Một số khuyến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 86 - 88)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

01

5.3. Một số khuyến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước

Để có thể vận dụng các giải pháp nâng cao sự tác động của các yếu tố đến TSSL của ngân hàng thì khơng thể thiếu sự quan tâm của Chính phủ cũng như những chính sách điều hành sát sao của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ nhằm nâng ngân hàng nội địa lên ngang tầm với các ngân hàng quốc tế.

5.3.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ

Đầu tiên, Chính phủ cần hồn thiện hệ thống luật pháp nhằm xây dựng hệ thống NHTM lành mạnh, minh bạch, vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm sốt chặt chẽ của Chính phủ. Để thực hiện được điều đó, Chính phủ phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng để tránh những đặc điểm riêng có của loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh khơng cơng bằng với loại hình ngân hàng khác. Ngồi ra, việc cân đối hài hòa giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chính phủ nhằm tạo ra mơi trường hoạt động an tồn và phát triển ổn định, bền vững cho các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tập trung và có những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng một cách hiệu quả như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ lãi suất vay cho ngân hàng đối với những ngành, lĩnh vực kém hoặc có tiềm năng phát triển. Những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh cho các thành phần kinh tế và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những mục tiêu cần sự hỗ trợ hơn nữa từ Chính phủ nhằm đảm bảo một nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như môi trường kinh doanh lý tưởng cho các ngân hàng TMCP.

5.3.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013. Do đó, NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành nhằm xây dựng một NHTW hiện đại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.

Với tình trạng nợ xấu xảy ra tại các NHTM tại Việt Nam hiện nay, NHNN đã đưa ra chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 28/1/2015 được đánh giá là bước đi quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cần theo dõi, giám sát và yêu cầu các NHTM nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro; nghiêm cấm sử dụng biện pháp che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh; nghiêm cấm lợi dụng việc xử lý nợ

xấu để trục lợi, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngồi ra, NHNN cần hồn thiện khn khổ pháp lý liên quan tới xử lý nợ xấu, đồng thời xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án mua, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường để đảm bảo và phát huy vai trò thực sự của VAMC. Bên cạnh đó, NHNN phải luôn theo dõi, ra các chỉ thị khi cần thiết yêu cầu VAMC phải tăng cường phối hợp chặt chẽ với NHTM trong việc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, bán và xử lý nợ, tài sản bảo đảm đối với các khoản nợ xấu đã mua; hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay phục hồi sản xuất- kinh doanh, hoàn thiện các dự án dở dang; tiếp xúc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, xử lý nợ xấu và giải quyết tài sản bảo đảm. Phương án xử lý nợ xấu thứ hai mà NHNN cũng phải chú ý và tiếp tục triển khai mạnh mẽ nhằm đảm bảo môi trường hoạt động bền vững và tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM đó là việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thông qua M&A. Đây là việc cần thiết mà NHNN cần phải quan tâm và đưa ra định hướng cơ cấu lại trong thời gian tới vì M&A khơng chỉ giảm sở hữu chéo trong hệ thống NHTM nói chung và hệ thống tín dụng nói riêng mà cịn giúp các ngân hàng tăng sức cạnh tranh trên thương trường.

Cuối cùng, NHNN cần tiếp tục bổ sung, hồn chỉnh khn khổ pháp lý và cơ chế chính sách nhằm tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng được thuận lợi, hạn chế tối thiểu những rủi ro và sự cố có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)