Nhóm giải pháp đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2 Nhóm giải pháp đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

giá

Trong các nhân tố kinh tế vĩ mô được lựa chọn nghiên cứu, tỷ giá hối đoái là

nhân tố duy nhất có tác động dương và cũng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất

đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Việc điều hành tỷ giá ổn định là cần thiết không chỉ đối với sự tăng trưởng về giá của cổ phiếu ngành ngân

hàng mà còn đối với nền kinh tế. Trong các năm 2013, 2014, 2015, cơng cụ tỷ giá hối đối được ngân hàng Nhà nước sử dụng rất thành công và được các chuyên gia kinh tế đánh giá rất cao. Tuy nhiên việc neo giữ tỷ giá trong một thời gian dài, đặc

biệt là trong bối cảnh vĩ mô đã ổn định, lạm phát thấp có thể dẫn đến hiện tượng

găm giữ, đơ la hóa nền kinh tế. Bên cạnh đó, những lần điều chỉnh tỷ giá trước đây

của ngân hàng Nhà nước thường khó đốn trước đã ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế,

đặc biệt là niềm tin của người dân vào giá trị đồng nội tệ.

Vì lẽ đó, đầu năm 2016, ngân hàng Nhà nước đã công bố cơ chế tỷ giá mới, tỷ

giá trung tâm với biên độ giao dịch ± 3% được thông báo mỗi ngày. Tỷ giá được

điều chỉnh mỗi ngày trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân trên thị trường

ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ....Cơ chế này rất gần với cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Mặc dù có thể có nguyên tắc tính tốn cụ thể tỷ giá trung tâm nhưng nguyên tắc này không được công

khai, điều này đã dẫn đến sự khó đốn trước của tỷ giá trung tâm trong tương lai. Sự

không chắc chắn này sẽ dẫn đến những rủi ro trong hoạt động mảng kinh doanh ngoại tệ, huy động, cho vay bằng ngoại tệ của các NHTM. Với sự tác động mạnh

đến giá cổ phiếu tại các NHTMCP niêm yết, tỷ giá thay đổi bất định sẽ kéo theo

những diễn biến khó lường trước của giá cổ phiếu tại các ngân hàng nói chung và niêm yết nói riêng. Một gợi ý để phịng ngừa rủi ro tỷ giá là các công cụ tài chính phái sinh. Các sản phẩm phái sinh hiện nay chỉ được một số ngân hàng cung cấp và

chưa phải là các sản phẩm thu hút được nhiều khách hàng. Bản thân các ngân hàng

cũng khơng nhiệt tình phổ biến, tư vấn cho khách hàng về tác dụng phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các hợp đồng phái sinh. Để tạo điều kiện cho thị trường phái sinh phát

triển một cách minh bạch và dễ tiếp cận cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, thị

trường này cần được tổ chức tập trung như một Sở giao dịch với vai trò quản lý,

giám sát thuộc về Ngân hàng Nhà nước.

5.2.2 Giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường vàng

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, giá vàng trong nước có tác động ngược chiều và cũng là một nhân tố có ảnh hưởng khá mạnh đến giá cổ phiếu NHTMCP niêm yết.

Như vậy, thêm một bằng chứng thực nghiệm để khẳng định rằng vàng là hoạt động đầu tư cạnh tranh dòng tiền với thị trường cổ phiếu ngân hàng niêm yết. Việc điều

tiết thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua là một trong

những thành tựu nổi bật bên cạnh thành công trong điều hành tỷ giá.

Để thị trường vàng tuân theo quy luật cung cầu, diễn biến giá vàng trong nước

theo sát giá vàng thế giới, cần có các hoạt động giám sát chặt chẽ của cơ quan thanh

tra đối với các cơ sở được phép kinh doanh vàng miếng. Hiện nay, vàng được phép

giao dịch chủ yếu do một số cơng ty sản xuất như PNJ, SJC, DOJI... trong đó SJC chiếm hơn 70% thị phần. Điều này đã khiến thị trường vàng vận hành gần như là

một thị trường độc quyền nhóm, vì lẽ đó mà giá vàng trong nước luôn cao hơn

nhiều so với giá vàng thế giới. Để rút ngắn khoảng cách này, ngân hàng Nhà nước nên có các biện pháp giúp các doanh nghiệp gia nhập ngành nhằm hạn chế tình trạng độc quyền cũng như xử lý nghiêm khắc các hình thức đầu cơ, làm giá trên thị

trường vàng. Nghị định 96/2014/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2014 của Chính phủ có quy định rất rõ các hình thức xử lý khi vi phạm việc sản xuất và kinh doanh vàng nhưng không thể hiện hình thức xử lý đối với các hành vi đầu cơ trên thị trường

này.

Ngoài những biện pháp hành chính trong việc kiểm sốt thị trường vàng, nên thơng tin rộng rãi về các chính sách quản lý thị trường vàng cũng như các thông tin về kinh tế vĩ mô, các thông tin cơ bản về các hình thức đầu tư khác có lợi hơn cho nền kinh tế cũng như các định hướng phát triển kinh tế để người dân hiểu biết và chọn lựa đúng đắn hình thức đầu tư, làm yếu dần vai trị của vàng trong việc thanh tốn, cất trữ tài sản của người dân.

5.2.3 Đảm bảo lãi suất thực tại các tổ chức tín dụng dao động trong biên

độ cho phép

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra lãi suất tiền gởi có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu NHTMCP niêm yết. Điều này dễ hiểu, bởi lẽ gởi tiền vào ngân hàng là

kênh đầu tư an toàn hơn so với đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng; đây cũng là kênh đầu tư ít tốn thời gian so với việc nghiên cứu, theo dõi diễn biến giá từng ngày trên

thị trường chứng khoán, cũng như khơng địi hỏi nhiều kiến thức kinh tế. Vì thế để thị trường cổ phiếu ngân hàng có khả năng cạnh tranh với kênh huy động tiền gởi từ

các NHTM, cần đảm bảo lãi suất tiền gởi thực ở các tổ chức tín dụng dao động

trong biên độ cho phép. Ngân hàng Nhà nước nên có các hoạt động giám sát chặt

chẽ các tổ chức tín dụng để hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chạy

đua lãi suất gây bất ổn cho thị trường lãi suất.

Ở khía cạnh khác, lãi suất tiền gởi tăng thường kéo theo lãi suất cho vay tăng, lãi suất cho vay lại ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp sản

xuất, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khó có khả năng

thanh tốn các khoản vay đúng hạn, ảnh hưởng trở lại lợi nhuận ngân hàng. Các

hiện tượng này tác động chặt chẽ lẫn nhau như những mắc xích, và mắc xích này càng rối rắm hơn khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao. Trong trường hợp có lạm phát cao, Ngân hàng Nhà nước nên ấn định các mức lãi suất trần nhằm can thiệp việc lãi suất cho vay tăng đột biến. Công cụ này nên được mạnh dạn tháo dỡ khi mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tiền tệ trở về mức thấp. Về mặt thủ tục

pháp lý, có thể đó là một quyết định hủy bỏ quyết định ban hành lãi suất trần hoặc

quy định thời gian hết hiệu lực thi hành của các quyết định đang có hiệu lực.

Tuy nhiên, về lâu dài, lãi suất cần được điều hành dựa trên quan hệ cung cầu về vốn của thị trường.

5.2.4 Sử dụng đa dạng các cơng cụ của chính sách tiền tệ trong việc điều chỉnh cung tiền chỉnh cung tiền

Nhân tố cung tiền có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu NHTMCP niêm yết Việt Nam: Sự gia tăng tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 (so với

cuối năm trước) sẽ làm cho mức giá trung bình của cổ phiếu các NHTMCP niêm yết đi xuống.

Việc tăng giảm cung tiền với nhiệm vụ chủ yếu giữ cho nền kinh tế tăng trưởng vừa phải, không để lạm phát cao do thừa q nhiều tiền mặt. Có nhiều cơng cụ của chính sách tiền tệ trong việc bơm, hút lượng tổng phương tiện thanh tốn như cơng cụ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, tái cấp vốn, lãi suất, các nghiệp vụ trên thị

trường mở (OMO) và công cụ tỷ giá. Tùy vào các thời điểm, có thể sử dụng phối

hợp hay đơn lẻ các công cụ kể trên trong việc thắt chặt hoặc mở rộng tiền tệ nhằm

đạt được mục tiêu giảm áp lực bởi yếu tố cầu kéo trong nền kinh tế.

Tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ 2011 trở lại gần đây, tỉ lệ dự trữ bắt buộc hầu như khơng thay đổi, điều đó cho thấy công cụ này không được ưa chuộng.

Để phát huy vai trị của cơng cụ dự trữ bắt buộc trong việc mở rộng cơ số nhân tiền

hoặc giúp các ngân hàng giảm bớt chi phí huy động tiền gởi, ngân hàng Nhà nước cần tính tốn lại để giảm các tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các hình thức tiền gởi.

Các cơng cụ được sử dụng thường xuyên trong thời gian qua là lãi suất sử

dụng đồng bộ với công cụ tái cấp vốn và nghiệp vụ OMO. Một số nghiên cứu gần

đây cho thấy ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ OMO dựa vào tỷ lệ của tháng trước. Như vậy, nên có các báo cáo nhanh về tình hình , có thể với tần suất 2

lần/tháng để ngân hàng Nhà nước kịp thời thực hiện nghiệp vụ OMO. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường mở để việc bơm vào, hút ra một lượng lớn tiền mặt được kịp thời.

5.2.5 Cần có sự độc lập tương đối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Quốc hội và Chính phủ với Quốc hội và Chính phủ

Chính sách tiền tệ là cơng cụ của Ngân hàng Nhà nước sử dụng liên quan đến các nhân tố kinh tế vĩ mô như cung tiền, tỷ giá, lãi suất. Để Ngân hàng Nhà nước có

được sự linh hoạt và chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời để

chính sách tiền tệ phát huy tốt vai trò kiềm chế lạm phát, cần tăng thêm quyền tự chủ cho Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể:

nước trong việc xây dựng chính sách tiền tệ, tách rời hoạt động hoạch định chính

sách của cơ quan này với nhiệm kỳ làm việc của Quốc hội và Chính Phủ.

- Khơng nên có sự can thiệp của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Cơ chế thiết lập lãi suất, điều khiển thị trường mở, cơ chế điều hành tỷ giá và việc sử dụng những công cụ khác của chính sách tiền tệ là do Ngân hàng Nhà

nước, cơ quan có đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành. Mọi

sự can thiệp của Chính phủ có thể dẫn đến sự mất cân bằng trên thị trường tiền tệ,

khiến những cơng cụ của chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả để đạt mục tiêu đã

đề ra.

- Ngân hàng Nhà nước phải thể hiện trách nhiệm qua việc đạt được các mục

tiêu chính sách đề ra. Bên cạnh đó, các thơng tin về cơ chế điều hành chính sách nên được công bố rộng rãi, thường xuyên để thị trường chứng khốn nói chung, thị trường cổ phiếu ngân hàng nói riêng tiếp nhận kịp thời, tránh những thay đổi đột

ngột gây sốc. Các số liệu về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối của mức cung tiền, dự trữ

ngoại hối,... nên được cập nhật với tần suất tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)