Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của hội nhập tài chính quốc tế lên mức giá của quốc gia trong các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

5.1. Kết quả nghiên cứu

Khi hội nhập thế giới thì các nền kinh tế mới nổi giúp kiềm chế lạm phát ở các nước cơng nghiệp khơng phải vì giá cả hàng hóa của họ đang giảm mà vì hàng hóa của họ rẻ hơn một cách tương đối. Mức giá của quốc gia vừa phụ thuộc vào mức độ hội nhập thị trường tài chính vừa phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái. Hơn nữa tác động của hội nhập tài chính lên mức giá của quốc gia phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đối của quốc gia đó. Nếu quốc gia chọn chế độ tỷ giá thả nổi thì khi hội nhập tài chính diễn ra sâu rộng hơn thì sẽ làm giảm mức giá quốc gia. Ngược lại, dưới chế độ tỷ giá cố định, hội nhập tài chính sẽ làm tăng mức giá quốc gia.

Các mơ hình lý thuyết tái tạo giả thuyết chính bằng cách liên hệ các kết quả thực nghiệm về khả năng của phòng ngừa đối với tổn thất tiêu dùng trong những thị trường tài chính hội nhập quốc tế. Việc sử dụng phòng ngừa được phản ánh bởi những điều chỉnh giá cả tương đối được phản ánh trong những thay đổi của các mức giá quốc gia. Các mơ hình lý thuyết cho thấy hướng của các điều chỉnh giá tương đối và các thay đổi mức giá quốc gia, tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào mức độ mà phòng ngừa được sử dụng dưới những chế độ tỷ giá khác nhau. Dưới chế độ tỷ giá cố định, hội nhập tài chính làm tăng mức giá quốc gia; tuy nhiên, dưới chế độ tỷ giá thả nổi, hội nhập tài chính làm giảm mức giá quốc gia. Vì vậy, bài nghiên cứu này hướng ra một cách nhìn mới về các sai lệch có hệ thống trong ngang giá sức mua.

Dựa trên kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu đối với mẫu trong giai đoa ̣n 2001- 2014, có thể thấy rằng có tồn tại mối quan hệ liên quan đến nhau của mức giá quốc gia và mức độ hơi nhập tài chính. Đối với các quốc gia có chế độ tỷ giá cố định (hoặc có quản lý) thì mối quan hệ này là cùng chiều; ngược lại, đối với quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, mối quan hệ là ngược chiều. Bằng chứng dựa trên một bảng 30 nước OECD và

12 nước đang phát triển cho thấy tác động của hội nhập tài chính lên các mức giá quốc gia phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đối. Kết quả này củng cớ cho giả thút chính ban đầu.

Ngoài ra bài nghiên cứu còn xem xét tác động của các biến vĩ mô ảnh hưởng tới biến chính như GDP bình qn đầu người, mức độ phát triển của hê ̣ thống tài chính nô ̣i đi ̣a, hay dân số cũng tác động một phần đến mức giá quốc gia. Ngoài ra mối quan hệ của các biến kiểm soát đối với mức giá quốc gia cho ra một kết quả đồng nhất với giả thiết ban đầu của bài nghiên cứu, cho thấy một quốc gia có GDP bình qn đầu người càng cao, hệ thống tài chính nội địa càng phát triển thì sẽ kéo mức giá quốc gia lên. Còn dân số càng tăng cũng sẽ làm giảm mức giá quốc gia.

Khi phân tích riêng cho các nhóm nước đang phát triển, nếu xét theo cách phân loại LYS thì thấy rằng hội nhập tài chính ở các quốc gia đang phát triển làm giảm mức giá quốc gia, tuy nhiên dưới chế độ tỷ giá hối đối thả nổi thì mức giá quốc gia sẽ giảm mạnh hơn so với dưới chế độ tỷ giá cố định. Ngoài ra, mối quan hệ của các biến kiểm soát đối với mức giá quốc gia cho ra một kết quả đồng nhất với giả thiết ban đầu của bài nghiên cứu và kết quả ở 42 quốc gia: GDP và CREDIT có mối tương quan cùng chiều với mức giá quốc gia trong khi SIZE lại có mối tương quan ngược chiều với mức giá quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của hội nhập tài chính quốc tế lên mức giá của quốc gia trong các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)