Các ngành phụ trợ liên quan 25

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh ngành du lịch quảng nam (Trang 37 - 42)

3.2. Mơ hình kim cương ngành du lịch tỉnh Quảng Nam 17

3.2.3. Các ngành phụ trợ liên quan 25

Cơ sở dịch vụ lưu trú và ăn uống

Cơ cấu doanh nghiệp dịch vụ ăn uống, lưu trú của tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù luôn được đánh giá cao trên bản đồ du lịch thế giới (Hội An) nhưng nhìn chung các cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống tại địa phương chủ yếu là từ ba sao trở xuống. Cơng suất sử dụng phịng tại các cơ sở lưu trú chỉ đạt khoảng 60% (năm 2014) mặc dù lượt khách du lịch đến Quảng Nam vẫn tăng đều qua các năm. Từ sau năm 2011, tỷ

trọng vốn đầu tư dịch vụ lưu trú và ăn uống ở Quảng Nam đã giảm mạnh từ 11,4% xuống còn khoảng 1,8%, tuy nhiên cơng suất sử dụng phịng chỉ tăng nhẹ từ 56,7% lên hơn 60%. Điều này có thể được giải thích bởi về lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống thì Quảng Nam phải chịu sự cạnh trạnh rất lớn từ thành phố Đà Nẵng với nhiều nhà hàng, khách sạn cao cấp hơn. Với khoảng cách quá gần Đà Nẵng từ các khu du lịch của Quảng Nam thì việc du khách có thể đến Quảng Nam du lịch trong ngày và trở lại Đà Nẵng để sử dụng các dịch vụ nhà hàng, khách sạn là khơng q khó khăn. Đây cũng là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng chi tiêu của khách tại Quảng Nam.

Hình 3. 16: Cơ cấu doanh nghiệp dịch vụ ăn uống, lưu trú phân theo quy mô vốn

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam (2015)

Hình 3. 17: Cơng suất sử dụng phịng và tỷ trọng vốn đầu tư dịch vụ lưu trú, ăn uống

Nguồn: Niên giám thống kê năm tỉnh Quảng Nam (2015), Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam (2015,) Niên giám Thống kê Hội An (2014)

Dịch vụ lưu trú Dịch vụ ăn uống 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% dưới 10 tỷ 10 đến 50 tỷ trên 50 tỷ 64.71% 25.21% 10.08% 92.11% 6.58% 1.32% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 2011 2012 2013 2014 Cơng suất sử dụng phịng tồn tỉnh Cơng suất sử dụng phòng Hội An Tỷ trọng vốn đầu tư dịch vụ lưu trú và ăn uống toàn tỉnh

Theo số liệu của Cục thuế tỉnh Quảng Nam, tính đến năm 2015, tồn tỉnh có khoảng 5.000 cơ sở kinh tế đang hoạt động, trong đó dịch vụ lưu trú là 210 cơ sở, dịch vụ ăn uống là 93 cơ sở. Hơn hai phần ba số cơ sở lưu trú và ăn uống tập trung tại Hội An với 154 cơ sở lưu trú và 65 cơ sở ăn uống.

Đến năm 2014, toàn tỉnh Quảng Nam có 56 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 26 doanh nghiệp nước ngồi, 24 doanh nghiệp nội địa, còn lại là chi nhánh/ văn phòng đại diện/ đại lý. Các doanh nghiệp lữ hành đóng góp chưa đến 5% doanh thu du lịch toàn tỉnh (phụ lục 13). Vấn đề của các doanh nghiệp lữ hành là cơ cấu khách du lịch đến Quảng Nam tự sắp xếp còn khá lớn, chiếm gần 60% tổng lượt khách du lịch đến tỉnh.

Hình 3. 18: Cơ cấu khách du lịch đến Quảng Nam theo hình thức tổ chức

Nguồn: Điều tra chi tiêu khách du lịch (2006, 2007, 2010, 2012, 2014)

Một nguồn thu quan trọng để tái đầu tư lại ngành du lịch là các khoản thuế và phí từ các doanh nghiệp/hộ kinh doanh hoạt động trong ngành. Đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp là thước đo đối với tính hiệu quả của mỗi đơn vị kinh doanh và cũng là nguồn thu bền vững cho ngân sách của chính quyền.

Có thể nói, vấn đề thu thuế trong ngành dịch vụ, du lịch luôn là một vấn đề khó khăn hiện nay bởi nước ta vẫn còn là một nền kinh tế tiền mặt và người tiêu dùng khơng có thói quen sử dụng hóa đơn. Và Quảng Nam cũng khơng phải là ngoại lệ. Trong các hoạt động kinh doanh của lĩnh vực du lịch thì cho đến nay, cơ sở thuế của ngành lưu trú được xem là rõ ràng hơn cả bởi giá phòng được niêm yết công khai và số lượt khách lưu trú được đăng ký theo ngày với cơ quan công an.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2006 2009 2011 2013 Theo tour Tự sắp xếp

Trong giới hạn của bản thân khi thực hiện đề tài, tác giả lựa chọn các cơ sở lưu trú của Hội An để làm đại diện phân tích các vấn đề về thu thuế trong lĩnh vực du lịch bởi Hội An chiếm hơn hai phần ba số cơ sở lưu trú của tỉnh.

Theo số liệu từ Cục Thuế Quảng Nam thì năm 2014, tổng các loại thuế, phí mà cơ sở lưu trú của Hội An đã nộp về ngân sách của tỉnh là hơn 93 tỷ đồng, chiếm khoảng 56% tổng số thuế của các cơ sở lưu trú tồn tỉnh. Trong đó, thuế giá trị gia tăng (VAT) chiếm đến 74% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.

Hình 3. 19: Cơ cấu thuế/phí của cơ sở lưu trú tại Hội An năm 2014

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Nam (2015)

Theo đó, tổng thuế thu nhập doanh nghiệp mà các cơ sở lưu trú tại Hội An đã nộp về cho ngân sách tỉnh trong năm 2014 là gần 19 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi so sánh với số liệu của Phịng Thương mại và Du lịch Hội An thì có một sự chênh lệch rất lớn về khoản thu này.

Số liệu của Phòng Thương mại và Du lịch Hội An cho thấy trong năm 2014, doanh thu lưu trú của các cơ sở lưu trú vào khoảng 942 tỷ đồng. Dựa theo số liệu trong Báo cáo tóm tắt khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2014 của GrantThornton về tỷ lệ doanh thu lưu trú trên tổng doanh thu và tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu, tác giả đã ước tính tổng doanh thu của các cơ sở lưu trú (bao gồm cả doanh thu lưu trú, doanh thu nhà hàng và doanh thu khác) tại Hội An là hơn 1.400 tỷ đồng. Với tỷ lệ chi phí chiếm khoảng 66% tổng

Thuế TNDN 20.21% Thuế VAT 73.95% Thuế môn bài 0.30% Thuế TTĐB 2.68% Khác 2.87%

doanh thu thì lợi nhuận trước thuế của các cơ sở lưu trú vào khoảng hơn 487 tỷ đồng. Và như thế, với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% thì thuế thu nhập doanh nghiệp mà các cơ sở lưu trú của Hội An phải nộp vào khoảng hơn 100 tỷ đồng. (số liệu tính tốn cụ thể được trình bày ở phụ lục 14).

Như vậy, với một hoạt động kinh doanh có cơ sở thuế rõ ràng hơn cả trong ngành du lịch mà sự thất thoát thuế đã lên đến mức 80% thì có thể nói sự thất thốt thuế này trong cả ngành du lịch của địa phương là rất lớn.

Ẩm thực, lễ hội, vui chơi, giải trí

Một lợi thế của du lịch Quảng Nam là nơi đây đa dạng về ẩm thực. Bên cạnh Mỳ Quảng – đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á cơng nhận là món ăn đạt giá trị ẩm thực Châu Á năm 2012 thì khách du lịch có thể tìm thấy ở Quảng Nam các món ăn ngon và chất lượng như Bê thui Cầu Mống, Cao Lầu và các loại bánh như bánh bao, bánh vạc, bánh su sê… Ngồi ra, tính dễ tiếp cận của các món ăn là một ưu điểm đối với ẩm thực nơi đây. Khách du lịch có thể khám phá và thưởng thức các món ăn này ở bất cứ địa điểm nào, từ bình dân cho đến cao cấp với mức giá phù hợp với mọi khách du lịch.

Về lễ hội thì thơng tin từ Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại Quảng Nam cho biết ngoài lễ hội Festival Di sản Quảng Nam được tổ chức hai năm một lần từ năm 2003 có khoảng 16 lễ hội lớn nhỏ khác được tổ chức trong năm tại Quảng Nam. Tuy nhiên, ngoài Festival Di sản Quảng Nam, lễ hội Những ngày giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản và lễ hội Đêm phố cổ thu hút được đơng đảo du khách thì các lễ hội còn lại chỉ mới thu hút người dân địa phương tham gia chứ chưa trở thành một điểm đến cho khách du lịch.

Các hoạt động vui chơi, giải trí chủ yếu tập trung tại Hội An, có thể phân chia thành hai thể loại là truyền thống và hiện đại. Các hoạt động truyền thống là biểu diễn nghệ thuật cổ truyền như bát bài chòi, hát bả trạo hay múa rối nước do Trung tâm Văn hóa Hội An cung cấp. Các hoạt động hiện đại như thể thao nước, du thuyền trên sơng Hồi thì được cung cấp bởi các khách sạn và các công ty lữ hành. Tuy nhiên, Quảng Nam lại đang bị thiếu hụt các hoạt động vui chơi, giải trí về đêm. Đây cũng là lý do khiến cho lượng du khách lưu trú tại địa phương thấp.

Phương tiện truyền thông

Một thuận lợi trong hoạt động truyền thông của du lịch Quảng Nam là Hội An và một số khách sạn cao cấp tại Quảng Nam liên tục nhận được đánh giá cao và các danh hiệu

của các tạp chí du lịch trên thế giới (Phụ lục 15). Song song với đó thì Quảng Nam cũng đã xây dựng được nhiều trang mạng điện tử để cung cấp các thông tin cần thiết cho du khách khi đến tham quan Quảng Nam.

Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ

Hoạt động du lịch của Quảng Nam nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), UNESCO, Tổ chức cứu trợ thế giới (FIDR) hay Liên minh Châu Âu (EU). Các dự án của các tổ chức phi chính phủ chủ yếu thiên về đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, phát triển du lịch cộng đồng. Các dự án này giúp Quảng Nam có thể mở rộng sản phẩm du lịch ra các khu vực ngoài phố cổ, đặc biệt là những khu vực cịn khó khăn về hạ tầng như phía Tây Quảng Nam. (Phụ lục 16)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh ngành du lịch quảng nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)