PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các phong cách lãnh đạo đến tình trạng thể chất , tâm lý và xã hội của cán bộ công chức làm việc tại các cơ quan thuộc UBND quận bình thủy TP cần thơ (Trang 33)

Nội dung của chương 3 trình bày về phương pháp thực hiện nghiên cứu. Trình bày xây dựng thang đo, xây dựng bảng phỏng vấn, thiết kế chọn mẫu khảo sát và thực hiện phỏng vấn

3.1 XÂY DỰNG THANG ĐO

Thang đo của Mansor (2012) cùng các cộng sự phát triển, kiểm định và áp dụng trong nghiên cứu tại Malaysia, được tác giả sử dụng trong đề tài này.Đề tài mang tính chất nghiên cứu ứng dụng, do vậy các câu hỏi trong các nghiên cứu và khảo sát của Mansor và cộng sự (2012) được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bước tiếp theo là kiểm tra lại mức độ trong sáng về tiếng Việt của các câu hỏi thông qua thảo luận với một số cán bộ lãnh đạo tại quận Bình Thủy, và giảng viên hướng dẫn trước khi thực hiện khảo sát.

3.1.1 Thang đo phong cách lãnh đạo:

Mỗi thang đo gồm 4 biến quan sát (item) đại diện cho đặc điểm của từng phong cách lãnh đạo, được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ, thể hiện ý kiến của người trả lời từ rất không đồng ý (giá trị 1) đến hoàn toàn đồng ý (giá trị 5); giá trị 3 là trung lập.

1: Hồn tồn khơng đồng ý. 2: Tương đối không đồng ý.

3: Trung lập (Không đồng ý, cũng không phản đối)

4: Tương đối đồng ý.

Phong cách lãnh đạo độc tài (Autocratic Management style) hiệu

1. Lãnh đạo thường đưa ra quyết định mà không tham khảo ý kiến

của những người khác. ĐT1

5. Nhân viên hiểu rằng không nên thắc mắc về phán quyết của lãnh đạo vì lãnh đạo hiếm khi thay đổi quyết định của mình một khi đã thực sự đam mê một điều gì đó.

ĐT2 9. Lãnh đạo thúc ép nhân viên làm việc cật lực hơn, ngay cả khi một

vài nhân viên đã thực sự làm việc rất vất vả. ĐT3

13. Lãnh đạo thúc giục nhân viên làm việc nhiều hơn để vượt qua

những thành tích họ đã đạt được trước đó. ĐT4

Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic Management style) hiệu

2. Lãnh đạo luôn đưa ra quyết định bằng phương thức biểu quyết. DC1 6. Lãnh đạo nhận được sự đồng ý của nhân viên trước khi quyết định

thay đổi bất kỳ điều gì về điều kiện làm việc hoặc vai trị của nhân viên, dù sự thay đổi đó chỉ xảy ra trong một ngày.

DC2

10. Nhân viên luôn chất vấn những ý tưởng và chiến lược của lãnh đạo đưa ra, vì nhân viên biết rằng họ được lãnh đạo khuyến khích làm như vậy.

DC3

14. Lãnh đạo phân công nhiệm vụ một cách công bằng cho nhân viên

của mình trong đơn vị. DC4

Phong cách lãnh đạo gia trưởng (Paternalistic Management style)

hiệu

3. Lãnh đạo sẵn sàng cho lời khuyên và động viên, trợ giúp khi nhân

viên cần ý kiến GT1

7. Lãnh đạo có tham khảo ý kiến của nhiều người trước khi đưa ra quyết định, nhưng những người này có xu hướng là đồng ý, chấp thuận những ý định ban đầu của lãnh đạo.

GT2

11. Nhân viên trong cơ quan xem lãnh đạo đơn vị chỉ là người lãnh đạo (người truyền cảm hứng và nhiệt huyết) chứ không phải là người quản lý (điều hành, củng cố, duy trì).

GT3

15. Lãnh đạo ‘giống’ như hình ảnh một người cha đối với những đứa con (nhân viên) trong cơ quan, nơi mà lãnh đạo có trách nhiệm chăm sóc họ (nhân viên).

Phong cách lãnh đạo tự do (Laissez fair Management style) hiệu

4. Lãnh đạo tin tưởng rằng nhân viên sẽ có cách thức làm việc tốt

nhất trong mơi trường khi chỉ nhận được sự hướng dẫn ít nhất. TD1 8. Lãnh đạo tin rằng nhân viên trong cơ quan sẽ khơng có gì ngạc

nhiên khi Ơng/bà ta để cho nhân viên tự làm việc độc lập. TD2 12. Lãnh đạo khơng q chú ý hoặc kiểm sốt những chi tiết nhỏ

nhặt. TD3

16. Lãnh đạo thích nhân viên tự quyết định và phản hồi cho lãnh đạo

hơn là hỏi ý kiến của họ (lãnh đạo). TD4

3.1.2 Mô tả thang đo sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, sức khỏe xã hội:

Mỗi thang đo gồm 5 biến quan sát (item) đại diện cho cácđánh giá cảm nhận về các tình trạng sức khỏe, được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ, thể hiện ý kiến của người trả lời về mức độ thường xuyên gặp phải. Mức 1 (Rất thường xuyên), mức 2 (Thường xảy ra), mức 3 (trung lập), mức 4 (Ít khi), đến mức 5 (Chưa bao giờ). Tác giả sử dụng bảng câu hỏi về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý và sức khỏe xã hội bởi Mansor cùng các cộng sự năm 2012.

Sức khỏe thể chất Ký hiệu

1. Anh/chị có bị huyết áp cao/ cholesterol cao (mỡ trong máu cao)/

bị bệnh cao huyết áp? TC1

2. Anh/chị có thường dễ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm không? TC2

3. Anh/chị có khi nào cảm thấy bị buồn nơn hoặc bị ngất. TC3

4. Anh/chị có cảm thấy thở gấp khi đi lên cầu thang bộ không? TC4

5. Anh/chị thường cảm thấy mệt mỏi trong lúc làm việc không? TC5

Sức khỏe tâm lý Ký hiệu

6. Anh/chị thường dành quá nhiều thời gian để than thở, phàn nàn

7. Anh/Chị đã từng có tình trạng khơng thể tập trung vào cơng việc

mình đang làm khơng? TL2

8. Anh/chị có tình trạng rất khó để ngủ hoặc ngủ khơng n giấc vào

ban đêm không? TL3

9. Anh/chị thường cảm thấy buồn bã hoặc chán nản, đặc biệt vào

buổi sáng khơng? TL4

10. Anh/chị có đang trong tình trạng sinh lý bị yếu khơng? TL5

Sức khỏe xã hội Ký hiệu

11. Anh/chị có cảm thấy mình đang trong tình trạng khơng hạnh

phúc? XH1

12. Anh/chị lúc nào cũng cảm thấy nóng nảy, bực tức, khó chịu? XH2 13. Anh/chị thường cảm thấy không vui vẻ, thoải mái để làm việc

với cách quản lý hiện nay tại đơn vị? XH3

14. Anh/chị có ganh tỵ với người khác khi họ có một cơng việc tốt

hơn không? XH4

15. Anh/chị thường xung đột với đồng nghiệp của mình. XH5

3.2 XÂY DỰNG BẢNG PHỎNG VẤN

Bảng phỏng vấn được xây dựng để thu thập số liệu bao gồm 2 phần: phần thứ nhất là các câu hỏi về 4 phong cách lãnh đạo; phần thứ 2 là các câu hỏi liên quan đến sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của người được phỏng vấn; và phần 3 là các thông tin về đặc điểm nhân chủng học, kinh tế-xã hội của người được phỏng vấn (xem phụ lục 1). Bảng phỏng vấn sau khi xây dựng được thực hiện phỏng vấn thử để kiểm tra mức độ rõ nghĩ của các câu hỏi trước khi thực hiện phỏng vấn.

3.3 THIẾT KẾ CHỌN MẪU KHẢO SÁT VÀ THỰC HIỆN PHỎNG VẤN

Đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo hạn định do điều kiện giới hạn về thời gian và tài chính, và cũng mới chỉ là một nghiên cứu ứng dụng thăm dò. Trên cơ sở bộ máy tổ chức hiện nay của cơ quan quản lý hành chính tại quận Bình Thủy bao gồm bộ phận quản lý nhà nước cấp quận và cấp phường,

tác giả đã chọn khảo sát tồn bộ Văn phịng UBND quận, 11 phịng chức năng và 8 UBND phường. Số quan sát tại mỗi địa bàn là 10 nhân viên. Tổng số mẫu dự kiến là 200 mẫu. Tại mỗi địa bàn, có 1 cán bộ của cơ quan hành chính được huấn luyện về nội dung và cách thức phỏng vấn. Thời gian tiến hành khảo sát tại 20 địa điểm là tháng 7 năm 2016.

Trên cơ sở cán bộ tại mỗi bộ phận quản lý đã biết các nhân viên làm việc tại cơ quan, cán bộ phỏng vấn mời các nhân viên để phỏng vấn là những người có liên quan đến nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước. Việc trả lời phỏng vấn là tự nguyện, nếu nhân viên thể hiện thái độ do dự, khơng sẳn lịng để hỗ trợ cung cấp các thông tin trong bảng phỏng vấn thì cán bộ phỏng vấn mời nhân viên khác. Trong trường hợp chấp thuận phỏng vấn, người trả lời sẽ được hướng dẫn cách thức trả lời câu hỏi, và nhân viên nhận trả lời phỏng vấn sẽ nộp lại bảng phỏng vấn vào ngày hôm sau. Điều này giúp cho người trả lời có thời gian suy nghĩ và tự quyết định những ý kiến đánh giá, trả lời của mình, giảm bớt áp lực hay thiên vị từ cán bộ phỏng vấn.

Sau khi các bảng phỏng vấn đã được thu về, cán bộ phỏng vấn kiểm tra lại mức độ hoàn chỉnh của từng bảng phỏng vấn. Những trường hợp có q nhiều thơng tin chưa được trả lời, cán bộ qua trở lại gặp nhân viên để tìm hiểu và giải thích thêm vì sao như vậy. Một số nhân viên chưa rõ một vài câu hỏi đã bổ sung thông tin vào bảng phỏng vấn.

Bước tiếp theo là số liệu được nhập vào phần mền SPSS 16.0 theo bảng mã hóa cho từng mục hỏi, kiểm tra mức độ hoàn chỉnh các mục hỏi của từng nhân viên, và loại bỏ các quan sát (nhân viên) có số liệu trống (missing data) quá nhiều trên 10 mục khảo sát. Tổng số quan sát sau khi gạn lọc trong quá trình này là 07 quan sát khơng được vào phân tích. Số quan sát sau cùng của mẫu khảo sát là n = 193 được sử dụng là nguồn số liệu sơ cấp chính yếu của đề tài.

3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Kỹ thuật phân tích chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phân tích thăm dị, thống kê mô tả để đưa ra nhận xét, bức tranh ban đầu về phong cách lãnh đạo và sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của nhân viên.

Thứ nhất là thống kê mô tả sử dụng số trung bình, kiểm định giá trị trung bình một chiều, và phân phối tần số, biểu độ để phân tích các phong cách lãnh đạo và tình hình sức khỏe của nhân viên. Để tìm hiểu phong cách lãnh đạo của các lãnh đạo đơn vị, đề tài sử dụng phương pháp bình qngia quyền tính điểm số cho từng biến quan sát trong thang đo. Sau đó tính trung bình điểm số cho từng thang đo. Phong cách có điểm cao nhất chính là phong cách mà các nhà lãnh đạo thể hiện nhiều nhất trong quá trình điều hành đơn vị.Tương tự như vậy trung bình điểm số của các thang đo về sức khỏe để đánh giá tổng quát tình trạng thể chất, tâm lý và xã hội của các nhân viên. Điểm số càng cao thể hiện tình trạng sức khỏe càng tốt.

Thứ 2 là kiểm định độ tin cậy hay mức độ nhất quán bên trong (internal consistency) của từng thang đo bằng hệ số Cronbach Anpha. Hệ số có giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của hệ số càng tiến đến 1 thì càng thể hiện sự nhất quán của các câu hỏi (biến quan sát) trong thang đo. Hệ số Cronbach Anpha ≥ 0.7 là thang đo có thể chấp nhận.

Kiểm định t về giá trị của một số trung bình mẫu so với trung bình tổng thể và giữa 2 số trung bình cũng được áp dụng trong đề tài

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Nội dung chính của chương này là mô tả chi tiết thiết kế của nghiên cứu. Các đạc điểm chính mơ tả 4 phong cách lãnh đạo và 3 vấn đề về sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của nhân viên. Các yếu tố bao gồm số lượng các biến số định tính khác nhau và được đo lường qua thang đo likert 5 mức độ. Các biến quan sát và thang đó được trích ra từ mơ hình nghiên cứu của Mansor và cộng sự (2012). Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm 3 phần: phần thông tin về các phong cách lãnh đạo, thơng tin về tình trạng sức khỏe, và phần thông tin về cá nhân của nhân viên. Địa

bàn nghiên cứu là tất cả các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tại quận Bình Thủy, bao gồm Văn phòng UBND quận, 8 UBND phườn và 11 các phòng chức năng. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp phi xác suất theo hạn ngạch. Mỗi cơ quan phỏng vấn 10 nhân viên trong cơ quan. Tổng số quan sát của mẫu khảo sát là 200. Phương pháp phân tích chính được áp dụng trong đề tài là phương pháp thống kê mô tả.

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài. Thứ nhất, mô tả đạc điểm mẫu khảo sát. Phần thứ hai, phân tích các phong cách lãnh đạo. Phần thứ 3 trình bày các tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội. Phần sau cùng trình bày sự quan hệ giữa các phong cách lãnh đạo và tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của nhân viên.

4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU

Một số đặc điểm nhân chủng học và kinh tế xã hội của các nhân viên làm việc tại quận Bình Thủy được khảo sát trong mẫu (n=193) được trình bày trong bảng 4.1 Trong đó tỷ lệ nữ chiếm 54,90 %,nam 45.10%, và chủ yếu là dân tộc Kinh. Đối tượng phỏng vấn từ cấp phó phịng trở xuống có độ tuổi từ 40trở xuống chiếm hơn 80% số nhân viên được khảo sát; 17% số nhân viên có độ tuổi lớn hơn 40. Tình trạng gia đình của nhân viên đang sống cùng vợ/chồng chiếm 71% số quan sát, 25 % trong số nhân viên khảo sát còn trẻ và chưa lập gia đình.

Hình 4.1 Phân bổ giới tính trong mẫu khảo sát

Trình độ học vấn của nhân viên được khảo sát tại Bình Thủy là khá cao, 87% đã đạt trình độ đại học. Hơn 50% nhân viên đã làm việc tại các đơn vị từ năm năm trở lên, và 30% làm việc dưới 3 năm. Số liệu tại bảng 4.1 cho thấy, thu nhập bình quân hàng tháng của nhân viên từ cấp phó trở xuống là khá thấp, hơn 85% nhân viên có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng. Với số thu nhập này, có 32%

(61quan sát) nhân viên cho rằng số tiền đó chỉ có thể đáp ứng dưới 50% trong chi tiêu hàng tháng của bản thân họ, và 28% cho rằng đáp ứng trên 70% chi tiêu hàng tháng.

Bảng 4.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát (n= 193)

Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ% Giới tính Nam 106 54.90 Nữ 87 45.10 Dân tộc Kinh 191 98.96 Dân tộc khác 2 1.04 Độ tuổi Đưới 30 tuổi 57 29.53 Từ 30 đến 39 tuổi 103 53.37 Từ 40 tuổi trở lên 33 17.09 Tình trạng hơn nhân Độc thân 49 25.39 Đang có gia đình 137 70.98 Ly hôn/ly thân 7 3.63 Trình độ học vấn 193 100 Trung học phổ thông 4 2.07 Trung cấp 8 4.15 Cao đẳng 3 1.55 Đại học 168 87.05 Sau đại học 10 5.18

Thâm niên công tác

Dưới 1 năm 11 5.70

Từ 1 đến 3 năm 48 24.87

Trên 3 năm đến 5 năm 38 19.69

Trên 5 năm 96 49.74

Thu nhập bình quân/tháng

Từ 2 đến dưới 3 triệu đồng 47 24.35

Từ 3 triệu đến dưới 5 triệu đồng 121 62.69

Từ 5 đến 7 triệu đổng 24 12.44

4.2 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TẠI CÁC ĐƠN VỊ QUẬN BÌNH THỦY

Sự lãnh đạo, như đã được định nghĩa trong chương 2, là một tiến trình tạo ảnh hưởng xã hội, mà trong tiến trình này người lãnh đạo tìm kiếm một sự hợp tác tự nguyện của nhân viên (người theo mình) nhằm đạt được những mục đích và mục tiêu của tổ chức. Sự lãnh đạo hiệu quả là mức độ mà một người lãnh đạo dẫn dắt, hướng dẫn từng bước và liên tục những người theo mình đến những mục tiêu đã xác định mà những điều này đã được nhóm (tổ chức) xác định. Những nhà lãnh đạo có những phong cách khác nhau đễ dẫn dắt những người theo mình, phong cách đó là những hành vi mà người lãnh đạo cư xử, áp dụng trong quá trình làm việc với nhân viên trong tổ chức.

Những nhà lãnh đạo khu vực cơng có đóng thêm vai trị chính trị trong tổ chức của mình. Những người này khơng những chỉ đại diện cho tổ chức mình đang làm việc mà cịn đại diện cho người dân trong cộng đồng, hoặc xã hội là những đối tượng mà tổ chức hành chính cung cấp các dịch vụ công. Với cách thức nghiên cứu đã nêu trong chương 3, nội dung trong chương này phân tích tìm hiểu phong cách lãnh đạo của các lãnh đạo các cơ quan hành chính và đánh giá cảm nhận về sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của nhân viên trên địa bàn quận Bình Thủy. Phần thứ nhất là phân tích tìm hiểu những phong cách lãnh đạo nào nổi trội của các lãnh đạo tại các đơn vị cấp quận, phường. Phần thứ 2 trình bày kết quả về đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các phong cách lãnh đạo đến tình trạng thể chất , tâm lý và xã hội của cán bộ công chức làm việc tại các cơ quan thuộc UBND quận bình thủy TP cần thơ (Trang 33)