Vai trò của chính quyền địa phương 3 1-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh ngành du lịch quảng nam (Trang 43 - 44)

3.2. Mơ hình kim cương ngành du lịch tỉnh Quảng Nam 17

3.2.5. Vai trò của chính quyền địa phương 3 1-

Vai trị của chính quyền địa phương đối với ngành du lịch chủ yếu thông qua các hoạt động về quy hoạch phát triển du lịch, quảng bá du lịch, đầu tư hạ tầng cơ sở.

Vấn đề đầu tiên là việc quy hoạch phát triển du lịch của địa phương. Ngành du lịch Quảng Nam chưa có định hướng phát triển rõ ràng, chưa phân loại được các điểm du lịch của địa phương. Không gian phát triển du lịch được đề cập trong Quyết định 2879 trải dài toàn bộ địa bàn tỉnh “bao gồm phía đơng đường Quốc lộ 1A đến ven biển, đảo Cù Lao

Chàm, đảo Tam Hải và vùng phía tây của tỉnh”. Định hướng phát triển loại hình du lịch

gần như đầy đủ các loại hình du lịch hiện hữu từ “văn hóa-lịch sử, nghỉ dưỡng biển, tham quan-nghiên cứu” cho đến “sinh thái, thể thao-mạo hiểm, hội nghị-hội thảo”. Điều này sẽ khiến cho hoạt động đầu tư của địa phương bị dàn trải và đặc biệt với địa bàn rộng như Quảng Nam thì sự kết nối các khơng gian du lịch sẽ rất khó khăn và tốn kém. Thêm vào đó, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên nhiều loại hình sẽ dễ gây hiện tượng “chèn lấn”. Ví dụ như việc tập trung các nguồn lực để đầu tư, thu hút các dự án du lịch về nghỉ dưỡng – vui chơi, giải trí – mua sắm sẽ làm cho nguồn lực dành cho các sản phẩm du lịch sinh thái hay di sản – thế mạnh của Quảng Nam bị thiếu hụt.

Hoạt động quảng bá du lịch chủ yếu được thực hiện thông qua các hội chợ du lịch trong và ngồi nước, tổ chức đón các đồn farmtrip và presstrip cũng như xây dựng các ký sự, phóng sự trên truyền hình và liên kết phát triển du lịch với các địa phương lân cận, đặc biệt là Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng (Phụ lục 17). Tuy nhiên, theo kết quả điều tra chi tiêu du lịch năm 2013 của Tổng cục Thống kê thì khách du lịch tiếp cận thơng tin về du lịch Quảng Nam chủ yếu từ bạn bè, người thân và internet rồi sau đó mới đến các kênh như sách báo, tạp chí, tivi (Hình 3.21).

Hình 3. 21: Các kênh thơng tin khách du lịch tìm hiểu về du lịch Quảng Nam

Nguồn: Kết quả Điều tra chi tiêu khách du lịch (2014)

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2009 – 2014 cho thấy rõ sự không tập trung trong hoạt động đầu tư du lịch của địa phương. Theo báo cáo của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thì giai đoạn 2009 – 2014 có 12 dự án mới với tổng mức đầu tư là 141 tỷ đồng. Tuy nhiên, các dự án lại bị dàn trải cho nhiều địa điểm du lịch nhỏ lẻ, ở các khu vực khá xa và hẻo lánh, không thể kết nối với các điểm du lịch chính như ở Hiệp Đức, Nam Giang, Bắc Trà My. Hay mới nhất là trong quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng cấp thiết tại các điểm du lịch giai đoạn năm 2016 – 2020 của tỉnh (bao gồm các hạng mục về cầu tàu, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh cơng cộng) thì việc đầu tư cũng bị dàn trải đến các điểm du lịch nhỏ lẻ, chưa thu hút được khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh ngành du lịch quảng nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)