Hiện trạng phát triển du lịc hở tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công từ ngân sách nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh cà mau (Trang 36 - 38)

2.1.2.1. Về cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ du lịch.

Cà Mau chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đi trước một bước để tạo động lực, điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế, trong đó có ngành du lịch, phát triển. Cụ thể:

- Về đường hàng không: Cuối năm 2014, Cà Mau đã đầu tư nâng cấp sân bay của Cảng hàng không Cà Mau. Mục tiêu đến năm 2020 là cảng hàng không nội địa cấp 3C (theo mã tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO), khả năng vận chuyển 150.000 hành khách/năm; với hai vị trí đỗ dành cho loại máy bay khai thác là ATR72 và tương đương.

- Về đường bộ: Bên cạnh đầu tư của trung ương cho xây dựng các tuyến đường huyết mạch nối liền với các tỉnh khác (Đường Xuyên Á nối Cà Mau với Kiên Giang và các tỉnh phía tây, đường Phụng Hiệp nối Cà Mau với Hậu Giang và các tỉnh phía bắc, đường Hồ Chí Minh (ở Cà Mau trùng với Quốc lộ 1A) nhằm nối dài Quốc lộ 1A từ Năm Căn đến Đất Mũi) thì hệ thống giao thơng đường bộ của tỉnh Cà Mau được đầu tư xây dựng đều khắp từ thành thị đến nông thôn.

- Về đường thủy nội địa: Các sông rạch tự nhiên và nhân tạo trong những năm gần đây được nạo vét và be bờ thường xuyên để đảm bảo lưu thông đường thủy nội địa. Đặc biệt các sông rạch trong nội ô thành phố, thị trấn và các trung tâm văn hóa đơng dân cư đã được chỉnh trang. Tỉnh đã xây dựng nhiều khu tái định cư để các hộ gia đình sống hai bên sơng rạch ở đây di dời nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan.

2.1.2.2. Về cơ sở vật chất kinh tế phục vụ du lịch.

- Cơ sở lưu trú:

Đến giữa 2016, tồn tỉnh Cà Mau có 49 khách sạn với 1.395 phịng. Trong đó, 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 03 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 29 khách sạn đạt tiêu

chuẩn 2 sao. Các cơ sở lưu trú đều quan tâm đầu tư nâng cấp về trang thiết bị, tiện nghi phục vụ và đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ.

Hiện nay, các khu du lịch và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đang quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú ngay trong các khu du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách về các loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, du lịch sinh thái kết hợp khám phá văn hóa,...

Nhìn chung, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch ở Cà Mau đủ sức phục vụ du khách và tổ chức các hội nghị, liên hoan cấp khu vực nhưng nếu đầu tư mở rộng và phát triển du lịch theo định hướng mới thì cịn thiếu rất nhiều, nhất là ngay tại các khu du lịch.

- Cơ sở ăn uống, mua sắm hàng lưu niệm:

Đến giữa 2016, Cà Mau có 32 nhà hàng, gồm 11 nhà hàng (restaurants) nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 4.150 chỗ ngồi và 21 nhà hàng độc lập, trong đó có 8 nhà hàng lớn, với 3.100 ghế. Nhiều đặc sản làm nức lịng du khách: mắm ba khía Rạch Gốc, cá kèo nướng muối ớt, lẩu mắm Cà Mau, cá lóc nướng rơm, tơm đất hấp sả, vọp nướng, lươn um lá nhào, ốc len xào dừa, cua biển rang me,... được bán nhiều ở thành phố Cà Mau, các nhà hàng trong khu du lịch Mũi Cà Mau.

- Phương tiện vận chuyển khách du lịch:

Khách du lịch đến Cà Mau chủ yếu bằng đường bộ và đường khơng, cịn đường thủy chỉ phục vụ khách du lịch các tỉnh lân cận. Du khách di chuyển đến các khu du lịch và giữa các khu du lịch bằng ôtô và canô. Trong các khu du lịch, du khách chủ yếu được vận chuyển bằng canô, vỏ lãi, xuồng ba lá,...

Nhìn chung, phương tiện vận chuyển khách du lịch được đổi mới thường xuyên nên luôn hiện đại nhất so với công nghệ vận tải và điều kiện giao thơng hiện có.

- Các dịch vụ vui chơi giải trí:

Các dịch vụ bổ sung như massage, karaoke, vũ trường,... còn thiếu và chưa hiện đại, làm ăn manh mún; tiện nghi thể thao vui chơi giải trí, tiện nghi phục vụ tham quan du lịch ngay tại các khu du lịch hầu như chưa có.

2.1.2.3. Các hãng lữ hành và công ty du lịch.

Hiện nay, Cà Mau có 2 đơn vị lữ hành hoạt động khá hiệu quả, đang từng bước hồn thiện mình để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách:

+ Công ty TNHH du lịch và dịch vụ Cơng đồn Cà Mau.

Ngồi ra, ở Cà Mau cịn có chi nhánh của các hãng lữ hành và công ty du lịch như chi nhánh của Công ty Du lịch Handetour, hãng Lữ hành Xuyên Việt của Thành phố Hồ Chí Minh,... cùng các đơn vị lữ hành khác của tư nhân (quy mô nhỏ) mở tại Cà Mau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công từ ngân sách nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh cà mau (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)