2.2.1. Tình hình đói nghèo tại tỉnh Cà Mau
Theo báo cáo về tình hình đói nghèo của Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Cà Mau, với chuẩn nghèo thực hiện theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến cuối năm 2014: số người sống dưới mức nghèo khổ của tỉnh đã giảm rõ rệt trong vòng 5 năm qua (2010-2014), cụ thể năm 2010 số hộ nghèo là 34.144 hộ, chiếm tỷ lệ 12.14% so với tổng số hộ của toàn tỉnh; và đến cuối năm 2014 thì số hộ nghèo giảm còn 14.600 hộ chiếm tỷ lệ 4,9% tổng số hộ của toàn tỉnh.
Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ theo khu vực năm 2014
Đơn vị: Hộ, % Stt Huyện/thị xã Tổng số hộ Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo A B 1 2 3 1 TP. Cà Mau 54.674 632 1,16 2 Huyện Đầm Dơi 33.247 815 2,45 3 Huyện Thới Bình 24.758 2.663 10,76
4 Huyện U Minh 46.251 2.224 4,81 5 Huyện Trần Văn Thời 43.604 3.325 7,63 6 Huyện Cái Nước 33.122 1.307 3,95 7 Huyện Ngọc Hiển 24.830 1.067 4,30 8 Huyện Phú Tân 17.689 853 4,82 9 Huyện Phú Tân 19.595 1.714 8,75
Tổng cộng 297.770 14.600 4,90
(Nguồn số liệu: Sở Lao động–TB&XH tỉnh Cà Mau)
Tại thời điểm năm 2014 với tổng số hộ của tồn tỉnh là 297.770 hộ, trong đó số hộ nghèo là 14.600 hộ chiếm tỷ lệ 4,90%; hộ cận nghèo còn 11.042 hộ chiếm tỷ lệ 3,71%. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo tuy đạt kết quả nhất định, song chưa bền vững. Mặc dù, tỷ lệ hộ nghèo có giảm, nhưng tốc độ giảm nghèo vẫn chậm và số người nghèo vẫn cịn rất lớn. Sau 5 năm thực hiện chính sách đã tạo điều kiện thoát nghèo cho 35.181 hộ. Bên cạnh đó, số hộ nghèo phát sinh mới chiếm số lượng khá cao là 11.413 hộ.
2.2.2. Nguyên nhân đói nghèo tại tỉnh Cà Mau
Trong những năm qua, Cà Mau tuy đã có những bước tiến khá nhanh trên nhiêu lĩnh vực, nhưng vẫn là một trong những địa phương nghèo của cả nước, mức sống giữa thành thị và nơng thơn có sự chênh lệch lớn, sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày càng gay gắt. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo khá lớn. Nghèo đói do nhiều nguyên nhân.
- Thứ nhất, cơ sở hạ tầng của các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh đã được cải
thiện song nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hàng hóa. Đường giao thơng đã được cải thiện, song đi lại, vận chuyển tại một số vùng cịn khó khăn khiến cho giá thành vật tư, nguyên vật liệu cịn cao; hàng hóa, sản phẩm làm ra khơng có tính cạnh tranh. Hệ thống thủy lợi chỉ mới đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ của hộ gia đình, chưa phục vụ được nhu cầu sản xuất lớn.
- Thứ hai, nguồn lực cho tăng trưởng còn hạn chế và chúng ta thấy ngun nhân
chính dẫn đến đói nghèo được tập trung cao nhất là thiếu vốn,. Nguồn vốn cho dành cho công tác XĐGN chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân; việc xây dựng cơ sở
hạ tầng thiết yếu cho xã như điện, đường, trường, trạm… đã được chú trọng thực hiện nhưng chưa bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng; kinh phí hướng dẫn cách làm ăn còn thấp, mới chỉ vươn tới một tỷ lệ nhỏ các hộ nghèo; vốn cho vay để tạo điều kiện sản xuaaast kinh doanh còn hạn hẹp, mức vay cịn ít, khơng đủ đáp ứng cả về lượng vốn cũng như số người cần vay.
- Thứ ba, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn lạc hậu. Sản phẩm làm ra thường cung cấp dưới dạng thô, chưa qua xử lý, chế biến để làm tăng giá trị sản phẩm nên thu nhập của người dân còn thấp.
- Thứ tư, bên cạnh đó, cơng tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, khoảng cách
giữa người nghèo theo chuẩn nghèo và người thuộc diện khó khăn cách nhau khơng xa. Những người được xác định là thốt nghèo thì cuộc sống chưa được cải thiện một cách căn bản.
- Thứ năm, hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ dân trí tại vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp; kỹ năng nghề nghiệp hạn chế nên việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ, phương pháp sản xuất tiến bộ rất khó khăn, do vậy chất lượng làm việc không cao.
- Thứ sáu, nhận thức về yêu cầu nỗ lực của bản thân người nghèo trong XĐGN
bước đầu có chuyển biến song vẫn cịn một bộ phận trơng chờ, ỷ lại; tâm lý chịu khổ chứ không chịu khó vẫn cịn tồn tại trong một bộ phận người dân.