Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 36 - 40)

1.5. Hiệu quả tín dụng hộ nghèo

1.5.2.1. Hiệu quả kinh tế

- Về phía hộ nghèo

Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo được thể hiện ở doanh số vay, trả (gốc, lãi) đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng vốn thấp. Nếu doanh số vay của hộ lớn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, trong q trình sử dụng vốn khơng gặp các rủi ro gây thất thoát vốn, sau khi trừ đi các khoản chi phí vẫn cịn có lãi, thể hiện vốn sử dụng có hiệu quả.

Biểu hiện qua việc sử dụng vốn của hộ nghèo vào SXKD như thế nào? Nếu hộ nghèo vay vốn về SXKD thuận lợi, sản xuất nhiều hàng hoá bán thu được lợi nhuận cao, sau khi trừ đi phần trả nợ cho ngân hàng (gốc, lãi), trả tiền công lao động, mà vẫn có lãi, thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao. Ngược lại, nếu vay vốn về SXKD thua lỗ thì hiệu quả thấp; thậm chí mất vốn. Có nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng về chăn nuôi, trồng trọt, tuy đã trả hết nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn, nhưng vẫn bị đánh giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả nợ cho ngân hàng phải đi vay chỗ khác, chứ không phải từ nguồn thu nhập của người vay. Trường hợp này, nếu không đi vay chỗ khác thì hộ nghèo phải bán tài sản hình thành từ vốn vay để trả nợ. Cho nên, nếu chỉ nhìn một mặt trả nợ của hộ vay cho ngân hàng để đánh giá hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả là chưa đủ.

Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo cũng được đánh giá thơng qua tiêu chí: Tỷ suất lợi nhuận và mức sống của hộ nghèo; nếu tỷ suất lợi nhuận được tăng lên, mức sống hộ nghèo được cải thiện tốt, thì hiệu quả tín dụng tốt.

Thơng qua việc sử dụng vốn vào SXKD, trình độ quản lý kinh tế của người vay được nâng lên. Người nghèo có điều kiện tiếp cận được với kỹ thuật về trồng trọt, chăn ni tiến tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng mang lại cho hộ nghèo.

Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thốt khỏi ngưỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình qn đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, khơng cịn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị, thành phố lập theo từng năm.

Tổng số hộ nghèo đã thốt khỏi đói nghèo (ra khỏi danh sách

hộ nghèo) = Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ - Số hộ nghèo chuyển đi địa bàn khác trong kỳ + Số hộ nghèo chuyển đến trong kỳ

Mục tiêu của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là giúp họ có vốn sản xuất, thốt nghèo để hòa nhập cộng đồng và hơn thế nữa là ổn định tình hình chính trị - xã hội. Do vậy, số hộ thốt khỏi nghèo đói hàng năm cao; trong đó, có hộ vay vốn NHCSXH, có nghĩa là vốn của NHCSXH đã được hộ nghèo sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương việc đánh giá hộ thốt nghèo khơng chính xác, vì nhiều lý do khác nhau.

Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với cơng

tác tín dụng. Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ hộ nghèo; mặt khác, đánh giá khả năng SXKD của hộ nghèo ngày càng lớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn khơng hiệu quả, thì hộ nghèo sẽ khơng có nhu cầu vay).

Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn =

Tổng số hộ nghèo được vay vốn

Tổng số hộ nghèo trong danh sách

X 100%

Luỹ kế số hộ thoát nghèo lớn, cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo qua cả một thời gian.

- Về phía ngân hàng

NHCSXH là tổ chức tín dụng của nhà nước, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, khơng vì mục đích lợi nhuận. Hiệu quả tín dụng NHCSXH được thể hiện:

+ Quy mơ tín dụng: quy mơ tín dụng đối với hộ nghèo được thể hiện ở số tuyệt đối dư

nợ tín dụng đối với hộ nghèo và tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tổng số dư nợ tín dụng của NHCSXH. Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao, thể hiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo =

Dư nợ tín dụng hộ nghèo

x 100% Tổng dư nợ tín dụng

Tăng trưởng dư nợ

tín dụng hộ nghèo =

Dư nợ tín dụng hộ nghèo năm sau

Dư nợ tín dụng hộ nghèo năm trước

+ Chất lượng tín dụng: có 03 tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng là: tỷ lệ nợ quá hạn,

tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích và tỷ lệ thanh tốn nợ do bán tài sản của người vay:

o Tỷ lệ nợ quá hạn để đánh giá chất lượng tín dụng:

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ % giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Khi một khoản vay khơng được hồn trả đúng hạn như đã cam kết, mà khơng có lý do chính đáng thì nó đã vi phạm ngun tắc tín dụng và bị chuyển sang nợ quá hạn, với lãi suất quá hạn cao hơn lãi suất bình thường (lãi suất nợ quá hạn hiện nay bằng 130% lãi suất cho vay). Trên thực tế, các khoản nợ quá hạn thường là các khoản nợ có vấn đề (nợ xấu), có khả năng mất vốn (có nghĩa là tính an tồn thấp). Trong kinh tế thị trường, nợ quá hạn đối với ngân hàng là khó tránh khỏi, vấn đề là làm sao để giảm thiểu nợ quá hạn. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp được đánh giá chất lượng tín dụng tốt, hiệu quả tín dụng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn

cho vay hộ nghèo =

Dư nợ quá hạn cho vay hộ nghèo

Tổng dư nợ hộ nghèo

x 100%

o Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích:

Người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã trở thành nguyên tắc quan trọng của ngân hàng nói chung; tuy vậy, trong thực tế đã khơng ít khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết với ngân hàng, với động cơ thiếu lành mạnh và do đó dễ bị rủi ro; trong trường hợp này người ta gọi là rủi ro đạo đức. Những khoản vay bị sử dụng sai mục đích phần lớn đều khơng đem lại như hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này có thể xác định theo cơng thức:

Tỷ lệ sử dụng

vốn sai mục đích =

Số tiền sử dụng sai mục đích

Tổng dư nợ

x 100%

Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng bị đánh giá là thấp và ngược lại.

Nguồn trả nợ cho ngân hàng về nguyên tắc là được trích ra từ phần thu nhập của người vay. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả bị mất vốn nên người vay phải bán tài sản để trả nợ, trong trường hợp này đánh giá chất lượng tín dụng thấp:

Tỷ lệ thanh tốn nợ

do bán tài sản =

Số tiền nợ thu được do khách hàng bán

Tổng doanh số thu nợ

x 100%

+ Khả năng sinh lời:

Đối với NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng phải bảo tồn vốn. Muốn duy trì hoạt động bền vững thì NHCSXH phải có chênh lệch dương về thu, chi nghiệp vụ. Các khoản thu chủ yếu là thu lãi tiền vay; chi chủ yếu trả phí ủy thác, hoa hồng, trả lãi tiền vay. NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế thấp nhất về rủi ro xảy ra (kể cả rủi ro bất khả kháng).

+ Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của hộ nghèo: hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh

tế, vượt lên thốt đói nghèo. Nếu nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của hộ nghèo, thì đánh giá hiệu quả của NHCSXH đối với tín dụng hộ nghèo cao và ngược lại.

+ Thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhanh chóng, giảm bớt chi phí trong hoạt

động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)