Biến 2005 - 2014 (N = 295) Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn
Cho vay (ln loan) 16.6728 11.0602 20.1011 1.6151
Quy mô (ln asset) 17.3272 11.8835 20.3623 1.6212
Thanh khoản (equity/asset) 0.3751 0.0400 0.7493 0.1404 Vốn hóa (capital/asset) 0.1231 0.0291 0.7121 0.0926 Lãi suất ngắn hạn (rate) 9.0271 3.7400 16.2300 3.4562
Tăng trưởng GDP 6.1977 5.2474 7.5473 0.7624
Lạm phát CPI 10.2209 4.0898 23.1221 5.6673
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Kết quả thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.2. Nhìn chung, sự phát triển của ngành ngân hàng vẫn chưa đồng đều, sự chênh lệch về quy mơ tài sản, tổng tín dụng, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản còn khá lớn.
Cụ thể, tăng trưởng tín dụng bình qn của các ngân hàng thương mại (được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tín dụng) là 16.67%, biến thiên mạnh từ 11.06% đến 20.10%, con số này tương đương với tăng trưởng tài sản của các ngân hàng (được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản) là 17.33%, biến thiên từ 11.88% đến 20.36%, điều này cho thấy sự phát triển về quy mô của ngành ngân hàng đi kèm với sự tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế. Trong khi đó, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vốn hóa ngân hàng (được đo bằng tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) nhìn chung ít biến động, với độ lệch chuẩn tương đối thấp (0.14 và 0.09). Lãi suất ngắn hạn trung bình là 9.03% và biến động trong khoảng từ 3.74% đến 16.23%, cho thấy thời kỳ 2005 – 2014 là một thời kỳ chính sách tiền tệ Việt Nam có nhiều biến động lớn đi kèm với sự nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc ổn định thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, dường như hoạt động của nền kinh tế vẫn chưa đạt hiệu quả, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối cao (trung bình đạt 16.67%) nhưng tốc độ tăng trưởng GDP thực chỉ đạt 6.20%, trong khi đó tỷ lệ lạm phát CPI trung bình khá cao 10.22%, và biến động tương đối mạnh từ 4.09% đến 23.12% (với độ lệch chuẩn là 5.67). Điều này cho thấy ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến lạm phát là lớn hơn đến tăng trưởng kinh tế, hàm ý rằng khả năng hấp thụ các nguồn tín dụng ngân hàng của nền kinh tế vẫn chưa được tốt.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tác động bất đối xứng của chính sách tiền tệ đến cung tín dụng ngân hàng
Để tìm hiểu về vai trị của kênh cho vay ngân hàng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chúng tơi cần tìm hiểu chính sách tiền tệ có tác động như thế nào đến cung tín dụng ngân hàng. Theo lý thuyết về kênh cho vay, tác động của chính sách tiền tệ đến cung tín dụng ngân hàng có tính chất phân phối quan trọng, các ngân hàng khác nhau về quy mơ, thanh khoản, vốn hóa sẽ phản ứng khác nhau trước một cú sốc tiền tệ thắt chặt. Để tìm kiếm các bằng chứng thực nghiệm về tác động bất đối xứng của chính sách tiền tệ đến cung tín dụng ngân hàng, chúng tơi tiến hành ước lượng mơ hình (3.1) bằng phương pháp SGMM như đã được đề cập trong Chương 3. Ehrmann và Worms (2004) cho rằng chính sách tiền tệ có độ trễ trong tác động đến các biến khác trong nền kinh tế, tương tự như Matousek và Sarantis (2009), trong bài nghiên cứu này, chúng tôi cũng đã thử nghiệm với nhiều độ trễ khác nhau cho các biến giải thích và biến phụ thuộc, nhưng các thử nghiệm cho thấy rằng các độ trễ dài hơn thì khơng có ý nghĩa thống kê, vì vậy một độ trễ là đủ cho Việt Nam. Mơ hình (3.1) với một độ trễ được cụ thể hóa như sau:
Các ước lượng của mơ hình được trình bày trong Bảng 4.1, trong đó thể hiện hệ số hồi quy và mức ý nghĩa của các biến6. Đối với các đặc điểm ngân hàng, chúng tôi ước lượng mơ hình với từng đặc điểm riêng biệt (cột 1 – cột 3), sau đó với từng cặp đặc điểm (cột 4 – cột 6), và cuối cùng với tất cả ba đặc điểm với nhau (cột 7). Trong
mỗi hồi quy chúng tôi sử dụng tất cả các biến độc lập nội sinh ở thời điểm t – 2 như là các biến công cụ7.
Chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các kết quả được trình bày trong Bảng 4.1 lần lượt theo các nội dung sau:
- Đầu tiên là kết quả của các kiểm định Hansen và kiểm định Arellano Bond về sự phù hợp của các ước lượng SGMM.
- Tiếp theo, chúng tôi sẽ xem xét các tác động cố định qua các ngân hàng, tăng trưởng tín dụng ngân hàng, tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng, tác động của cầu tín dụng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng, tác động của các đặc điểm ngân hàng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng, cũng như các tác động phân phối của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
- Sau cùng, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm định độ chệch lựa chọn để đảm bảo độ tin cậy của các kết quả đã phân tích.
7 Theo Matousek và Sarantis (2009), thông thường đối với dữ liệu hàng năm, khi một biến độc lập nội sinh trong mơ hình hồi quy ở thời điểm Xt – i, thì biến cơng cụ sẽ là Xt – i – 1.
37