Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 67 - 68)

2.5. Đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Cà Mau

2.5.3. Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tín dụng

2.5.3.1. Về chất lượng tín dụng

- Quy mơ đầu tư cho một hộ cịn thấp (bình qn hộ 10 triệu đồng). Do nguồn vốn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn Trung ương nên tuy dư nợ đối với hộ nghèo đã được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của hộ vay, điều này đã phần nào tác động làm hạn chế hiệu quả vốn vay.

- Tỷ lệ hộ nghèo được vay chưa cao: Tổng số hộ nghèo qua các năm, tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao so với số hộ của toàn quốc, số hộ nghèo được vay vốn qua

các năm đều tăng, nhưng số hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn có nhu cầu vay chưa được vay vốn vẫn còn cao (11.413 hộ nghèo).

- Các trường hợp tái nghèo vẫn còn cao do thiếu sự hỗ trợ tiếp tục cho người nghèo sau khi thốt nghèo. Vì vậy cần chú ý hỗ trợ cho các hộ vừa thoát nghèo được tiếp tục vay vốn sản xuất vươn lên thốt nghèo bền vững.

- Mức dư nợ bình qn một hộ nghèo lên 10 triệu đồng (năm 2014) vẫn cịn rất thấp so với bình qn chung của cả nước là 20 triệu đồng.

- Nhiều xã còn tỉ lệ nợ quá hạn trên 2% (12/101 xã); vấn đề đáng quan tâm là nợ quá hạn có xu hướng tăng. Một số Phịng giao dịch huyện lãi chưa thu còn tồn đọng tỷ lệ tương đối cao so với tổng dư nợ.

- Việc lập hồ sơ và xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan còn chưa kịp thời. Một số nơi hộ vay thực sự bị rủi ro do dịch bệnh cây trồng vật nuôi hoặc do thiên tai hạn hán nhưng việc tập hợp hồ sơ còn chậm trễ, dẫn đến việc xử lý nợ bị rủi ro chậm, gây nhiều khó khăn cho hộ vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cà mau giai đoạn 2015 2020 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)