NỘI DUNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO PHÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công từ ngân sách nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh cà mau (Trang 25 - 29)

CÁC KHU DU LỊCH

1.3.1. Đặc điểm vốn đầu tư công cho phát triển khu du lịch

1.3.1.1. Vốn tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

Xét trên tổng thể nền kinh tế, đầu tư vào tài sản cố định, trong đó cơ bản là xây dựng cơ sở hạ tầng, có vai trị quan trọng bậc nhất. Do đầu tư vào cơ sở hạ tầng có nhu cầu vốn lớn, lâu thu hồi vốn và có tác động thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác và từ đó thúc đẩy tồn bộ ngành kinh tế phát triển nên Nhà nước đảm trách phần lớn. Nhà nước đầu tư vào tài sản cố định khơng phải chỉ do Nhà nước có nguồn vốn lớn mà cịn do Nhà nước có chức năng tổ chức, điều hành và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đất nước, trong đó phát triển nền kinh tế là quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, trong nền kinh tế nhiều thành phần thì khu vực tư nhân và khu vực nước ngồi cũng tham gia đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng các hình thức thích hợp (ví dụ BOT, BTO, BT,...).

Với tư cách là một ngành kinh tế, du lịch là ngành có nhu cầu nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, từ đầu tư xây dựng hệ thống các cơng trình giao thơng đi tới và liên kết những địa điểm du lịch đến đầu tư để xây dựng bản thân các khu du lịch cùng các cơng trình, thiết bị, phương tiện,... hỗ trợ cho hoạt động của các khu du lịch đó.

Như vậy, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch có tác dụng to lớn để thúc đẩy ngành du lịch phát triển nên cần phải có nguồn vốn nhà nước.

1.3.1.2. Vốn được cấp theo dụ án.

Đầu tư cơng có hai hình thức cơ bản là đầu tư theo chương trình và đầu tư theo dự án. Các chương trình có đầu tư cơng được gọi là các chương trình mục tiêu quốc gia và được thực hiện thống nhất trong cả nước và nguồn vốn được tính theo giai đoạn và cấp hằng năm. Các dự án có đầu tư cơng được thực hiện theo từng ngành, từng địa phương,… và nguồn vốn cho các dự án đó dù có được tính theo hàng năm hay theo giai đoạn thì lượng vốn được cấp lại luôn phụ thuộc vào từng dự án cụ thể.

Vốn được cấp cho dự án nào thì ảnh hưởng trực tiếp của nó chỉ giới hạn dự án đó. Xây dựng và phát triển các khu du lịch là những dự án của ngành du lịch hoặc của từng địa phương nên vốn được cấp cho khu du lịch nào nên ảnh hưởng trực tiếp của nó chỉ giới hạn khu du lịch đó. Dự án xây dựng và phát triển một khu du lịch không tương ứng với năm tài chính mà có thể nằm gọn trong một năm hoặc xuyên qua nhiều năm nên quá trình đầu tư diễn ra khơng thường xun và đều đặn.

Do đặc điểm vốn tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng và được cấp theo dự án trên đây đã làm cho việc tính tốn ảnh hưởng của đầu tư công cho phát triển một khu du lịch cụ thể hay tổng thể các khu du lịch ở một địa phương không thực hiện được một cách chính xác.

1.3.2. Nội dung đầu tư của ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch

1.3.2.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch địi hỏi phải có nguồn vốn lớn và sau khi đầu tư thì lợi ích của cơ sở hạ tầng đó khơng chỉ phục vụ du lịch mà còn phục vụ các ngành kinh tế khác cùng an ninh - quốc phịng, văn hóa - xã hội,... nên ngân sách Nhà nước thường được huy động tổng lực từ ngân sách trung ương đến ngân sách địa phương.

a) Về ngân sách trung ương.

Ngân sách trung ương được tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản của những khu du lịch có tiềm năng lớn và có vị trí chiến lược về mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phịng. Đó là đầu tư để xây dựng cầu đường, sân bay, bến cảng, đê chắn sóng, vành đai chống cháy rừng,...

Chẳng hạn, trong định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015, ngân sách Nhà nước đã tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho những khu du lịch có tiềm năng lớn như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Phú Quốc (Kiên Giang), Đất Mũi (Cà Mau),... và đã hoàn thành ở nhiều nơi. Giai đoạn hiện nay (2016 - 2020), định hướng là ngân sách Nhà nước sẽ tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho những khu du lịch có tiềm năng lớn như Mũi Né (Phan Rang), Hội An (Đà Nẵng), Huế (Thừa Thiên - Huế), Đà Lạt (Lâm Đồng), Thiên Cầm (Hà Tĩnh, Sapa (Lào Cai),...

Những địa phương được ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho các khu du lịch đã không chỉ rất thuận lợi để thu hút du khách, phát triển du lịch mà cịn có những điều kiện quan trọng để phát triển các ngành kinh tế khác, ổn định văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

b). Về ngân sách địa phương.

Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của 3 cấp: tỉnh, huyện và xã. Trong đó, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch thì chỉ có ngân sách địa phương cấp tỉnh mới đủ sức thực hiện và ngân sách cấp huyện là hỗ trợ. Ngân sách địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch thường được dùng để xây dựng cầu đường, nạo uốn sông rạch,... từ trung tâm địa phương hay từ đường lớn, sông lớn tới các khu du lịch hoặc giữa các khu du lịch với nhau.

Chẳng hạn, ngân sách tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 - 2015 đã được đầu tư để nâng cấp con đường từ thành phố Cà Mau đến điểm du lịch Hòn Đá Bạc, nơi đang được quy hoạch để phát triển thành khu du lịch, xây dựng con đường nối điểm du lịch Khai Long với khu du lịch Mũi Cà Mau (đều ở huyện Ngọc Hiển). Giai đoạn hiện nay, trong định hướng phát triển tỉnh sẽ xây dựng cảng biển Hòn Khoai, nâng cấp con đường từ Quốc lộ 1A đi đến khu vực quy hoạch dự án xây dựng khu du lịch Đầm Thị Tường.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch từ ngân sách địa phương không chỉ thu hút đầu tư từ nguồn vốn tư nhân và nguồn vốn nước ngoài để phát các khu du lịch của địa phương mà còn làm cho đời sống kinh tế, bộ mặt văn hóa địa phương có khu du lịch thay đổi, phát triển. Đến lượt nó, bộ mặt văn hóa và kinh tế địa phương góp phần thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư được thu hồi để mở rộng, phát triển chính khu du lịch đó và xây dựng, phát triển các khu du lịch mới.

1.3.2.2. Đầu tư vào tài sản các khu du lịch.

Tài sản của các khu du lịch bao gồm các tài sản cố định (nhưng không phải là những tài sản thuộc cơ sở hạ tầng như đường sá, sân bay, bến cảng,... mà là những tài sản để phục vụ các hoạt động du lịch ngay trong các khu du lịch như cơ sở lưu trú, nhà hàng, phương tiện vận tải, thiết bị về âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, cây cảnh, sân chơi thể thao...) và tài sản lưu động (khấu hao tài sản cố định, vốn sử dụng để mua các hàng hóa phục vụ khách du lịch, vốn để quảng bá thu hút du khách của khu du lịch,...).

Đầu tư vào tài sản cho một khu du lịch chính là đầu tư trực tiếp để tạo ra sản phẩm và giá trị của khu du lịch đó. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế của một khu du lịch do vốn đầu tư vào tài sản của khu du lịch đó quy định.

Trừ những khu du lịch rất lớn và gắn với các hoạt động nhà nước ở mức độ quốc gia và quốc tế thì ngân sách trung ương mới đầu tư vào tài sản. Ví dụ: khu liên hợp thể thao Mỹ Đình, Trung tâm hội nghị quốc gia hay Trung tâm hội nghị các tỉnh.

Ngân sách Nhà nước địa phương các cấp có đầu tư vào tài sản của các khu du lịch gắn với các hoạt động nhà nước ở mức độ địa phương và quốc gia.

Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa các đầu tư công từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước vào tài sản của các khu du lịch bởi chức năng của Nhà nước là tổ chức, điều hành và phát triển nền kinh tế chứ không phải trực tiếp tạo ra giá trị kinh tế cụ thể.

Thậm chí, Nhà nước cũng khơng nên huy động nguồn vốn tín dụng Nhà nước và đầu tư vào tài sản của các khu du lịch và không cổ động các doanh nghiệp nhà nước sử dụng nguồn vốn phát triển để đầu tư vào tài sản của các khu du lịch. Cần tạo điều kiện để thu hút đầu tư từ nguồn vốn tư nhân và nguồn vốn nước ngoài vào tài sản của các khu du lịch để tạo sự tăng trưởng kinh tế cao và phòng tránh tham nhũng.

1.3.2.3. Các đầu tư khác vào phát triển khu du lịch.

a) Đầu tư nghiên cứu cơ chế quản lý và chính sách phát triển các khu du lịch. Các khu du lịch là một bộ phận cấu thành của ngành du lịch, là những đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm và giá trị để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch. Do đó, muốn phát triển ngành du lịch thì Nhà nước và phải có cơ chế và các chính sách quản lý, phát triển các khu du lịch phù hợp và đầy đủ.

Về cơ chế và chính sách quản lý các khu du lịch cần nghiên cứu để phân biệt rõ ràng giữa quản lý nhà nước đối với các khu du lịch với quản lý của các khu du lịch, tránh

sự chồng chéo trong quản lý. Đặc biệt, phải làm rõ doanh nghiệp đầu tư vào khu du lịch có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công từ ngân sách nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh cà mau (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)