Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai đến năm 2020 (Trang 50)

2.2.1 Hoạt động huy động vốn bán lẻ

Huy động vốn bán lẻ tại Chi nhánh tăng trưởng mạnh trong giai đoạn năm 2011 - 2014 và luôn vượt các chỉ tiêu mà chi nhánh đặt ra, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 32,4%. Năm 2011 số dư tiền gửi tại chi nhánh là 586 tỷ đồng tăng lên 976 tỷ vào năm 2012, tốc độ tăng trưởng tương ứng là 66,55%. Từ năm 2013 trở đi, tốc độ tăng trưởng huy động vốn có đấu hiệu tăng trưởng chậm lại, chỉ tăng 16,6% (tương đương 162 tỷ đồng) so với năm 2012 và năm 2014 tăng 160 tỷ đồng (tương đương 14,06%) so với năm 2013. Cùng với đó, thu nhập từ huy động vốn bán lẻ của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 - 2014 cũng tăng ổn định qua các năm, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 17,18%; từ 69,7 tỷ đồng năm 2011 lên 131,4 tỷ

đồng năm 2014. Điều này góp phần khơng nhỏ vào thu nhập chung của Chi nhánh. Thêm vào đó, cơ cấu huy động vốn bán lẻ có xu hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn bằng ngoại tệ, tăng tỷ trọng huy động vốn có kỳ hạn đặc biệt là kỳ hạn trên 12 tháng điều này cho thấy chất lượng huy động vốn của Chi nhánh khá ổn định và cân đối.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn bán lẻ tại Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2014

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng, giảm (%) Tăng trưởng bình quân 2011- 2014 (%) 2012 /2011 2013 /2012 2014 /2013 1 Huy động vốn bán lẻ (tỷ đồng) 586 976 1.138 1.298 66,55 16,60 14,06 32,40 Không kỳ hạn 13,2 23,7 32,9 80,2 79,55 38,82 143,77 57,00 Kỳ hạn < 12 tháng 548,3 252,3 493,1 649,2 -53,99 95,44 31,66 4,31 Kỳ hạn >= 12 tháng 24,5 700 612 568,6 2.757,14 -12,57 -7,09 119,49 2 Số lượng khách hàng gửi (người) 16.801 24.175 29.405 28.762 43,89 21,63 -2,19 14,39

Không kỳ hạn 13.989 20.123 24.567 23.408 43,85 22,08 -4,72 13,74 Kỳ hạn < 12 tháng 2.627 2.235 3.347 3.733 -14,92 49,75 11,53 9,18 Kỳ hạn >= 12 tháng 185 1.817 1.491 1.621 882,16 -17,94 8,72 72,05 3 Tỷ trọng HĐV dân cư/Tổng HĐV (%) 73,8 67,08 56,2 53,13 -9,11 -16,22 -5,46 -7,89 4 Thị phần huy động vốn bán lẻ (%) 1,2 1,5 1,56 1,76 25,00 4,00 12,82 10,05 5 Thu nhập từ HĐV bán lẻ (tỷ đồng) 69,7 108,4 119,5 131,4 55,52 10,54 9,96 17,18

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Nam Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2014

Cùng với đó, số lượng khách hàng và thị phần huy động vốn của chi nhánh cũng gia tăng tương ứng. Trong giai đoạn 2011 - 2014, nền khách hàng huy động vốn cá nhân tăng khá tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân 14,34%; từ 16.801 khách hàng năm 2011 lên đến 28.762 khách hàng vào năm 2014 và cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng khách hàng tiền gửi có kỳ hạn, giảm tỷ trọng khách hàng tiền gửi

không kỳ hạn. Thị phần huy động vốn bán lẻ của Chi nhánh trên địa bàn Tỉnh được cải thiện từ 1,2% lên 1,76% vào năm 2014.

Về số lượng sản phẩm huy động vốn của BIDV rất đa dạng phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng nhưng sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh chủ yếu là các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn thông thường chiếm hơn 70%, tiền gửi linh hoạt và tiền gửi dự thưởng theo chương trình chiếm khoảng 29% cịn nhóm tiền gửi tích luỹ (tích luỹ bảo an, tích luỹ hưu trí, tích luỹ trẻ em) - đây là nhóm sản phẩm rất tiềm năng hướng tới đại đa số khách hàng phổ thông, phù hợp với cơ cấu dân cư là các công nhân viên chức làm trong khu công nghiệp, bộ đội, giáo viên - chiếm chưa tới 1%.

Tỷ trọng huy động vốn dân cư trong tổng vốn huy động ta thấy tỷ lệ này giảm qua các năm từ 73,8% năm 2011 xuống còn 53,13% vào năm 2014. Mặc dù tỷ trọng vốn dân cư có giảm nhưng điều này khơng quan trọng do cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh có sự thay đổi trong năm 2012 và 2013 nguồn vốn của tồn chi nhánh tăng mạnh là do có thêm nguồn huy động từ các định chế tài chính mà năm 2011 khơng có.

Nhìn chung, hoạt động huy động vốn bán lẻ của Chi nhánh trong thời gian qua có tốc độ tăng trưởng rất tốt là do chi nhánh đã xác định được tầm quan trọng của vốn huy động và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng mức lãi suất linh hoạt nhằm đảm bảo tốt nguồn vốn huy động đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Trong hai năm 2011 và 2013, Chi nhánh đã mở rộng mạng lưới phát triển thêm 2 phòng giao dịch chuyên hoạt động về dịch vụ bán lẻ ở nơi tập trung đơng dân cư nên đã góp phần vào việc tăng trưởng nguồn vốn huy động cho Chi nhánh.

2.2.2 Hoạt động tín dụng bán lẻ

Trong giai đoạn 2011 - 2013, dư nợ tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh đã có những bước tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng bình qn khoảng 40,02%. Dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2013 là 219 tỷ đồng cao hơn gấp 2,5 lần so với thời điểm 2011 (86 tỷ đồng) với mức tăng trưởng tuyệt đối 133 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt

động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh cũng tăng tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 56,31% đạt 23,7 tỷ năm 2013, tăng 14 tỷ so với năm 2011. Tuy nhiên, bước sang năm 2014, dư nợ tín dụng bán lẻ của Chi nhánh giảm 1,6% so với năm 2013. Điều này cho thấy, hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh có dấu hiệu suy giảm do gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ cạnh tranh.

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2014

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng, giảm (%) Tăng trưởng bình quân 2011- 2014 (%) 2012 /2011 2013 /2012 2014 /2013 1 Dư nợ tín dụng bán lẻ (tỷ đồng) 86 121 219 215,4 40,70 80,99 -1,64 40,02 2 Số lượng khách hàng vay (người) 179 287 535 741 60,34 86,41 38,5 72,88 3 Thị phần tín dụng bán lẻ (%) 1,34 1,47 1,89 1,72 9,70 28,57 -9,0 18,76 4 Thu nhập từ tín dụng bán lẻ (tỷ đồng) 9,7 15,8 17,9 14,2 62,9 13,3 -20,7 56,31 5 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ (%) 11,72 12,87 14,89 10,28 9,81 15,70 -31,0 12,72 6 Tỷ trọng nợ xấu TDBL/Tổng DN (%) 0,63 0 0 0,17

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Nam Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2014

Tương tự như vậy, thị phần tín dụng bán lẻ của Chi nhánh trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai tăng lên đáng kể từ mức 1,34% vào năm 2011 lên 1,89% vào năm 2013. Đạt được mức tăng trưởng cao như vậy là do sau khi chuyển đổi mơ hình tổ chức hoạt động theo đó, Phịng KHCN được thành lập vào tháng 4/2012 và được giao nhiệm vụ đầu mối về các hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh, hoạt động tín dụng bán lẻ được tổ chức chuyên nghiệp hơn và được chú trọng đẩy mạnh, quảng bá. Ngồi ra, 2 Phịng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh chuyên hoạt động về hoạt động bán lẻ lần lượt được thành lập cũng góp phần làm gia tăng dư nợ bán lẻ. Bên cạnh đó, với ưu thế về lãi suất, phí, uy tín và dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm tín

dụng bán lẻ của BIDV đáp ứng được nhu cầu và rất thu hút khách hàng. Tuy nhiên, sang năm 2014, thị phần tín dụng bán lẻ của Chi nhánh cũng có dấu hiệu suy giảm xuống còn 1,72%. Dư nợ và thị phần năm 2014 của Chi nhánh có giảm nhưng ngược lại Số lượng khách hàng cá nhân quan hệ tín dụng tại chi nhánh ngày càng tăng và ổn định qua các năm. Thực vậy, trong năm 2014, số lượng khách hàng vay vốn tại Chi nhánh là 714 khách hàng, gấp gần 4 lần so với năm 2011, tăng 38,5% so với năm 2014.

Hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 - 2013 đã từng bước đạt được mục tiêu cải thiện cơ cấu tín dụng theo hướng nâng dần tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ. So với năm 2011, tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ đã tăng gần 3% đạt mức 14,49% vào năm 2013. Năm 2014, tỷ trọng tín dụng bán lẻ có suy giảm nhẹ do tốc độ tăng trưởng dư nợ vay bán buôn tăng trưởng khá mạnh. Mặt khác, tình hình tín dụng bán lẻ có xu hướng giảm do Chi nhánh có xu hướng giảm dư nợ cầm cố xuống để cải thiện cơ cấu dư nợ do dư nợ cầm cố chủ yếu là dư nợ ngắn hạn có yếu tố tạm thời khơng bền vững.

Bảng 2.4: Cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2014

STT Sản phẩm 2011 2012 2013 2014 DN (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) DN (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) DN (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) DN (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Cầm cố giấy tờ có giá 35 40,7 49 40,5 84 38,36 1,8 0,84 2 Mua ô tô 11 12,79 14 11,57 19 8,68 15,7 7,29 3 Mua nhà ở 20 23,26 28 23,14 53 24,20 59,1 27,44 4 Tiêu dùng tín chấp 0 0 2 1,65 4 1,83 2,6 1,21

5 Kinh doanh hộ gia đình 20 23,26 28 23,14 59 26,94 136,2 63,23

Tổng 86 100 121 100 219 100 215,4 100

Qua bảng 2.4, ta nhận thấy cơ cấu danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 - 2013 không thay đổi nhiều, BIDV tập trung vào 3 sản phẩm chủ yếu (chiếm khoảng trên 85% trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ) là cho vay cầm cố giấy tờ có giá (39%), cho vay sản xuất kinh doanh (23%) và cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở (23%). Có thể thấy đây là một trong những sản phẩm “thế mạnh” và có tiềm năng phát triển của BIDV. Một số sản phẩm khác mặc dù có tiềm năng phát triển lớn nhưng hiện vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ bán lẻ, như cho vay tiêu dùng tín chấp và cho vay mua ơ tơ.

Về chất lượng tín dụng bán lẻ, chất lượng tín dụng bán lẻ của Chi nhánh trong giai đoạn 2011-2014 được kiểm sốt rất tốt. Chi nhánh khơng phát sinh bất kỳ khoản vay nào là nợ nhóm II. Nợ xấu của Chi nhánh chỉ phát sinh vào năm 2011 với tỷ lệ 0,63% (0,5 tỷ đồng) và đã được xử lý xong trong năm 2012. Sở dĩ Chi nhánh đạt được chất lượng tín dụng bán lẻ khả quan như trên là cho có sự chỉ đạo quyết liệt và tận tình của ban lãnh đạo chi nhánh, sàng lọc kỹ càng các khách hàng trước khi cho vay, đồng thời tích cực theo sát khách hàng, kiểm tra khách hàng thường xuyên để kịp thời hỗ trợ và xử lý khi khách hàng phát sinh khó khăn tránh tối đa để nợ xấu xảy ra. Nhìn chung, hoạt động tín dụng trong những năm vừa qua tăng trưởng rất tốt cơ cấu tín dụng khá đa dạng và ổn định, chất lượng tín dụng bán lẻ được kiểm soát khá tốt.

2.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán

Chi nhánh vận dụng nhiều phương thức thanh toán như chuyển tiền trong nội bộ hệ thống ngân hàng, chuyển tiền qua NHTM khác, chuyển tiền qua ngân hàng nước ngồi và thanh tốn bù trừ với các phương thức thanh toán qua ngân hàng như: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ thanh tốn, chuyển tiền điện tử… để phục vụ nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng. Nhưng đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, phương thức thanh tốn chiếm tỷ trọng lớn nhất là hình thức chuyển khoản thanh toán bằng UNC (lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích một số tiền trên tài khoản của mình để chuyển vào tài khoản của người

thụ hưởng - là tài khoản khác của mình hoặc tài khoản của người thứ ba) ở cùng ngân hàng hoặc ở một ngân hàng khác trên 95%.

Bảng 2.5: Tình hình hoạt động dịch vụ thanh tốn tại Chi nhánh giai đoạn 2011-2014 STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng bình quân (2011- 2014) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

1 Doanh số thanh toán 1.865 3.886 5.782 7.683 42,47 2 Số giao dịch thanh toán 5.712 7.554 8.546 10.796 17,25 3 Doanh số thanh toán bằng UNC 1.401 75,12 3.439 88,50 5.134 88,79 6.919 90,06 49,07 4 Số giao dịch thanh toán bằng UNC 4.344 76,05 6.003 79,47 7.101 83,09 9.118 84,46 20,37 5 Doanh số thanh toán bằng UNC bán lẻ 119 8,49 334 9,71 989 19,26 1.486 21,48 87,98 6 Số giao dịch thanh toán bằng UNC bán lẻ 1.100 25,32 1.547 25,77 3.132 44,11 5.087 55,79 46,65 7 Thu nhập từ dịch vụ thanh toán bán lẻ 0,113 0,223 0,702 0,939 69,78 8 Thị phần dịch vụ thanh toán bán lẻ 1,78 2,14 2,67 3,15

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Nam Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2014

Dựa vào tình hình dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, ta thấy dịch vụ thanh tốn của Chi nhánh có sự tăng trưởng tương đối tốt. Trong đó, các phương thức dịch vụ thanh tốn mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng thì UNC là hình thức chủ yếu được sử dụng nhiều nhất. Thực vậy, tỷ trọng thanh toán bằng phương thức UNC của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 - 2014 luôn chiếm tỷ lệ cao và gia tăng qua các năm từ 75,12% năm 2011 tăng lên chiếm 90,06% trong năm 2014.

Dịch vụ thanh toán bán lẻ tại Chi nhánh chủ yếu bằng 3 phương thức: UNC, thẻ thanh toán và chuyển tiền điện tử. Nhưng hình thức phổ biến nhất và chiếm tỷ trọng lớn trên 95% là phương thức thanh tốn bằng UNC tức là hình thức chủ tài khoản là cá nhân yêu cầu ngân hàng trích một số tiền trên tài khoản của mình để chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng - là tài khoản khác của mình hoặc tài khoản của người thứ ba.

Dựa vào bảng số liệu, trong giai đoạn 2011 – 2014, doanh số và số lượng giao dịch thanh toán bán lẻ tại Chi nhánh luôn tăng trưởng mạnh qua các năm, từ 119 tỷ đồng năm 2011 tăng lên gấp gần 12,5 lần vào năm 2014 đạt 1.486 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân đạt 87,98% cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng bình quân do NHNN Tỉnh Đồng Nai đề ra trong giai đoạn 2013 - 2015 đối với doanh số thanh toán và từ 1.100 giao dịch năm 2011 tăng lên gấp 4,6 lần vào năm 2014 đạt 5.087 giao dịch, mức tăng trưởng bình quân đạt 46,65% đối với doanh số giao dịch.

Cùng với đó, tỷ trọng dịch vụ thanh tốn bán lẻ ln được cải thiện và tăng dần qua các năm tăng, từ 8,49% trong năm 2011 lên 21,48% năm 2014 đối với doanh số thanh toán và tăng từ 25,32% trong năm 2011 lên 55,79% năm 2014. Với mức tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2011 - 2014, thị phần thanh toán bán lẻ tại chi nhánh được cải thiện chiếm 3,15% tăng gần gấp đôi so với năm 2011 (1,78%).

Về thu nhập dịch vụ thanh tốn, góp phần vào tăng trưởng chung của thu nhập hoạt động bán lẻ, từ mức 113 triệu đồng năm 2011 tăng lên 939 triệu đồng vào năm 2014.

2.2.4 Dịch vụ thẻ

Bảng 2.6: Tình hình hoạt động thẻ tại Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014

Số lượng thẻ Cái 5.172 9.303 12.678 17.588 Thu nhập từ dịch vụ thẻ Triệu đồng 323 416 620 1.015

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Nam Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2014

Nhận định được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ thông qua dịch vụ thẻ, Chi nhánh đã tích cực mở rộng tìm kiếm khách hàng, cùng với BIDV tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Vì vậy, số lượng thẻ phát hành mới hàng năm tại Chi nhánh Nam Đồng Nai đều có sự tăng trưởng qua các năm (năm 2012 tăng 79,87%; năm 2013 tăng 36,28%; năm 2014 tăng 37,93%) nhưng so với địa bàn Tỉnh Đồng Nai và BIDV hệ thống, tỷ trọng thẻ phát hành mới

qua các năm có sự sụt giảm: Năm 2011, tỷ trọng thẻ phát hành mới của Chi nhánh Nam Đồng Nai so với các tổng số thẻ BIDV phát hành trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai đến năm 2020 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)