NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TẠI CÀ MAU
3.2.1. Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng các khu du lịch
3.2.1.1. Tranh thủ các nguồn lực từ trung ương.
Cà Mau là căn cứ địa của cách mạng trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Bên cạnh những hy sinh, mất mát của cán bộ và nhân dân thì chiến tranh lâu dài và khốc liệt đã làm cho Cà Mau có điểm xuất phát thấp khi bước vào phát triển của thời bình. Mặt khác, Cà Mau là địa bàn trọng yếu về mặt quốc phòng - an ninh của cả nước và khu vực, Nhà nước cần phải có sự đầu tư để phát triển mọi mặt nhằm đảm bảo cho quốc phòng - an ninh được giữ vững. Vì thế, tỉnh cần tranh thủ các nguồn lực từ trung ương để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Thực tế, những năm qua, các nguồn lực từ trung ương, trong đó có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đã có những đầu tư khá lớn cho Cà Mau, Trong thời gian tiếp theo, cần tranh thủ thêm những nguồn lực này mà trước mắt, đối với ngành du lịch Cà Mau là tranh thủ nguồn lực từ trung ương vào xây dựng và phát triển Khu du lịch Quốc gia Năm Căn.
3.2.1.2. Thu đúng, thu đủ thuế, phí từ các nguồn lợi của các khu du lịch.
Đầu tư cho phát triển các khu du lịch cần nguồn vốn rát lớn, nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Bởi cơ sở hạ tầng của mỗi khu du lịch không giới hạn trong phạm vi của khu du lịch đó mà là cả một hệ thống lớn cơ sở hạ tầng ngoại vi. Những năm qua, ngân sách Nhà nước tỉnh Cà Mau đã chi hàng chục ngàn tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng trong phạm vi và hàng trăm ngàn tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng ngoại vi các khu du lịch nhưng thu về cho ngân sách Nhà nước là chưa đáng kể. Nếu như mục đích phát triển du lịch của giao đoạn 2011 – 2015 là qua đầu tư, thu về cho ngân sách Nhà nước là 1.100 tỷ đồng thì “hệ thống xương sống” của ngành du lịch là các khu du lịch chỉ đóng góp hơn 260 tỷ đồng cho cả giai đoạn.
Thực tế là công tác thu ngân sách từ nguồn lợi của các khu du lịch chưa được tính đúng, tính đủ và thu đúng, thu đủ. Khu du lịch là một doanh nghiệp, cần tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu; khu du lịch là một đơn vị tiêu thụ, cần tính thuế giá trị gia tăng theo các sản phẩm dịch vụ du lịch; khu du lịch bao gồm những cá nhân có thu nhập, cần tính thuế thu nhập cá nhân theo lợi tức thu được; khu du lịch sử dụng đất đai, cần tính thuế sử dụng đất theo diện tích thực tế; khu du lịch làm ảnh hưởng đến mơi trường, cần
tính phí bảo vệ và tơn tạo môi trường, khu du lịch hoạt động làm hư hại, xuống cấp các cơng trình giao thơng, cần tính phí giao thơng theo lượng khách đến,... Chỉ có tính đúng, tính đủ và có biện pháp để thu đúng, thu đủ các các nguồn lợi của các khu du lịch thì ngân sách Nhà nước của tỉnh Cà Mau mới thực sự được tăng cường để đầu tư vào cơ sở hạ tầng các khu du lịch trên địa bàn.
3.2.1.3. Quản lý tốt đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
Các giải pháp quản lý đầu tư và nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau (tức là quản lý như thế nào) sẽ được trình bày ở mục lớn 3.3. Ở đây chỉ trình bày quản lý tốt đầu tư và nguồn vốn đầu tư ảnh hưởng tới tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng các khu du lịch (tức là có ý nghĩa ra sao).
Quản lý tốt đầu tư sẽ làm cho đầu tư đúng quy trình; làm cho các bước của thủ tục đầu tư chặt chẽ, bước sau kế tục bước trước và kiểm tra bước trước một cách liên hoàn. Chẳng hạn:
Sau khi xây dựng và sàng lọc bước đầu các dự án một khu du lịch thì thực hiện thẩm định chính thức dự án phát triển khu du lịch và thẩm định chính thức này kiểm tra các dự án đã xây dựng và sàng lọc. Sau thẩm định thì tiến hành đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án phát triển khu du lịch để vừa đánh giá vừa làm cơ sở tin cậy cho lựa chọn và lập ngân sách dự án phát triển khu du lịch này.
3.2.2. Hạn chế đầu tư vào tài sản các khu du lịch
Tài sản của các khu du lịch là nguồn lực trực tiếp tạo ra sản phẩm và giá trị của khu du lịch đó. Ngân sách Nhà nước chỉ đầu tư vào tài sản của các khu du lịch khi dự án các khu du lịch chưa thu hút được các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài nhằm tạo ra các hoạt động du lịch dựa vào các tiềm năng, lợi thế và cơ sở hạ tầng đã đầu tư để thu hút các nguồn đầu tư này. Nhưng khi đã có các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài sẵn sàng đầu tư vào các khu du lịch thì ngân sách Nhà nước cần hạn chế đầu tư vì các lý do sau:
Thứ nhất, nếu muốn nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài đầu tư vào phát triển khu du lịch thì phải để họ đầu tư vào “nguồn lực trực tiếp tạo ra sản phẩm và giá trị”, tức là phải để họ đầu tư vào cái tạo ra lợi nhuận của đầu tư. Các nhà đầu tư tư nhân và nước ngồi cũng có thể đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng (chẳng hạn, theo phương thức BOT, BTO,...) hay vào phát triển nguồn nhân lực nhưng trước hết, họ coi đó là những tài sản sinh lời và có cơ hội để đầu tư vào cac tài sản khác của khu du lịch.
Thứ hai, nền kinh tế chúng ta dù đã hơn 30 năm chuyển từ chế độ quản lý quan liêu, bao cấp sang hoạch toán theo thị trường nên cơ chế xin cho, mệnh lệnh một chiều vẫn còn chi phối, do đó quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh thường kém hiệu quả. Tính kém hiệu quả này biểu hiện ở nhiều hiện tượng nhưng tập trung nhất là không linh hoạt (phải chờ lệnh), bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp. Trong lúc đó, ở các nhà đầu tư tư nhân và nước ngồi khơng xuất hiện các nhược điểm này nên một mặt, họ thấy đầu tư vào đâu có lợi nhuận mới đầu tư và mặt khác, họ đã đầu tư là có lợi nhuận.
Thứ ba, cơ chế hoạch tốn theo thị trường vẫn chưa rõ ràng. Có những vấn đề của cơ chế được thể chế hóa thành pháp luật thì chồng chéo, thiếu thống nhất,... những vấn đề chưa được thể chế hóa thì vận dụng tùy tiện, phụ thuộc vào cách hiểu của nhà quản lý. Trong lúc đó, các nhà đầu tư tư nhân và nước ngồi khơng bị ràng buộc bởi cơ chế này trong đầu tư và nếu bị ràng buộc thì họ khơng đầu tư nữa. Tức là chủ động đầu tư luôn thuộc vào nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài.
Cuối cùng, đầu tư từ ngân sách Nhà nước vào tài sản các khu du lịch tức là tạo ra các tài sản công và “cha chung không ai khóc”, các tài sản này dễ dàng thất thốt, mất mát, hư hỏng, xuống cấp. Đó là chưa kể đến hiện tượng móc ngoặc, tham nhũng trong q trình đầu tư tạo tài sản và quá trình vận hành, bảo trì các tài sản đó.
3.2.3. Tăng cường đầu tư vào nguồn nhân lực các khu du lịch
Nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong phát triển ngành du lịch và các khu du lịch; vì vậy nhu cầu hợp tác giữa các tỉnh để phát triển nguồn nhân lực cần đặt ra nhằm đào tạo, bồi dưỡng lao động ngành du lịch lên ngang tầm với nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch trong thời kỳ mới.
Liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trường nghiệp vụ du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… để đào tạo bổ sung nguồn nhân lực làm du lịch, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng mới cho lực lượng đang lao động trong ngành du lịch và các khu du lịch. Bên cạnh đó đẩy mạnh tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng sản xuất các mặt hàng truyền thống để tạo sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng và tạo sự gắn bó giữa người dân bản địa với các khu du lịch.
Sắp tới du lịch Cà Mau sẽ phát triển mạnh hơn nữa nhờ sự đầu tư của trung ương của khu vực tư nhân và nước ngoài vào xây dựng và phát triển Khu du lịch Quốc gia Năm Căn. Vì vậy, ngay từ bây giờ Cà Mau phải chuẩn bị đón đầu về nguồn nhân lực bằng cách
tổ chức liên kết đào tạo, liên kết với các hãng lư hành, các công ty du lịch trong và ngoài nước để gửi thực tập sinh,...
Nếu chậm chân thì khơng những Cà Mau sẽ thiếu nguồn nhân lực cho các khu du lịch chất lượng cao mà người dân Cà Mau phải nhìn những người từ nơi khác đến lao động trên quê hương mình hưởng thu nhập cao cịn mình phải lam lũ, cực nhọc ở đó hoặc phải đi đến những vùng đất khác để lao động phổ thông vất vả và thu nhập thấp.
3.2.4. Tăng cường đầu tư xúc tiến, quảng bá cho các khu du lịch
Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch Cà Mau đa số là các doanh nghiệp nhỏ, vì vậy rất cần thiết hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh để đủ lực triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chung cho các tỉnh bằng nhiều hình thức, phương thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng nhau phát hành các tập gấp, bản đồ du lịch, đĩa CD, thông tin trên website,… phối hợp tổ chức và tham gia các hội chợ, các lễ hội du lịch trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái ở Cà Mau và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Làm cho nhiều người trong nước và quốc tế biết đến các khu du lịch và tổ chức đến đó là con đường duy nhất để các khu du lịch tại Cà Mau phát triển. Muốn vậy, bên cạnh tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người lao động giỏi; tổ chức, quản lý các hoạt động hiệu quả,... thì tăng cường đầu tư xúc tiến, quảng bá cho các khu du lịch bằng các nguồn vốn khác nhau, trong đó có nguồn vốn ngân sách Nhà nước với những phương tiện đa dạng, trong đó có phương tiện truyền thơng Nhà nước (thực chất cũng là ngân sách Nhà nước) là rất cần thiết.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TẠI CÀ MAU