Về dư nợ cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 80 - 82)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

01

5.2. Một số giải pháp đối với các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

5.2.3. Về dư nợ cho vay khách hàng

Kết quả phân tích thực nghiệm ở chương 4 đã cho thấy rằng dư nợ cho vay là một trong những yếu tố tác động và có mối quan hệ cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Điều này nghĩa là thực tế hiện nay bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng đã thực hiện cơng tác đánh giá khách hàng và quản lý rủi ro khá tốt. Vì thế để nâng cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam tác giả sẽ đưa ra những giải pháp nhằm gia tăng dư nợ cho vay đối với khách hàng.

- Ngân hàng cần tìm điểm cân bằng tức một chuẩn mực cho vay phù hợp giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Việc ngân hàng hạ chuẩn tín dụng để cho vay mơ

hình chung khó có thể tìm được khách hàng vay vì đến thời điểm hiện tại chuẩn tín dụng của các doanh nghiệp khá thấp do sức khỏe tài chính và khả năng hấp thụ vốn yếu. Bên cạnh đó, nếu việc hạ chuẩn khơng được xem xét và đánh giá kỹ có thể làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng cho ngân hàng.Vì vậy, các ngân hàng phải sâu sát hơn với doanh nghiệp, tư vấn cũng như hỗ trợ những doanh nghiệp có phương án, dự án kinh doanh hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện. Ngồi ra, ngân hàng cần xem xét các yếu tố, điều kiện nào không thể bỏ qua được thì bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện, cịn những yếu tố, chỉ tiêu khơng q cấp thiết có thể xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp.

- Các ngân hàng cần nắm bắt chính sách hỗ trợ của NHNN và Chính phủ trong từng thời kỳ từ đó đưa ra những sản phẩm cho vay linh hoạt, đa dạng nhằm tạo điều kiện tối đa trong việc cung cấp nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể như thơng tư số 10/2015/TT-NHNN về chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho vay lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn theo đó ngân hàng sẽ được NHNN tái cấp vốn cũng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay ngày 27/5 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 07/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay bằng ngoại tệ. Theo đó, một nhóm đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được trở lại vay vốn bằng ngoại tệ, sau khi cơ chế đã khép lại từ ngày 1/4.

- Đối với lĩnh vực cho vay cá nhân, ngân hàng cần quảng bá rộng rãi, thiết kế những sản phẩm cho vay đa dạng, phong phú và phù hợp với từng đối tượng. Mỗi sản phẩm nên được tóm tắt những lợi thế, quyền lợi mà khách hàng được hưởng khi vay vốn và điều đặc biệt là những thơng tin đó phải đến được với khách hàng bằng nhiều phương thức khác nhau như poster, email, điện thoại, truyền hình…Bên cạnh đó, ngân hàng cần tận dụng chính sách hỗ trợ của NHNN để giúp khách hàng nhận được những ưu đãi nhằm tạo thiện cảm cũng như giữ được mối quan hệ lâu dài và trung thành của khách hàng. Nổi bật gần đây là sự lo lắng về gói vay hỗ trợ 30,000 tỷ đối với khách hàng cá nhân và tin vui đã đến khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của NHNN Việt Nam tại công văn số 3954/NHNN-TD ngày

30/5/2016 về phương án gia hạn Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở. Cụ thể là cho phép gia hạn giải ngân tái cấp vốn đối với các hợp đồng tín dụng đã ký trước ngày 31/3/2016 đối với các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình tối đa đến ngày 31/12/2016. Việc đồng hành và hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn sẽ giúp ngân hàng củng cố thêm lòng tin của khách hàng và khẳng định thương hiệu của mình. Ngồi ra, những khách hàng vay vốn cũng tạo ra khoản thu nhập phi lãi cho ngân hàng trong việc sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt và những sản phẩm đi kèm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)