Khuyến nghị chính sách 37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh ngành du lịch quảng nam (Trang 49 - 50)

Với những kết luận nêu trên, tác giả đề xuất ba giải pháp chính liên quan đến quy hoạch, nguồn thu từ du lịch và việc khai thác tài nguyên du lịch như sau:

Thứ nhất là về quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam. Nền tảng của du lịch

Quảng Nam vẫn là hai di sản thế giới Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Do đó, trong ngắn hạn, Quảng Nam nên tập trung vào xây dựng hình ảnh là điểm du lịch di sản – sinh thái. Không gian du lịch được thu hẹp lại ở ba địa phương là thị xã Điện Bàn, thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên. Trong đó, sản phẩm du lịch chủ đạo là du lịch di sản. Các sản phẩm du lịch bổ sung là du lịch sinh thái làng nghề và du lịch biển, đảo. Về lâu dài, Quảng Nam có thể xem xét mở rộng khơng gian du lịch về phía Tây với sản phẩm khám phá thiên nhiên hoang dã và các làng dân tộc truyền thống. Không gian du lịch phía Tây Quảng Nam khá tách biệt với khơng gian du lịch hiện hữu nhưng có thuận lợi trong kết nối với thành phố Đà Nẵng, do đó để có thể phát triển du lịch tại khu vực này cần nghiên cứu liên kết với các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng.

Thứ hai là cải thiện chất lượng nội dung tham quan tại các điểm du lịch chính (Hội An và Mỹ Sơn). Thay vì chỉ trưng bày các hiện vật phản ảnh một cách rời rạc, đơn lẻ giá trị

của di sản vật thể, các điểm tham quan cần được cải thiện để cung cấp những giá trị phi vật thể của một Hội An “điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo” hay một Mỹ Sơn “bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất” (wikipedia). Đối với Hội An, có thể tổ chức biểu diễn nghệ thuật tái hiện cuộc sống của người dân nơi đây trên sơng Hồi. Đối với Mỹ Sơn, có thể tái hiện lại một vương quốc Chăm pa thu nhỏ bằng những cơng trình vật thể, song song với đó là xây dựng sản phẩm du lịch trãi nghiệm văn hóa Chăm pa như “một ngày làm cư dân Chăm pa”.

Thứ ba là chống thất thu thuế trong ngành du lịch. Cơ quan thuế cần phải linh hoạt

trong việc xác định cơ sở thuế bằng cách kết hợp với các cơ quan liên quan khác để xác minh việc khai thuế của các doanh nghiệp, ví dụ như liên kết cơ sở dữ liệu về khách lưu trú với cơ quan cơng an. Thêm vào đó, tỉnh Quảng Nam cũng cần xem xét xây dựng cơ chế phân chia nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp với thành phố Hội An bằng cách cho phép để lại 50% số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp từ các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hội An cùng với điều kiện thành phố Hội An phải tự chủ trong các hoạt động

đầu tư tại địa phương, tỉnh chỉ hỗ trợ những dự án lớn, có ảnh hưởng đến những địa phương khác. Điều này không chỉ tạo động lực cho thành phố Hội An đẩy mạnh việc thu thuế mà còn giúp Hội An chủ động trong việc đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh ngành du lịch quảng nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)