Theo kết quả phân tích mơ hình kim cương thì ngành du lịch Quảng Nam đều có những mặt hạn chế ở cả bốn đỉnh. Những hạn chế này là sự thách thức rất lớn đối với phát triển du lịch của địa phương.
0% 10% 20% 30% 40% 50% Bạn bè, người thân Internet Công ty du lịch Sách báo, tạp chí Nguồn khác Ti vi Được mời
Nguyên nhân ở sự hạn chế này là bởi:
Thứ nhất là vấn đề quy hoạch du lịch của tỉnh. Mặc dù tỉnh Quảng Nam đã có quy hoạch du lịch từ rất sớm (quy hoạch đầu tiên vào năm 1999) nhưng Quảng Nam vẫn chưa định hướng được hình ảnh mà ngành du lịch của tỉnh hướng đến. Mục tiêu phát triển cịn chung chung, khơng gian du lịch thì dàn trải khiến cho sự kết nối các điểm đến khó khăn.
Thứ hai là phát triển du lịch chưa thật sự gắn kết với sinh kế của người dân bản địa. Việc thương mại hóa quá nhanh tại khu vực phố cổ Hội An - trung tâm du lịch của tỉnh - cùng với sự di chuyển của cư dân bản địa ra khỏi phố cổ dẫn đến nguy cơ phai mờ văn hóa truyền thống – điểm đặc biệt tạo nên dấu ấn của phố cổ. Hoạt động du lịch làng nghề chỉ bổ sung một phần vào thu nhập của người dân trong khi đó, vấn đề căn cơ là đầu ra của sản phẩm làng nghề vẫn chưa được giải quyết ảnh hưởng đến khả năng duy trì làng nghề về lâu dài.
Thứ ba là nội dung chương trình tham quan chưa thu hút. Các điểm tham quan chính của Quảng Nam đa phần đều gắn kết với yếu tố lịch sử nhưng cách thức truyền tải thông tin chưa thật sự mang đến cho khách du lịch những hiểu biết đầy đủ, rõ ràng. Đây là lý do dù cho du khách đến Hội An rất đông nhưng tỷ lệ mua vé tham quan lại thấp cũng như số lượng khách đến Mỹ Sơn vẫn còn hạn chế.
Thứ tư là chất lượng và số lượng lao động du lịch còn hạn chế. Các doanh nghiệp du lịch tại địa phương phải chịu cạnh tranh rất lớn trong việc thu hút lao động với hai trung tâm du lịch của miền Trung là tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng. Trong khi đó thì các trường đại học, cao đẳng hay dạy nghề của tỉnh lại chưa chú trọng các chuyên ngành liên quan du lịch.
Cuối cùng là khả năng thu thuế từ các doanh nghiệp hoạt động du lịch thấp dẫn đến nguồn kinh phí dành cho phát triển du lịch bị hạn chế. Đơn cử như các cơ sở lưu trú của tỉnh chiếm đến 80% doanh thu du lịch của tỉnh nhưng tỷ trọng các loại thuế đóng cho địa phương chỉ chiếm khoảng 6,5% doanh thu đồng thời thuế thu nhập doanh nghiệp thực thu chỉ bằng một phần năm của số có thể thu.
Sơ đồ 3. 1: Mơ hình kim cương ngành du lịch Quảng Nam
+ Đa dạng tài nguyên
du lịch
- Tài nguyên du lịch bị đe dọa bởi thương mại hóa
- Nội dung tham quan chưa phong phú - Đầu ra của các làng nghề tham gia du lịch không ổn định - Số lượng và chất lượng lao động thấp + Hạ tầng giao thông đến khu du lịch tốt + Rào cản gia nhập ngành thấp - Cạnh tranh chưa bình đẳng giữa các doanh nghiệp + Lượng khách du lịch trong và ngoài nước tăng - Tỷ lệ khách tham quan có mua vé thấp + Đầy đủ các loại hình khách sạn, nhà hàng, lữ hành
- Khả năng thu thuế từ các khách sạn thấp + Ẩm thực đa dạng + Truyền thông tốt + Hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ +/- Lễ hội, vui chơi, giải trí
+ Xác định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
- Đầu tư dàn trải
- Quy hoạch du lịch yếu + Xúc tiến du lịch tốt
Điều kiện cầu Vai trị của
chính quyền địa phương
Điều kiện các yếu tố đầu vào
Bối cảnh cho chiến lược cạnh tranh
Các ngành phụ trợ liên quan
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 4.1. Kết luận
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy ngành du lịch tỉnh Quảng Nam có năng lực cạnh tranh với nguồn tài nguyên phong phú và lượng du khách luôn tăng hàng năm. Tuy nhiên, quá trình phát triển ngành trong thời gian qua đã bộc lộ những trục trặc ngay từ khâu quy hoạch cho đến khai thác và nguồn thu từ các hoạt động du lịch.
Đầu tiên là vấn đề quy hoạch phát triển du lịch của địa phương. Có ba vấn đề chính cần phải xem xét lại trong quy hoạch này là định hướng hình ảnh của ngành du lịch, không gian và loại hình du lịch. Mục tiêu được đưa ra trong quy hoạch này chưa nêu được hình ảnh mà ngành du lịch tỉnh Quảng Nam muốn hướng tới dựa trên những lợi thế về tài nguyên du lịch của địa phương. Cũng chính lý do đó đã khiến cho việc quy hoạch khơng gian và loại hình du lịch của địa phương trở nên dàn trải. Không gian du lịch được trải dài trên địa bàn tỉnh từ Bắc đến Nam và từ Đông sang Tây “bao gồm phía đơng đường Quốc
lộ 1A đến ven biển, đảo Cù Lao Chàm, đảo Tam Hải và vùng phía tây của tỉnh”. Song song
với đó, có bảy loại hình du lịch chủ yếu mà tỉnh Quảng Nam hướng đến gồm “văn hóa-lịch sử, nghỉ dưỡng biển, tham quan-nghiên cứu, sinh thái, thể thao-mạo hiểm, hội nghị-hội thảo”. Mặc dù các loại hình này đều căn cứ theo những tài nguyên du lịch của địa phương nhưng không gian rộng lớn cùng sự quá đa dạng sản phẩm sẽ tạo ra thách thức cho chính Quảng Nam trong việc đầu tư, xây dựng các sản phẩm cũng như chiến lược phát triển và kết nối các điểm du lịch. Việc quy hoạch dàn trải nhưng khơng có một định hướng rõ ràng về hình ảnh mà ngành du lịch địa phương muốn hướng đến sẽ khiến cho địa phương khó khăn trong việc đánh giá cũng như lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp.
Tiếp theo là vấn đề khai thác tài nguyên du lịch của địa phương với ba loại hình chính là du lịch di sản, du lịch sinh thái và du lịch biển đảo. Du lịch di sản của Quảng Nam tập trung chính tại Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Tuy nhiên, Phố cổ Hội An lại đang đối mặt với nguy cơ bị thương mại hóa khi hầu hết các ngơi nhà trong phố cổ đều đã trở thành các điểm buôn bán, kinh doanh; không gian nhà ở truyền thống đã bị thu hẹp. Thêm vào đó là sự dịch chuyển ra ngồi của cư dân phố cổ có thể khiến cho văn hóa bản địa của phố cổ bị pha lẫn, không giữ được bản sắc vốn có của nó. Cịn đối với Thánh địa Mỹ Sơn thì nội dung tham quan chưa phong phú cùng với việc thiếu hụt các sản phẩm bổ trợ khiến cho địa điểm này chưa thu hút được khách du lịch. Du lịch sinh thái của địa phương chủ yếu phát triển dựa vào các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên các làng nghề lại
đang có nguy cơ bị xóa mịn, đầu ra bấp bênh, lực lượng lao động của làng nghề đang bị già hóa khiến cho quy mô làng nghề bị thu hẹp dần với chỉ vài chục hộ trong hàng trăm hộ dân của làng nghề cịn giữ nghề. Do đó, du lịch làng nghề chỉ có thể phát triển ở mức là sản phẩm bổ sung chứ khó có thể là sản phẩm chủ lực cho ngành du lịch địa phương về lâu dài. Du lịch biển đảo của địa phương thì tập trung ở Cù Lao Chàm và các bãi biển ở Hội An, các bãi biển tại các huyện, thành phố thì chủ yếu thu hút khách nội tỉnh. Ngoại trừ Cù Lao Chàm với sự khác biệt bởi hệ sinh thái của Khu dự trữ sinh quyển thế giới, các bãi biển của Quảng Nam vẫn chưa tạo được sự khác biệt so với các bãi biển khác trong khu vực Miền Trung, thậm chí các loại hình giải trí trên biển cũng chưa đa dạng, phong phú.
Cuối cùng là nguồn thu từ các hoạt động du lịch của địa phương. Hai nguồn thu chính của ngành du lịch địa phương là vé tham quan và thuế, phí từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Nguồn thu từ vé tham quan thì cũng chủ yếu từ vé tham quan Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An và các làng nghề truyền thống. Nếu đối với Thánh địa Mỹ Sơn, vấn đề là số lượng khách du lịch thấp thì vấn đề với Phố cổ Hội An lại là tỷ lệ khách du lịch có mua vé thấp. Do đó, nguồn thu này cũng chỉ có thể giúp địa phương duy trì bộ máy quản lý các địa điểm du lịch chứ chưa có thể góp phần vào hoạt động bảo tồn hay phát triển các điểm du lịch này. Nguồn thu thứ hai là thuế và phí từ các hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực du lịch thì lại đối mặt với sự thất thoát thu lớn. Khác với các ngành khác, cơ sở thuế của ngành du lịch rất khó xác định bởi nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt và người dân chưa có thói quen sử dụng hóa đơn trong tiêu dùng. Với một hoạt động kinh doanh có cơ sở thuế rõ ràng là khách sạn, nhà nghỉ nhưng ở Quảng Nam tỷ lệ thất thoát thuế đã lên đến 80% cho thấy việc thất thoát thuế của ngành du lịch tại địa phương là rất cao. Điều này không chỉ gây ra tác động tiêu cực đến ngân sách của tỉnh mà còn ảnh hưởng xấu đến việc đầu tư, phát triển cho ngành du lịch bởi thiếu nguồn lực tài chính.
Tóm lại, q trình phát triển của ngành du lịch Quảng Nam đã bộc lộ những trục trặc về quy hoạch, khai thác tài nguyên du lịch, nguồn thu từ hoạt động du lịch. Do đó, địa phương cần những giải pháp căn cơ với nền tảng cốt lõi xoay quanh “tài nguyên du lịch” để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch của địa phương. Ngồi ra, vấn đề cạnh tranh chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp tư nhân hay chất lượng lao động còn thấp cũng là những thách thức đối với sự phát triển
của ngành du lịch địa phương. Tuy nhiên, hai vấn đề này cần có những nghiên cứu kỹ hơn nên trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả chưa thể đưa ra những đánh giá phù hợp.
4.2. Khuyến nghị chính sách
Với những kết luận nêu trên, tác giả đề xuất ba giải pháp chính liên quan đến quy hoạch, nguồn thu từ du lịch và việc khai thác tài nguyên du lịch như sau:
Thứ nhất là về quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam. Nền tảng của du lịch
Quảng Nam vẫn là hai di sản thế giới Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Do đó, trong ngắn hạn, Quảng Nam nên tập trung vào xây dựng hình ảnh là điểm du lịch di sản – sinh thái. Không gian du lịch được thu hẹp lại ở ba địa phương là thị xã Điện Bàn, thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên. Trong đó, sản phẩm du lịch chủ đạo là du lịch di sản. Các sản phẩm du lịch bổ sung là du lịch sinh thái làng nghề và du lịch biển, đảo. Về lâu dài, Quảng Nam có thể xem xét mở rộng khơng gian du lịch về phía Tây với sản phẩm khám phá thiên nhiên hoang dã và các làng dân tộc truyền thống. Khơng gian du lịch phía Tây Quảng Nam khá tách biệt với không gian du lịch hiện hữu nhưng có thuận lợi trong kết nối với thành phố Đà Nẵng, do đó để có thể phát triển du lịch tại khu vực này cần nghiên cứu liên kết với các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng.
Thứ hai là cải thiện chất lượng nội dung tham quan tại các điểm du lịch chính (Hội An và Mỹ Sơn). Thay vì chỉ trưng bày các hiện vật phản ảnh một cách rời rạc, đơn lẻ giá trị
của di sản vật thể, các điểm tham quan cần được cải thiện để cung cấp những giá trị phi vật thể của một Hội An “điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo” hay một Mỹ Sơn “bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất” (wikipedia). Đối với Hội An, có thể tổ chức biểu diễn nghệ thuật tái hiện cuộc sống của người dân nơi đây trên sơng Hồi. Đối với Mỹ Sơn, có thể tái hiện lại một vương quốc Chăm pa thu nhỏ bằng những cơng trình vật thể, song song với đó là xây dựng sản phẩm du lịch trãi nghiệm văn hóa Chăm pa như “một ngày làm cư dân Chăm pa”.
Thứ ba là chống thất thu thuế trong ngành du lịch. Cơ quan thuế cần phải linh hoạt
trong việc xác định cơ sở thuế bằng cách kết hợp với các cơ quan liên quan khác để xác minh việc khai thuế của các doanh nghiệp, ví dụ như liên kết cơ sở dữ liệu về khách lưu trú với cơ quan cơng an. Thêm vào đó, tỉnh Quảng Nam cũng cần xem xét xây dựng cơ chế phân chia nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp với thành phố Hội An bằng cách cho phép để lại 50% số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp từ các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hội An cùng với điều kiện thành phố Hội An phải tự chủ trong các hoạt động
đầu tư tại địa phương, tỉnh chỉ hỗ trợ những dự án lớn, có ảnh hưởng đến những địa phương khác. Điều này không chỉ tạo động lực cho thành phố Hội An đẩy mạnh việc thu thuế mà còn giúp Hội An chủ động trong việc đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ du lịch.
4.3. Hạn chế của đề tài
Đề tài chưa đặt du lịch Quảng Nam trong mối quan hệ với du lịch các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng để có những so sánh và phân tích tốt hơn. Thêm vào đó, vấn đề sạt lở của bờ biển Cửa Đại cũng như sự thiếu hụt của lực lượng hướng dẫn viên du lịch chưa được tiếp cận trong đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Thành Tự Anh (2012), “Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương”, Phát
triển vùng và địa phương, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright;
2. Chi cục Thống kê thành phố Hội An (2014), Niên giám Thống kê 2013; 3. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2015), Niên giám Thống kê 2014; 4. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2015), Niên giám Thống kê 2014; 5. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam (2012), Niên giám Thống kê 2011; 6. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam (2015), Niên giám Thống kê 2014; 7. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên – Huế (2015), Niên giám Thống kê 2014;
8. Quốc Hải (2015), ““Biến dạng” di sản văn hóa Hội An”, Báo Quảng Nam online, truy cập ngày 16/12/2015 tại địa chỉ http://baoquangnam.com.vn/xa-hoi/201512/bien-dang-di- san-van-hoa-hoi-an-652236/;
9. Liên minh Châu Âu (2015), Báo cáo kỹ thuật Phát triển sản phẩm du lịch Khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam thuộc Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Mơi trường và Xã hội;
10. Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Văn Long (2013), “Xây dựng mơ hình phát triển nguồn nhân lực trong cụm ngành du lịch”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 7(68), Mã số B2013-117;
11. Thân Vĩnh Lộc (2015), “Hai mươi năm du lịch Mỹ Sơn: Thành quả, tiền năng và kỳ vọng”, Báo Quảng Nam online, truy cập ngày 16/12/2015 tại
http://baoquangnam.com.vn/du-lich/201512/hai-muoi-nam-du-lich-my-son-thanh-qua- tiem-nang-va-ky-vong-652194/;
12. Nguyễn Thị Thanh Nga (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ chính sách cơng khóa 5 – Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright.
13. Nguyên Ngọc (2005), Tìm hiểu con người xứ Quảng, NXB Đà Nẵng;
14. Phòng Quản lý lữ hành – Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quảng Nam (2015), Báo