CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
3.3. Thực trạng yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng
tại Việt Nam
Dưới tác động của khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu, tỷ lệ lạm phát năm 2008 đã vượt ngưỡng tăng cao đạt 23,1%. Nguyên nhân là do sự biến động giá cả trên thị trường thế giới tác động đến giá cả trong nước đặc biệt là các mặt hàng dầu mỏ, lương thực, thực phẩm, các nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp và sự tăng giá các mặt hàng trong nước đã góp phần làm lạm phát bùng phát. Thứ hai là do cung tiền tăng quá mức tức nguồn vốn nước ngoài đổ vào một cách ào ạt kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2007 nhưng do sự thiếu hiệu quả trong đầu tư, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN trở nên bất ổn, thị trường chứng khoán diễn biến phức tạp khiến các nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội khác và dần rút vốn về nước.
Trước tình hình đó, gói kích cầu kinh tế thứ nhất của Chính phủ trong năm 2009 đã có hiệu quả tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ nhằm tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường đồng thời góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. Chính sách đã được thực hiện khá thành cơng khi đạt được mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực mà vẫn giữ được lạm phát ở mức thấp đạt 7,05%. Tuy nhiên, chính các biện pháp nới lỏng đó đã dẫn đến hiện tượng lạm phát cao trong năm 2010-2011 cũng như hiện tượng bong bóng chứng khốn và bất động sản. Cụ thể, lạm phát năm 2010 đã tăng lên mức 8,86% do việc kìm chế lạm phát ở mức một con số vào năm 2009 cho thấy nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, hoạt động sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại làm giá cả cũng tăng theo. Bên cạnh đó, cán cân thương mại của nước ta đã bị thâm hụt kéo dài và có dấu hiệu phục hồi nhưng sự nới lỏng chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa theo chương trình kích cầu kinh tế đã làm gia tăng nhập khẩu gây thâm hụt cán cân thương mại, điều này cho thấy nền kinh tế vẫn cịn tiềm ẩn những khó khăn nội tại nhất định.
Đồ thị 3.5: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015
Trước tình hình lạm phát tăng vọt, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả và các đầu tàu của nền kinh tế đầu tư ồ ạt ra ngồi ngành, ngày 24/02/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Mặc dù lạm phát cuối năm 2011 vẫn cán mốc 2 con số đạt 18,7% nhưng nhờ sự triển khai đồng bộ các giải pháp, kinh tế vĩ mơ đã có chuyển biến khả quan hơn cũng như định hướng tái cấu trúc nền kinh tế, thối vốn ngồi ngành và tăng hiệu quả đầu tư công. Từ năm 2012 đến năm 2014, nền kinh tế thế giới đã từng bước có những dấu hiệu hồi phục mang tính tích cực nên kinh tế vĩ mô trong nước cũng đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ khi tỷ lệ lạm phát giảm dần từ 9,09% (năm 2012) xuống 6,59% (năm 2013) và 4,09% (năm 2014). Điều này có được là do chính phủ đã thực hiện nhất quán và kiên trì chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo việc thực hiện được kiểm soát một cách chặt chẽ. Ngồi ra, cơng tác quản lý, điều hành giá rất được chú trọng thể hiện bằng việc Chính phủ đã đề ra các giải pháp thường kỳ hàng tháng về triển khai cơng tác quản lý, góp phần bình ổn giá cả thị trường. Như vậy, chúng ta đã bước đầu kiểm soát được lạm phát 3 năm liền, khơng lặp lại vịng luẩn quẩn là 2 năm tăng, một năm giảm như giai đoạn 2007-2012. Tuy nhiên việc kiềm chế lạm phát do thắt chặt chính sách tiền tệ cũng gây ra nhiều hệ lụy như dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế dưới tiềm năng mà hậu quả của nó là trong tương lai có thể gây mất cân đối cung - cầu hàng hóa và tạo ra lạm
23.1% 7.05% 8.86% 18.7% 9.09% 6.59% 4.09% 0.63% 0 5 10 15 20 25 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
phát do thiếu cung. Ngoài ra, nếu để tình trạng lạm phát đang trong xu hướng giảm sẽ kéo theo sức mua ì ạch, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo, người tiêu dùng tạm hoãn chi tiêu để chờ giá giảm sâu hơn…Vì vậy, lạm phát nên được kiềm chế ở mức hợp lý chắc chắn sẽ có lợi hơn cho tăng trưởng và ngược lại nếu lạm phát quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế.
Điểm đáng chú ý là bước sang năm 2015, tỷ lệ lạm phát đạt 0,63% - mức tăng tương đối thấp so với 14 năm trở lại đây. Trên cơ sở Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của Chính phủ, năm 2015 cịn là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 nên các ngành, các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt lạm phát. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát thấp cịn do yếu tố tâm lý, chi tiêu của người dân được tính tốn kỹ và cân nhắc hơn.