Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 51)

2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau được thành lập theo Quyết định số 68/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH, có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Nghị định số 78) trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Trong 12 năm qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau luôn nghiêm chỉnh chấp hành và triển khai kịp thời hệ thống các văn bản, quy chế điều hành, cơ chế nghiệp vụ

do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành và NHCSXH Trung ương ban hành. Sau 12 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Cà Mau đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực trong cơng tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương, tạo ra thế và lực bước đầu rất quan trọng, đặt nền móng vững chắc cho những bước đi tiếp theo, thực sự đã là một công cụ tài chính của Nhà nước.

2.3.2. Kết quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau

Thời gian qua, mặc dù tình hình chung của nền kinh tế, của ngành và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Cà Mau có nhiều khó khăn, ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động chung của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau. Song, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Tổng Giám đốc NHCSXH, sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện của Cấp ủy, Chính quyền địa phương, các Ban chuyên mơn nghiệp vụ Hội sở chính; sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ngành, các Tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác và sự nỗ lực cố gắng, tinh thần quyết tâm cao của tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ viên chức toàn đơn vị, Chi nhánh đã triển khai thực hiện nhiều công việc trọng tâm, đạt hiệu quả thiết thực trên các lĩnh vực hoạt động, đưa hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau ngày càng được nâng cao, phát triển ổn định và bền vững.

2.3.2.1. Về nguồn vốn

Bảng 2.3. Tình hình huy động nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau

Đơn vị tính: triệu đồng, %. Nguồn vốn Năm 2010 Năm 2014 So sánh (+), (-) so năm 2010 Số tiền % NGUỒN VỐN 908.707 1.540.137 631.430 69,49

- Nguồn vốn trung ương 882.633 1.509.143 626.510 70,98

- Nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về 875.992 1.467.168 591.176 - Nguồn vốn huy động tại địa phương được

trung ương cấp bù lãi suất 6.641 41.975 35.334 - Huy động của tổ chức, cá nhân 4.602 13.410 8.808

- Huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ

TK&VV 2.039 28.565 26.526

- Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa

phương 26.074 30.994 4.920 18,87

(Nguồn số liệu: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau)

Tổng nguồn vốn: 1.540.137 triệu đồng, tăng 631.430 triệu đồng, tăng hơn 69,49% so với năm 2010. Trong đó: Vốn NHCSXH Trung ương: 1.509.143 triệu đồng, chiếm 98%/tổng nguồn; Vốn huy động lãi suất thị trường được Trung ương cấp bù: 41.975 triệu đồng chiếm 2,9%/tổng nguồn, trong đó huy động tiết kiệm thơng qua tổ 28.565 triệu đồng. Nguồn vốn ủy thác của địa phương: 30.994 triệu đồng, chiếm 2,0%/tổng nguồn vốn.

Như vậy, sự tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn Trung ương chuyển về.

2.3.2.2. Các chương trình đang thực hiện

Hiện nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau đang thực hiện cho vay 12 chương trình, cụ thể:

Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Cà

Mau

Đơn vị: triệu đồng, %.

TT Chương trình cho vay Đầu năm 2010 Thực hiện đến 31/12/2014 Tổng số Tỷ trọng (%) Tăng (giảm) so năm 2010 Số tuyệt đối Số tương đối (%) 01 Hộ nghèo 419,190 563,391 37,61 144.201 34,40 02 Học sinh sinh viên 216,163 247,083 16,49 30.920 14,30

03 Giải quyết việc làm 64,179 89,654 5,98 25.473 39,69 04 Xuất khẩu lao động 11,347 6,771 0,45 -4.576 -40,33 05 Nước sạch và vệ sinh MT 94,966 204,678 13,66 109.712 115,53 06 Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 31,260 78,371 5,23 47.111 150,71 07 Sản xuất kinh doanh vùng

khó khăn 104,681 133,617 8,92 28.936 27,64 08 Đồng bào dân tộc theo QĐ 32 516 967 0,06 451 87,40 09 Đồng bào dân tộc theo QĐ 74 1,420 14,196 0,95 12.776 899,72 10 Thương nhân vùng khó khăn 3,070 3,033 0,20 -37 -1,21 11 Hộ cận nghèo 0 155,898 10,41 155.898 100,00 12 Cho vay dự án CWPD 1,570 504 0,03 -1.066 -67,90

Tổng cộng 948,362 1,498,161 100 549.799 0,58

(Nguồn số liệu: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau)

Từ số liệu trên ta thấy rằng: Tổng dư nợ năm 2014 đạt 1.498.161 triệu đồng, tăng 549.799 triệu đồng, tăng 58% so với năm 2010. Dư nợ chiếm tỷ trọng chủ yếu là cho vay hộ nghèo (37,61%). Phản ánh thực trạng Ngân hàng chú trọng tập trung vào đối tượng vay là các khách hàng thuộc diện nghèo theo tiêu chuẩn đánh giá của chính quyền địa phương.

2.3.2.3. Tình hình ủy thác qua các hội đồn thể

Trong 5 năm, Chi nhánh NHCSXH Cà Mau và các Tổ chức Hội đoàn thể đã thường xuyên phối hợp đào tạo, tập huấn về quy trình nghiệp vụ và phương pháp quản lý vốn cho cán bộ hội cấp tỉnh, xã, Ban quản lý Tổ TK&VV.

Bảng 2.5. Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể

Đơn vị tính: Triệu đồng Hội đoàn thể Tổng dư nợ Tỷ trọng nợ (%) Chất lượng hoạt động tổ Tổng dư nợ Quá hạn Tỷ lệ (%) Tốt Khá TB Yếu

Hội Nông dân 420.702 4.315 1,03 28,1 305 310 142 0 Hội Liên hiệp phụ nữ 657.113 6.945 1,06 43,9 524 491 222 0 Hội Cựu chiên binh 204.292 2.343 1,15 13,6 132 164 59 0 Đoàn TNCS HCM 214.439 2.727 1,27 14,3 126 178 68 0

Tổng cộng 1.496.546 16.330 1,09 99,9 1.087 1.143 491 0

(Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau)

Đến ngày 31/12/2014, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau thực hiện ủy thác cho vay thông qua 4 Tổ chức Hội đồn thể 12/12 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ ủy thác đạt 1.496.546 triệu đồng, chiếm 99,9%/tổng dư nợ, tăng so với năm 2010 là 323.484 triệu đồng, tỷ lệ tăng 27,6%. Trong đó, nợ quá hạn là 16.330 triệu đồng, giảm 28.261 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ giảm 63,4%.

- Công tác củng cố, kiện toàn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Tổ TK&VV. Tồn tỉnh đến 31/12/2014 có 2.721 Tổ TK&VV, trong đó: tổ tốt 1.087/2.711 tổ, chiếm tỷ lệ 40,1%/tổng số tổ; tổ khá 1.143/2.711 tổ, chiếm tỷ lệ 42,2%/tổng số tổ; tổ trung bình 481/2.711 tổ, chiếm tỷ lệ 17,7%/tổng số tổ; khơng có tổ kém.

2.3.2.4. Về chất lượng tín dụng

Đến 31/12/2014, tổng nợ xấu là 40.588 triệu đồng, giảm 9.538 triệu đồng, tỷ lệ giảm 19,0% so với năm 2010 (50.126 triệu đồng), chiếm 2,7%/tổng dư nợ. Trong đó:

- Nợ quá hạn là 16.756 triệu đồng, giảm 22.012 triệu đồng, tỷ lệ giảm 56,8% so với năm 2010 (38.768 triệu đồng), chiếm 1,1%/tổng dư nợ.

- Nợ khoanh là 24.012 triệu đồng, tăng 12.654 triệu đồng, tỷ lệ tăng 111,4% so với năm 2010 (11.358 triệu đồng), chiếm 1,6%/tổng dư nợ.

2.4. Tình hình hoạt động cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau 2.4.1. Những vấn đề chung cho vay hộ nghèo tại NHCSXH

Sơ đồ 2.1: Quy trình tín dụng hộ nghèo của NHCSXH

(6)

Trong đó:

(1) Khi vay vốn chủ hộ viết Giấy đề nghị vay vốn ( mẫu số 01/TD) gửi Tổ TK&VV.

(2) Tổ TK&VV bình xét hộ được vay, lập danh sách hộ gia đình nghèo đề nghị vay vốn và gửi danh sách hộ nghèo lên UBDN xã.

(3) UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên Ngân hàng.

(4) NHCSXH xét duyệt và thông báo danh sách đến các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.

(5) UBND cấp xã thông báo kết quả phê duyệt đến đơn vị nhận uỷ thác.

(6) Đơn vị nhận ủy thác thông báo kết quả phê duyệt của Ngân hàng đến Tổ tiết kiệm và vay vốn.

(7) Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho người vay biết số tiền được vay và thời gian, địa điểm Ngân hàng chính xã hội giải ngân.

HỘ NGHÈO TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN NHCSXH UBND XÃ ĐƠN VỊ NHẬN UỶ THÁC ( HND, HPN, HCCB,ĐTN) (8) (1) (2) (3) (4) (5) (7)

(8) Ngân hàng cùng đơn vị nhận uỷ thác và Tổ TK&VV tiến hành giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.

Phương thức tín dụng đối với hộ nghèo

Thực hiện theo phương thức ủy thác cho vay thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội. Việc bình xét đối tượng, số tiền, thời hạn cho vay do tổ TK&VV và các tổ chức hội cấp xã đảm nhận. NHCSXH thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến hộ vay. Việc giải ngân, thu lãi, thu nợ gốc, thu tiết kiệm tại điểm giao dịch tại xã đối với những xã có điểm giao dịch. NHCSXH ủy thác cho tổ TK&VV thu lãi, thu tiết kiệm, đôn đốc thu nợ gốc khi đến hạn (nếu tổ TK&VV đủ điều kiện).

2.4.2. Tình hình cho vay hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau

Nhờ có sự chỉ đạo và quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể các cấp đã giúp cho việc giải ngân vốn tín dụng đến hộ nghèo nhanh chóng, thuận lợi. Trong 5 năm qua, hoạt động cho vay ưu đãi hộ nghèo đạt được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo

Đơn vị tính: Triệu đồng, hộ

Chỉ tiêu

Năm Tốc độ tăng trưởng

2010 2011 2012 2013 2014 11/10 12/11 13/12 14/13

1. Doanh số cho vay 63.915 47.715 91.387

154.86 0 108.16 1 74,7% 191,5 % 169,5 % 69,8% 2. Doanh số thu nợ 39.552 44.946 51.075 67.161 75.271 113,6 % 113,6 % 131,5 % 112,1 % 3. Dư nợ 419.19 0 421.87 3 461.768 538.45 0 563.39 1 100,6 % 109,5 % 116,6 % 104,6 % - Nợ quá hạn 23.453 28.383 19.522 15.437 7.354 121,0% 68,8% 79,1% 47,6% Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 5,59% 6,73% 4,23% 2,87% 1,31% - Nợ khoanh 9.959 9.422 8.239 10.728 16.549 94,6% 87,4% 130,2% 154,3% Tỷ lệ nợ khoanh (%) 2,38% 2,23% 1,78% 1,99% 2,94%

- Nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng 0 0 0 352 0

Tỷ lệ nợ x. tiêu, chiếm dụng (%) 0 0 0 0,07% 0

4. Số hộ còn dư nợ 52.398 52.734 58.553 58.582 55.209 100,6% 111,0% 100,0% 94,2%

- Dư nợ bình quân/hộ 8 8 8 9 10

6. Số hộ thoát nghèo 5.286 6.426 7.036 7.904 8.529 121,6% 109,5% 112,3% 107,9%

7. Sổ Tổ TK&VV 2.765 2.755 2.753 2.749 2.721 99,6% 99,9% 99,9% 99,0%

(Nguồn số liệu:Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau)

Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ của toàn tỉnh đều tăng trong 5 năm (2010 -2014), dư nợ hộ nghèo đến 31/12/2014 là 563.391 triệu đồng, tăng 144.201 so năm 2010, với tốc độ tăng là 34,4%; mức dư nợ bình quân trên hộ vay vốn từ 8 triệu đồng năm 2010 lên đến 10 triệu đồng năm 2014; doanh số cho vay 466.038 triệu đồng, doanh số thu nợ 278.005 triệu đồng; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh giảm dần qua các năm và thu hồi dứt điểm nợ xâm tiêu chiếm dụng, số tiền 352 triệu đồng.

Qua 5 năm hoạt động cho thấy chất lượng tín dụng hộ nghèo đảm bảo, số lượt hộ nghèo được vay vốn tạo vịng quay vốn nhanh, hộ nghèo có nhu cầu được ưu tiên giải quyết kịp thời nên mức dư nợ bình quân trên hộ vay vốn từ 8 triệu đồng năm 2010 lên đến 10 triệu đồng năm 2014, góp phần giúp 35.181 hộ thoát nghèo. Trong thời gian qua, các đơn vị nhận uỷ thác củng cố lại Tổ TK&VV và thực hiện sắp xếp các hộ vay theo từng địa bàn thơn, xóm, liền canh, liền cư, do đó từ 276 tổ TK&VV năm 2010, đến nay tồn tỉnh có 1.721 Tổ TK&VV với 55.209 hộ nghèo tham gia, bình quân mỗi tổ 20 hộ vay..

Số đông hộ nghèo được vay vốn đã thực sự tạo ra sức sản xuất mới trong chăn nuôi, trồng trọt cả về năng suất, sản lượng, chất lượng hàng hóa. Nhiều nơi dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ của chính quyền, hộ nghèo đã tham gia vào trồng cây ăn quả, cây cơng nghiệp như mía, tràm…, chăn ni đại gia súc và ni các loại động vật có giá trị kinh tế cao như bị, tơm, cua, cá, hào… Điều đó đã tạo thêm việc làm cho nhiều con em hộ nghèo có thu nhập ổn định. Nhiều hộ sử dụng vốn đem lại hiệu quả cao, mau chóng thốt khỏi cảnh nghèo đói. Sở dĩ đạt được kết quả trên là do NHCSXH đã không ngừng thực hiện đổi mới các chính sách, cơ chế nghiệp vụ cho phù hợp thực tế phát triển của từng thời kỳ. Tín dụng cho hộ nghèo đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, phát triển ngành nghề tạo thêm việc làm mới, tận dụng lao động nơng nhàn, góp phần thực hiện phân cơng lao động trong nơng thơn.

Cà Mau là địa bàn có nhiều vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn. Nhiều năm qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau đã phân cấp nguồn vốn về đến xã, ấp, ủy thác cho vay đến nhiều hộ chưa có điều kiện, phương tiện để tiếp cận nguồn vốn.

Bảng 2.7. Dư nợ cho vay theo địa bàn huyện qua năm 2010-2014

Đvt: Triệu đồng Stt Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 I . Dư nợ 412.090 421.873 461.768 538.090 563.034 1 TP. Cà Mau 42.078 43.740 45.910 48.094 50.392 2 Huyện Đầm Dơi 45.844 46.017 51.672 59.463 62.545 3 Huyện Thới Bình 46.517 46.800 52.172 58.963 61.950 4 Huyện U Minh 48.553 50.273 50.138 60.997 63.486 5 Huyện Trần Văn Thời 49.542 50.160 51.148 59.987 62.987 6 Huyện Cái Nước 43.145 45.540 59.671 71.464 73.564 7 Huyện Ngọc Hiển 44.341 45.201 51.353 59.782 62.369 8 Huyện Năm Căn 44.900 45.947 50.342 55.379 59.368 9 Huyện Phú Tân 47.169 48.194 49.361 64.322 66.821 II. Nợ quá hạn 23.453 28.383 19.522 15.437 7.354 1 TP. Cà Mau 2.431 2.426 1.283 988 719 2 Huyện Đầm Dơi 2.534 3.844 2.406 2.406 1.476 3 Huyện Thới Bình 2.962 2.955 1.848 1.517 809 4 Huyện U Minh 2.400 2.399 2.221 961 534 5 Huyện Trần Văn Thời 2.578 3.614 2.176 2.176 400 6 Huyện Cái Nước 2.670 3.326 2.924 1.888 1.206 7 Huyện Ngọc Hiển 2.481 2.474 1.367 1.036 299 8 Huyện Năm Căn 2.589 3.305 1.990 1.863 406 9 Huyện Phú Tân 2.808 4.039 3.307 2.601 1.505

III. Tỷ lệ nợ quá hạn 5,69% 6,73% 4,23% 2,90% 1,30%

2 Huyện Đầm Dơi 8,40% 8,35% 4,66% 4,00% 2,40% 3 Huyện Thới Bình 6,37% 6,31% 3,54% 2,60% 1,30% 4 Huyện U Minh 4,94% 4,77% 4,43% 1,60% 0,80% 5 Huyện Trần Văn Thời 7,30% 7,21% 4,25% 3,60% 0,60% 6 Huyện Cái Nước 7,75% 7,30% 4,90% 2,60% 1,60% 7 Huyện Ngọc Hiển 5,60% 5,47% 2,66% 1,70% 0,50% 8 Huyện Năm Căn 7,37% 7,19% 3,95% 3,40% 0,70% 9 Huyện Phú Tân 8,56% 8,38% 6,70% 4,00% 2,30%

(Nguồn số liệu: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau) Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm (2010 -2014)

Chart Title 5,59% 6,73% 4,23% 2,87% 1,31% 5,69% 6,73% 4,23% 2,90% 1,30% 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo ủy thác

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay theo địa bàn

Cơ cấu vốn đầu tư cho các huyện được phân bổ đều trên tất cả các đơn vị theo tỷ lệ hộ nghèo. Dư nợ của các huyện đều tăng so với các năm, tăng so năm 2010 là 150.944 triệu đồng, tỷ lệ tăng 36,7%; những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao cũng có dư nợ cao như:huyện Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời. Nợ quá hạn giảm qua các năm và giảm mạnh ở năm 2014 với tỷ lệ 1,13%; tuy nhiên, chất lượng tín dụng một số địa phương còn hạn chế, nợ quá hạn cao như: huyện Đầm Dơi (2,4%), huyện Phú Tân (2,3%).

2.4.2.2. Tình hình cho vay hộ nghèo qua phương thức ủy thác

Thực hiện xã hội hố cơng tác cho vay vốn hộ nghèo thông qua việc xây dựng tổ nhóm, kết hợp chặt chẽ giữa sự chỉ đạo của chính quyền kiểm tra, giám sát của các tổ chức hội đồn thể Chính trị- xã hội, thực hiện dân chủ công khai trong công tác cho vay của Ngân hàng đã đem lại kết quả to lớn.

Trong những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển các xã đặc biệt khó khăn, Đảng và Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp cả về trí lực và vật lực rộng khắp ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)