn mơ hình được hồn thiện và có ý nghĩa.