Quy hoạch phát triển du lịch tại Cà Mau cần dựa trên lợi thế so sánh, tập trung đầu tư các dự án phát triển sản phẩm có tính đặc thù, riêng biệt.
Tỉnh cần quy hoạch phát triển du lịch phù hợp lợi thế của mình, dựa trên cơ sở đánh giá đúng tài nguyên du lịch địa phương và phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thiết kế các sản phẩm du lịch gắn với các nghề truyền thống và các di tích lịch sử - văn hố, trong đó coi trọng các đặc thù để sản phẩm du lịch có những nét độc đáo riêng.
Phải chuyển từ lối quy hoạch hành chính, áp đặt và khơng tính đến nhu cầu của xã hội sang quy hoạch thị trường, tự do và xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Để tạo được các nguồn vốn bền vững và đa dạng cho phát triển các khu du lịch, công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước.
Đẩy mạnh xã hội hoá du lịch, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch. Phải đảm bảo sự phân chia lợi ích hợp lý giữa các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
3.3.2. Thực hiện đầy đủ và chất lượng các bước của quy trình đầu tư cơng
Quy trình đầu tư cơng (và mọi đầu tư khác) là một tồn tại khách quan, được phát hiện và đúc rút từ quá trình hàng chục năm đầu tư công của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và đến nay đã trở thành quy chuẩn được các định chế tài chính lớn như IMF, WB,... cơng nhận vì tn thủ nó, đầu tư cơng sẽ có hiệu lực và hiệu quả cao.
Việt Nam đang học hỏi và áp dụng quy trình đầu tư cơng nhưng khơng phải lúc nào, ở đâu cũng thực hiện đầy đủ và chất lượng các bước của nó, dẫn đến đầu tư kém hiệu lực và hiệu quả, thậm chí là thất bại và tổn thất.
Đối với đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau, cần chú ý thực hiện có chất lượng các bước: thẩm định, đánh giá độc lập dự án (trước thực hiện) và đánh giá hiệu lực, hiệu quả dự án (sau thực hiện).
3.3.2.1. Về công tác thẩm định.
Đầu tư dự án khu du lịch là loại đầu tư lớn, tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng trở lên nên công tác thẩm định là công tác của một hội đồng bao gồm các thành viên có chun mơn giỏi, đạo đức tốt và càng độc lập với dự án được thẩm định càng tốt.
Công tác thẩm định các dự án phát triển khu du lịch tại Cà Mau những năm qua cịn có những hạn chế, sai sót dẫn đến kết quả đầu tư khơng cao. Sai sót kiểu “đếm cua trong lỗ” này cùng những sai sót khác nữa khơng được thẩm định phát hiện để điều chỉnh nên dự án ban đầu khơng tìm được nhà đầu tư tư nhân và khi có thì nhà đầu tư đầu tiên không đủ năng lực (lỗi này do bước khác).
3.3.2.2. Về công tác đánh giá độc lập.
Đánh giá độc lập thực chất là thẩm định lại nhưng khác là do chủ đầu tư mời cá nhân, tổ chức khơng có quan hệ trong dự án thực hiện.
Công tác đánh giá độc lập các dự án phát triển khu du lịch tại Cà Mau đã xảy ra một số trường hợp sai sót nghiêm trọng. Khi phát hiện được, thì sự điều chỉnh và đánh giá độc lập lần thứ hai, làm tốn hao nguồn vốn của ngân sách Nhà nước một cách đáng kể.
3.3.2.3. Về công tác đánh giá hiệu lực, hiệu quả dự án.
Công tác đánh giá hiệu lực, hiệu quả dự án phát triển khu du lịch có đầu tư công từ ngân sách Nhà nước khơng đơn giản là tính ra số lợi tức chủ đầu tư thu được mà phải tính đến nhiều mặt: từ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh - quốc phòng, an sinh xã hội đến hiệu quả sử dụng tài nguyên, khả năng bảo vệ và tôn tạo môi trường sinh thái,...
Công tác này tiến hành sau khi dự án đã thực hiện và diễn ra trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong đầu tư phát triển các khu du lịch tại Cà Mau chưa được thực hiện đầy đủ. Bằng chứng là chưa có báo cáo hay cơng trình nào đánh giá hiệu lực, hiệu quả của một khu du lịch hay tổng thể các khu du lịch ở địa phương này được công bố.
Cần phải đánh giá hiệu lực, hiệu quả dự án phát triển mỗi khu du lịch và tổng thể các khu du lịch để vừa có cơ sở cho đầu tư tiếp theo cho các khu du lịch vừa cung cấp dữ liệu cho xây dựng định hướng phát triển các khu du lịch mới.
3.3.3. Chống thất thốt, lãng phí
Tỉnh cần rà soát, sửa đổi, ban hành kịp thời các văn bản quản lý về đầu tư phát triển các khu du lịch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư.
Tập trung cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục hành chính khơng cần thiết, khơng hợp lý, khơng hợp pháp.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước thường xuyên, liên tục để chống thất thốt lãng phí. Giám sát và đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư,...
Áp dụng nghiêm ngặt các chế tài trong việc giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết tốn cơng trình nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm để đảm bảo chất lượng cơng trình.
Tăng cường cơng tác cán bộ, sắp xếp cán bộ có đủ năng lực, chuyên môn và khả năng quản lý, điều hành các dự án đầu tư nhằm tránh thất thốt, lãng phí
Thường xun cập nhật thơng tin và nâng cao kiến thức về quản lý dự án, nâng cao trình độ về chun mơn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý đấu thầu, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư vào khu du lịch.
KẾT LUẬN
Tiềm năng cho phát triển du lịch và các thế mạnh du lịch hiện có ở Cà Mau là cơ sở đồng thời là nhu cầu phát triển các khu du lịch tại địa phương này. Vấn đề đặt ra là tỉnh Cà Mau đầu tư phát triển các khu du lịch sao cho hiệu lực và hiệu quả.
Đầu tư phát triển các khu du lịch là loại đầu tư rất lớn vì nguồn vốn khơng chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tài sản, nhân lực, quảng bá,... của các khu du lịch mà còn phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngoại vi, phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ mơi trường, bảo tồn và tôn tạo hệ sinh thái, quản lý khai thác tài nguyên,... Vì thế, để phát triển các khu du lịch cần phải có đầu tư cơng từ ngân sách Nhà nước, nhất là trong thời kỳ đầu của phát triển các khu du lịch ở mỗi địa phương.
Qua nghiên cứu hiện trạng phát triển của các khu du lịch ở Cà Mau và thực trạng đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau được trình bày trong phần nội dung nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong thời gian qua đầu tư công từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Cà Mau vào phát triển các khu du lịch đã ảnh hưởng lớn không chỉ đến sự phát triển của các khu du lịch mà còn thúc đẩy ngành du lịch phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thu hút đầu tư nguồn vốn ngoài Nhà nước vào các khu du lịch và ngành du lịch tại Cà Mau.
Sự phát triển của các khu du lịch ở Cà Mau; đầu từ công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau; quản lý đầu từ công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau đều đạt được những thành công nhất định. Bằng chứng là sự phát triển của du lịch Cà Mau và làn sóng đầu tư vào du lịch tại địa phương này hơn một năm trở lại đây và đang tiếp tục. Tuy nhiên, tất cả cũng đều có những hạn chế, nhược điểm đáng kể. Góp phần cho sự phát triển du lịch địa phương, tác giả xin đề xuất một số giải pháp có tên gọi như sau:
1) Các giải pháp tăng cường đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau:
- Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng các khu du lịch; - Hạn chế đầu tư vào tài sản các khu du lịch;
- Tăng cường đầu tư vào nguồn nhân lực các khu du lịch; - Tăng cường đầu tư xúc tiến, quảng bá cho các khu du lịch.
2) Các giải pháp quản lý đầu từ công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau:
- Quy hoạch phát triển du lịch phải gắn với lợi thế và an sinh xã hội; - Thực hiện đầy đủ và chất lượng các bước của quy trình đầu tư cơng; - Chống thất thốt, lãng phí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aschauer, D., (1989), Public Investment And Productivity Growth In The Group Of Seven, Economic Perspectives, (13:5), pp.17-25.
2. Bukhari, S., Ali, L., & Saddaqat, M., (2007), Public Investment and Economic Growth in the Three Little Dragons: Envidence from Heterogeneous Dynamic Panel Data, International Journal of Business and Information, Volume 2, pp.57-59.
3. Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau: www.camau.gov.vn
4. Kandenge, F.T., (2010), Public And Private Investment And Economic Growth In Namibia (1970 - 2005), The Botswana Journal Of Economics, The Botswana
Economics Association (BEA), (7), pp.2-15.
5. Khan, M.S., & Kumar, M.S., (1997), Public And Private Investment And The Growth Process In Developing Countries, Oxford Bulletin Of Economics And Statistics,
(59:1), pp.69-88.
6. Network world tourism organization, Recommendations on sustainable tourism development, unwto.org/recommendations...
7. Ngơ Lý Hóa (2011), “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc
nội của tỉnh Long An”, Luận văn thạc sĩ.
8. Nguyễn Lân (1994), Từ điển Việt Nam - Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những cơ sở khoa học về quản lý-
Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Kim Quyên (2012), “Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của
tỉnh Tây Ninh”, Luận văn thạc sĩ.
11. Nguyễn Văn Phúc (2000), “Hiệu quả đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Nhà
xuất bản TP. HCM.
12. Phó Thị Kim Chi và cộng sự (2013), Hiệu quả đầu tư cơng: Nhìn từ tác động của nó
đến tăng trưởng kinh tế, Trung tâm thông tin và dự báo KT-XH Quốc gia – Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, trang 18-19.
13. Tô Trung Thành (2012), Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mơ hình
thực nghiệm VECM, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách.