Điều kiện yếu tố đầu vào 17

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh ngành du lịch quảng nam (Trang 29 - 34)

3.2. Mơ hình kim cương ngành du lịch tỉnh Quảng Nam 17

3.2.1. Điều kiện yếu tố đầu vào 17

Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch của Quảng Nam có thể được chia thành ba loại hình chính là du lịch di sản, du lịch biển, đảo và du lịch sinh thái. Trong đó, trọng tâm là du lịch di sản với Phố cổ Hội An. Đây là nơi tập trung phần lớn du khách khi đến tham quan Quảng Nam cũng như đóng góp đa phần doanh thu cho du lịch của tỉnh. (Phụ lục 9)

Hình 3. 12: Các điểm du lịch chính của Quảng Nam

Nguồn: Tác giả tự vẽ

Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1999. Vốn là thương cảng nổi tiếng từ thời vương quốc Chăm pa và sau đó là cơ sở kinh tế trọng yếu của

Phố cổ Hội An Thánh địa Mỹ Sơn Cù Lao Chàm Làng nghề Du lịch sinh thái Di tích lịch sử

Chúa Nguyễn Đàng Trong nên Hội An đã được tiếp xúc với nền văn hóa ngoại lai từ rất sớm. Do đó, ở đây đã hình thành nên những kiến trúc, văn hóa pha trộn giữa văn hóa Việt với văn hóa nước ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và Nhật Bản. Cho đến nay, Hội An vẫn còn lưu giữ quần thể kiến trúc cổ đặc trưng của giai đoạn phát triển hưng thịnh của mình, tạo nên một điểm du lịch thú vị, độc đáo. Điểm đặc biệt của Phố cổ Hội An là vẫn duy trì những nét cổ kính trong cuộc sống hiện đại.

Cũng là di sản thế giới nhưng Thánh địa Mỹ Sơn lại mang những nét đặc trưng khác biệt với Hội An. Nơi đây là trung tâm của Kinh đô Trà Kiệu – Vương quốc Chăm pa xưa, nằm sâu trong rừng, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống hiện đại. Nếu Hội An là một quần thể kiến trúc của sự đa dạng văn hóa thì Mỹ Sơn lại mang trên mình nét độc đáo của kỹ thuật điêu khắc, kiến trúc và trang trí. Đặc biệt, kỹ thuật kết dính khơng mạch hồ mà người Chăm pa đã sử dụng cho Mỹ Sơn vẫn là bí ẩn cho đến ngày nay.

Song song với du lịch di sản thì du lịch Quảng Nam cũng nổi tiếng về du lịch biển, đảo với các bãi biển như Cửa Đại, Bằng An hay Cù lao Chàm. Nếu các bãi biển của địa phương thu hút khách du lịch bởi sự hoang sơ của nó thì Cù lao Chàm là một điểm nhấn trong du lịch biển, đảo của tỉnh kể từ khi trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2009. Sở hữu tám hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau, Cù Lao Chàm có một hệ sinh thái phong phú, đa dạng với hàng trăm loài thủy sản cùng những rạn san hơ hơn 100 lồi. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện nhiều chứng tích tàu đắm, miếu mạo… cho thấy nơi đây cũng từng là điểm neo đậu và qua lại của các thuyền buôn quốc tế thời Hội An là một hương cảng sầm uất.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng bao gồm các làng nghề và làng dân tộc chỉ mới được Quảng Nam xây dựng và phát triển trong thời gian gần đây nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương. Theo quyết định 1222/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 thì có 16 làng nghề ở 8 huyện, thị xã, thành phố được đưa vào đề án phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch giai đoạn 2015 – 2020. Trên thực tế thì đã có một số làng nghề tham gia phát triển du lịch và đã thu hút được một lượng khách nhất định như làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế, làng Triêm Tây hay làng Bờ Hồng.

Ngoài ra, trải dài trên địa bàn tỉnh là các di tích cách mạng cũng là những địa điểm du lịch nhưng chủ yếu phục vụ cho các đơn vị, tổ chức trong tỉnh hay các đồn cơng tác ngoại tỉnh.

Đặc điểm quan trọng của các điểm du lịch tỉnh Quảng Nam là hầu hết các điểm đến gắn bó trực tiếp với đời sống, sinh kế của người dân địa phương (ngoại trừ Thánh địa Mỹ Sơn). Đây là điểm đặc trưng tạo nên sự khác biệt cho các sản phẩm du lịch của địa phương nhưng cũng là một thách thức đối với ngành du lịch trong quá trình phát triển.

Đơn cử như sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Hội An trong những năm gần đây đã khiến cho khu phố cổ này bị thương mại hóa. Và hiện nay nhà ở trong khu vực phố cổ đều được sử dụng để buôn bán kinh doanh làm cho kiến trúc của các ngôi nhà cũng đã dần biến đổi. Ngoại trừ các điểm di tích nằm trong diện bảo tồn thì hầu hết các ngơi nhà ở phố cổ Hội An đã được sửa lại để phù hợp với nhu cầu buôn bán nên không gian nhà ở truyền thống – nét đặc trưng tạo nên phố cổ Hội An – đã bị thu hẹp. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An thì có đến 53% di tích sau khi được tu bổ đã khơng sử dụng đúng mục đích, tức là đa phần các di tích đã trở thành các điểm kinh doanh, khơng cịn là nơi sinh hoạt gia đình. Bên cạnh đó, 83 ngơi nhà cổ đã chuyển nhượng, 181 ngơi nhà khác đã cho th. Tức là đã có khoảng 3.000 cư dân phố cổ đã rời phố cổ (Quốc Hải, 2015) (phố cổ Hội An chủ yếu nằm ở phường Minh An và một phần của phường Cẩm Phô, Sơn Phong với dân số khoảng 10.000 người).

Đối với du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng thì nền tảng cơ bản vẫn là các làng nghề đã hình thành trên địa bàn tỉnh từ thế kỷ 15 – 16. Tuy nhiên, các làng nghề trên địa bàn tỉnh lại đang đối mặt với nguy cơ bị thu hẹp dần theo quy luật của thị trường. Một đặc điểm chung của các làng nghề trên địa bàn tỉnh là sản phẩm đơn điệu, đầu ra khơng ổn định. Chính điều này đã khiến cho thu nhập của người dân tại các làng nghề thấp, bấp bênh và không thu hút được nguồn nhân lực làm việc và duy trì làng nghề về lâu dài. Như làng gốm Thanh Hà với khoảng 300 hộ dân thì cũng chỉ có khoảng 20 hộ với 52 nhân khẩu tham gia sản xuất các sản phẩm gốm. Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cũng cho thấy lao động của các làng nghề truyền thống của địa phương đang bị già hóa, khơng thu hút được lao động trẻ trong khi nghệ nhân thì khơng cịn nhiều nên khả năng truyền nghề là rất khó khăn.

Tiếp theo là Thánh địa Mỹ Sơn. Là một di sản văn hóa thế giới nhưng Mỹ Sơn cho đến nay vẫn chỉ là điểm tham quan trong ngày, khơng có khách du lịch nào ở lại. Sản phẩm du lịch của Mỹ Sơn bên cạnh tham quan các đền chính thì cũng đã có các chương trình như xem múa Chăm, tham quan bảo tàng. Tuy nhiên các sản phẩm vẫn mang tính rời rạc. Cách thức tổ chức các sản phẩm chưa mang đến cho khách du lịch sự hình dung rõ ràng về quá

trình phát triển của Mỹ Sơn, vai trị của nó trong lịch sử phát triển của dân tộc cũng như lịch sử kiến trúc, xây dựng. Mỹ Sơn vẫn chỉ đóng vai trị là sản phẩm du lịch phụ thêm bên cạnh Hội An mà chưa phải là điểm đến chính của khách du lịch.

Hạ tầng giao thông

Hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch tỉnh Quảng Nam đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của địa phương. Các tuyến đường đến Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn đều được rải nhựa và đảm bảo cho sự di chuyển của xe 50 chỗ.

Về đường bộ, cho đến năm 2015, Quảng Nam đã hoàn thành việc nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh, kết nối thông suốt giao thông các địa phương theo hướng Bắc Nam. Các tuyến đường ven biển kết nối các điểm du lịch từ Non Nước, Hội An đến Cảng Kỳ Hà đã và đang được xây dựng, trong đó tuyến đường đi qua xã Điện Dương – Điện Ngọc, huyện Điện Bàn đến Hội An và cầu Cửa Đại đã được đưa vào sử dụng. Đặc biệt, đầu năm 2016, cầu dân sinh Cẩm Kim – Hội An đã được khánh thành, chấm dứt tình trạng chia cắt hai bờ sông Thu Bồn của khu vực này cũng như kết nối làng nghề mộc Kim Bồng vào chuỗi các sản phẩm du lịch của Hội An.

Quảng Nam cũng đã đưa vào hoạt động bảy tuyến xe buýt trên địa bàn, trong đó có các tuyến đến trực tiếp hai di sản thế giới như tuyến Đà Nẵng – Hội An, Đà Nẵng – Mỹ Sơn. Các tuyến xe buýt hoạt động liên tục từ 5h30 đến khoảng 18h00 với tần suất từ 15 – 30 phút/chuyến, giá vé dao động từ 15.000 – 30.000 đồng, rất thuận tiện cho các hoạt động đi lại của người dân.

Về đường hàng không, khách quốc tế chủ yếu tiếp cận Quảng Nam thông qua sân bay Đà Nẵng. Đây là một trong ba cảng hàng không quốc tế lớn nhất của nước ta với công suất khoảng 6 triệu hành khách/năm. Hiện tại, các hãng hàng không tại đây đã khai thác nhiều đường bay quốc tế đến Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Thái, Singapo… tạo điều kiện cho du lịch Quảng Nam mở rộng thị trường khách du lịch.

Sân bay Chu Lai được khởi công xây dựng vào năm 2004 và bắt đầu khai thác vào tháng 3 năm 2015 với công suất thiết kế là 500.000 khách/năm cũng như định hướng là sân bay trung chuyển hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm 2015 thì số lượt hành khách đi qua Sân bay Chu Lai chỉ đạt 83.062 lượt hành khách (vietnamairport, 2016). Như vậy, sau mười năm đưa vào sử dụng, Sân bay Chu Lai chỉ đạt được khoảng một phần năm công suất thiết kế. Từ năm 2005 – 2015, chỉ có duy nhất hãng hàng khơng Vietnamairline khai thác đường bay tại sân bay này. Tuy nhiên, số lượng

chuyến bay cũng chỉ là 1 chuyến/ ngày với đường bay đến Hà Nội. Khoảng giữa năm 2015, hai hãng hàng không Jetstar và Vietjetair cùng tham gia vào khai thác đường bay tại đây nhưng các hãng cũng chia nhau khai thác theo ngày chẵn, lẻ nên thực tế tổng số chuyến bay trên ngày tại sân bay cũng chỉ khoảng hai đến ba chuyến (Phục lục 10). Mặc dù mục tiêu xây dựng sân bay là để phục vụ hai địa phương Quảng Nam và Quảng Ngãi nhưng do số lượng chuyến bay hạn chế, hạ tầng phục vụ chưa đầy đủ nên chưa thu hút người dân hai địa phương sử dụng.

Đường thủy phục vụ du lịch của Quảng Nam chủ yếu nằm ở thành phố Hội An theo các tuyến tham quan Cù Lao Chàm hoặc tham quan dọc sông Thu Bồn. Đối với Cù Lao Chàm thì khách tham quan có thể sử dụng tàu cao tốc với thời gian di chuyển khoảng 20 phút hoặc thuyền gỗ với thời gian khoảng 2 tiếng. Đối với các tuyến tham quan dọc sông Thu Bồn thì chỉ có thể sử dụng thuyền nhỏ với sức chứa khoảng 20 người.

Về đường sắt, tuyến đường sắt đi qua địa phận Quảng Nam dài 91,5 km nhưng chỉ có một ga đỗ chính là ga Tam Kỳ (các ga khác chủ yếu được sử dụng để tránh tàu hoặc tăng cường vào thời gian cao điểm). Do đó, đường sắt chủ yếu là phục vụ nhu cầu đi lại của người dân địa phương chứ chưa phục vụ cho phát triển du lịch.

Lao động

Theo số liệu của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam thì cho đến nay có khoảng 13.500 lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trong đó 1,09% lao động là người nước ngoài, tuy nhiên những lao động này lại giữ những vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp du lịch như quản lý, giám đốc các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Lao động được đào tạo chuyên ngành chiếm khoảng 60% lao động trong các doanh nghiệp. Các lao động nghiệp vụ thì chủ yếu là tự đào tạo hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Lực lượng hướng dẫn viên du lịch trên tồn tỉnh tính đến năm 2014 đã có 176 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ, trong đó 141 thẻ quốc tế và 35 thẻ nội địa.

Cho đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 3 trường trung cấp, 6 trường cao đẳng, 3 trường đại học. Tuy nhiên, chỉ có trường Trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Quảng Nam có chương trình đào tạo nghiệp vụ lễ tân, hướng dẫn viên du lịch với thời gian đào tạo là hai năm. Đối với trường Đại học Quảng Nam, mặc dù đã thành lập Khoa Văn hóa – Du lịch từ năm 2007 nhưng chun ngành chính vẫn là Việt Nam học. Do đó, nguồn cung cấp nhân lực du lịch cho địa phương chủ yếu vẫn đến từ hai trung tâm đào tạo lớn của miền Trung là Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng. Tại Huế, hiện có khoảng bốn

trường đại học, cao đẳng có mã ngành đào tạo du lịch. Trong khi đó, ở Đà Nẵng có hơn mười trường đào tạo các chuyên ngành liên quan đến du lịch từ sơ cấp cho đến cử nhân. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của địa phương phải chịu sự cạnh tranh rất lớn trong việc hút nhân lực với hai trung tâm du lịch của Miền Trung là tỉnh Thừa Thiên – Huế và Thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh ngành du lịch quảng nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)